Pages

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Hãng Ấn Đã Trở Lại, Khoan Dầu Biển VN

BIỂN ĐÔNG (VietBao) — Hôm Chủ Nhật 8-1-2012, trong khi chính phủ Philippines chính thức phản đối Trung Quốc đưa 3 tàu vào vùng biển của Phi ở quần đảo Trường Sa, công ty dầu quôc doanh Ấn Độ ONGC (viết tắt: OVL) tuyên bố là sẽ tiếp tục khai thác dầu ở Biển Đông, kể cả tại lô dầu 128 mà Trung Quốc phản đối cho là thuộc chủ quyền TQ chứ không phải của VN.
Điều đặc biệt, một tàu đánh cá VN bị 1 taù lạ đụng bể ở ngoaì khơi Bình Thuận, và đã được tàu Main Trader kéo về cảnh Khánh Hòa.
Thông tấn Livemint.com hôm Chủ Nhật loan tin một viên chức cao cấp của hãng dầu quốc doanh Ấn Độ OVL sẽ tiếp tục khoan dầu ở biển VN, sau khi đình hoãn từ năm ngoái sau khi đơn vị thăm dò không có thể tìm chỗ để chĩa mũi khoan dầu.
OVL nói bây giờ đã có kỹ thuật thích hợp để neo tàu khoan vào biển.
Viên chức OVL nói, “Người Trung Quốc trước đó đã đe dọa tàu thăm dò của chúng tôi. Chúng tôi mới hỏi chính phủ VN và PetroVietnam, thì được nói vùng biển đó là của VN. Chúng tôi mới hỏi Bộ Ngoại Giao Ấn Độ, mới được nói là cứ làm tới luôn.”
Các câu hỏi do báo LiveMint gửi tới các tòa đaị sứ TQ, Nhật, Việt…. đều không được trả lời.
Ấn Độ cũng đang thăm dò, khai thác dầu thêm ở các lô dầu khác ở vùng biển VN.
Trong khi đó, thông tấn RFI ghi rằng trong một bản thông cáo công bố hôm chủ nhật, 08/01/2012, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết là vừa chính thức phản đối Trung Quốc về hành động xâm nhập gần đây vào vùng biển thuộc chủ quyền của Philippines. Lời phản đối đã được bộ Ngoại giao Philippines chính thức chuyển đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila vào ngày 05/01 vừa qua.
Trong bản thông cáo, Bộ Ngoại giao Philippines đã bày tỏ thái độ “quan ngại nghiêm trọng” sau một số động thái của hải quân Trung Quốc tại vùng Biển Đông – mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines.
Theo bản thông cáo thì trong hai ngày 11 và 12 tháng 12, phía Philippines đã phát hiện hai chiếc tàu Trung Quốc và một chiếc tàu của hải quân Trung Quốc tại vùng biển gần bãi đá Escoda Shoal, còn được gọi là Sabina Shoal, thuộc vùng quần đảo Trường Sa.
Vấn đề được chính quyền Manila nêu bật là khu vực này chỉ cách đảo Palawan khoảng hơn 100 cây số, về phia Tây, và hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines được quốc tế công nhận.
Bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines còn trích lời tố cáo của Ngoại trưởng Albert del Rosario, theo đó thì : « Những vụ thâm nhập của phía Trung Quốc đã vi phạm rõ ràng bản Tuyên bố ASEAN -Trung Quốc về Ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 (DOC) cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).»
Theo hãng tin Pháp AFP, cho đến trưa nay, các quan chức thuộc Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila chưa có bình luận gì về lời cáo buộc của Philippines, nhưng Trung Quốc từ lâu nay luôn luôn xác định là họ có chủ quyền hầu như trên toàn bộ vùng Biển Đông, trong đó có vùng quần đảo Trường Sa được xem là dồi dào dầu khí.
Không chỉ có Trung Quốc và Philippines, bốn nước khác trong khu vực là Brunei, Đài Loan, Malaysia và Việt Nam cũng đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ hay một phần khu vực quần đảo Trường Sa.
Căng thẳng đã bùng lên trong vùng từ năm ngoái, sau một loạt hành động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Philippines và Việt Nam nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Philippines từng cố gắng tìm cách tạo dựng một mặt trận thống nhất của các nước Đông Nam Á nhằm chống lại Trung Quốc nhưng không thành công vì nhiều nước ASEAN ngần ngại không muốn đương đầu với Bắc Kinh.
Đặc biệt, báo Tuổi Trẻ hôm Chủ Nhật, 08/01/2012, loan bản tin nhan đề “15 thuyền viên tàu đánh cá bị đâm chìm trở về.”
Báo này cho biết, vào lúc 21g đêm 8-1, tàu cứu nạn SAR 27-01 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) đã đưa 15 ngư dân tàu đánh cá BTh98379TS vào cảng Nha Trang (Khánh Hòa) an toàn.
Theo ông Nguyễn Thành Lương (huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận) – thuyền trưởng tàu cá BTh98379TS, khoảng 7g sáng 8-1, tàu bị hỏng máy, trôi dạt giữa biển.
Khoảng một giờ sau, khi đang trôi cách đất liền huyện Tuy Phong (Bình Thuận) khoảng 93 hải lý về phía đông, tàu bị một tàu nước ngoài đâm thẳng vào phía sau làm vỡ đuôi tàu, khiến ba ngư dân trên tàu rơi xuống nước.
Khoảng 15 phút sau chiếc tàu chìm hoàn toàn.
“Anh em trên tàu chỉ kịp vớ vội mấy áo phao mặc vào để thoát nạn chứ không kịp làm gì” – ông Lương kể. Khoảng 30 phút sau, tàu Main Trader, treo cờ Liberia, đang chở hàng từ Singapore đến Trung Quốc, đã cứu toàn bộ 15 ngư dân và đưa lên tàu này.
Ông Nguyễn Xuân Bình – phó trạm trưởng Trạm tìm kiếm cứu nạn Trường Sa thuộc Vietnam MRCC – cho biết khoảng 10g sáng 8-1, trực ban của trạm nhận được thông tin từ tàu Main Trader cho hay tàu này vừa cứu 15 ngư dân VN.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Trạm tìm kiếm cứu nạn Trường Sa đã trao đổi qua bộ đàm với thuyền trưởng tàu Main Trader để bàn phương án tiếp nhận ngư dân. Theo đó, tàu Main Trader chạy hướng về Khánh Hòa và gặp tàu cứu hộ SAR 27-01 cách Nha Trang 22 hải lý (khoảng 40,7km) về phía đông…
Một điểm đặc biệt ghi nhận mà báo Tuổi Trẻ không nói: tàu cá Việt Nam bị đụng vào lúc 8 giờ sáng ngaỳ 8-1-2012, trong khi trên mặt Biển Đông vào lúc 8 giờ sáng là kể như sáng tỏ rồi, làm sao mà tàu lạ đụng được.
Cũng báo LiveMint nói rằng hãng dầu Ấn Độ dự tính tranh thầy khai thác dầu thêm ở biển VN, nơi chính phủ Hà Nội đang tìm nhà thầu cho 9 lô dầu khác, nhưng rồi hãng Ấn này đã bảo kế hoạch này.

Không có nhận xét nào: