Thị trường chứng khoán Hoài Bắc, tỉnh Anh Huy, trong một phiên giao dịch ngày 22/9/2011.
Reuters
Thời kỳ tỷ lệ tăng trưởng 10% mỗi năm đã kết thúc. Trong 5 năm tới đây, kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ giảm tốc xuống 7%, thậm chí 5%. Xuất khẩu Trung Quốc gặp phải hai cản lực : tình trạng bấp bênh của kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ tại châu Âu.
Mức cầu trên thế giới sụt giảm đang đe dọa nền kinh tế Trung Quốc với hệ quả không tránh khỏi là làm nhịp độ trăng trưởng phải chậm lại. Tình trạng trì trệ của nền kinh tế Hoa Kỳ đã gây nhiều khó khăn to lớn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Cùng lúc đó thì khủng hoảng nợ tại châu Âu có nguy cơ làm cho hàng « made in China » khó bán ra ngoài Hoa Lục.
Lo ngại về viễn ảnh tương lai u ám này đã được thể hiện qua « hàn thử biểu » thị trường chứng khoán: Trong quý ba, sàn giao dịch Thượng Hải bị mất 14%. Theo giải thích của báo chí nhà nước, nguyên do chính xuất phát từ tình trạng nợ của châu Âu . Tuy vậy, Bắc Kinh không tỏ ý sẵn sàng cứu nguy khu vực đồng euro.
Theo một nhà phân tích của ngân hàng Natixis, Trung Quốc để cho kinh tế giảm tốc độ từ từ mà không can thiệp vì lo ngại kịch bản là khi kinh tế bị tụt giảm nhanh hơn sau đó, nhà nước không còn biện pháp khả thi.
Do vậy, trong kế hoạch 5 năm ( 2011- 2015), Bắc Kinh đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng theo chiều hướng giảm xuống còn 8%, thậm chí 7%.
Tuy nhiên, theo cơ quan tài chính Bloomberg, tương lai của Trung Quốc sẽ không tốt đẹp như mong ước. Nhiều nhà đầu tư dự đoán vào năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc đạt mức cao nhất là 5%.
Đây là một tỷ lệ lý tưởng đối với nhiều quốc gia, nhưng trong trường hợp Trung Quốc, phải nuôi hơn 1,3 tỷ nhân khẩu và nhiều trăm triệu thanh niên bước vào thị trường lao động mỗi năm, thì GDP chỉ tăng 5% là một đại họa.
Xuất khẩu hàng hóa khó khăn mà nhiều sinh hoạt kinh tế trong nước cũng đi xuống.
Gần đây, Trung Quốc không còn khát nguyên liệu như trong 20 năm qua. Cụ thể là giá kim loại đồng giảm 25% trong vòng một tháng nay . Đây là dấu hiệu cho thấy lãnh vực địa ốc đã chậm lại. Nhu cầu của dân chúng mua sắm hàng tiêu dùng như tủ lạnh, xe hơi cũng ít đi vì thiếu tài chính.
Tệ nạn tham ô và bất công xã hội đang làm dân chúng bất mãn cao độ. Chỉ cần một xung khắc nhỏ cũng biến thành xung đột bạo động. Khi nền kinh tế không đáp ứng được nhu cầu cần công ăn việc làm thì xã hội Trung Quốc lúc đó sẽ ra sao ?
Dự luật cho phép an ninh « giam giữ bí mật » những thành phần chống đối phải chăng là để chuẩn bị đối phó với tình huống bất trắc này ?
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, Trung Quốc hiện nay đang đứng trước hai thách thức vô cùng quan trọng vừa chính trị lẫn kinh tế
Về chính trị, năm tới , các nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo phải nhường ghế lại cho thế hệ Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường.
Bên cạnh thay đổi nhân sự, liệu kinh tế Trung Quốc, sau 7 năm liên tục tăng trưởng trên 10% , có đủ khả năng chuyển đổi để thích nghi với một tốc độ thấp hơn hay không ?
Lo ngại về viễn ảnh tương lai u ám này đã được thể hiện qua « hàn thử biểu » thị trường chứng khoán: Trong quý ba, sàn giao dịch Thượng Hải bị mất 14%. Theo giải thích của báo chí nhà nước, nguyên do chính xuất phát từ tình trạng nợ của châu Âu . Tuy vậy, Bắc Kinh không tỏ ý sẵn sàng cứu nguy khu vực đồng euro.
Theo một nhà phân tích của ngân hàng Natixis, Trung Quốc để cho kinh tế giảm tốc độ từ từ mà không can thiệp vì lo ngại kịch bản là khi kinh tế bị tụt giảm nhanh hơn sau đó, nhà nước không còn biện pháp khả thi.
Do vậy, trong kế hoạch 5 năm ( 2011- 2015), Bắc Kinh đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng theo chiều hướng giảm xuống còn 8%, thậm chí 7%.
Tuy nhiên, theo cơ quan tài chính Bloomberg, tương lai của Trung Quốc sẽ không tốt đẹp như mong ước. Nhiều nhà đầu tư dự đoán vào năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc đạt mức cao nhất là 5%.
Đây là một tỷ lệ lý tưởng đối với nhiều quốc gia, nhưng trong trường hợp Trung Quốc, phải nuôi hơn 1,3 tỷ nhân khẩu và nhiều trăm triệu thanh niên bước vào thị trường lao động mỗi năm, thì GDP chỉ tăng 5% là một đại họa.
Xuất khẩu hàng hóa khó khăn mà nhiều sinh hoạt kinh tế trong nước cũng đi xuống.
Gần đây, Trung Quốc không còn khát nguyên liệu như trong 20 năm qua. Cụ thể là giá kim loại đồng giảm 25% trong vòng một tháng nay . Đây là dấu hiệu cho thấy lãnh vực địa ốc đã chậm lại. Nhu cầu của dân chúng mua sắm hàng tiêu dùng như tủ lạnh, xe hơi cũng ít đi vì thiếu tài chính.
Tệ nạn tham ô và bất công xã hội đang làm dân chúng bất mãn cao độ. Chỉ cần một xung khắc nhỏ cũng biến thành xung đột bạo động. Khi nền kinh tế không đáp ứng được nhu cầu cần công ăn việc làm thì xã hội Trung Quốc lúc đó sẽ ra sao ?
Dự luật cho phép an ninh « giam giữ bí mật » những thành phần chống đối phải chăng là để chuẩn bị đối phó với tình huống bất trắc này ?
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế, Trung Quốc hiện nay đang đứng trước hai thách thức vô cùng quan trọng vừa chính trị lẫn kinh tế
Về chính trị, năm tới , các nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo phải nhường ghế lại cho thế hệ Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường.
Bên cạnh thay đổi nhân sự, liệu kinh tế Trung Quốc, sau 7 năm liên tục tăng trưởng trên 10% , có đủ khả năng chuyển đổi để thích nghi với một tốc độ thấp hơn hay không ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét