Pages

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Tổng thống Nam Hàn thăm TQ bàn về Bắc Hàn

Ông Lee Myung-bak (phải) thăm chính thức
Trung Quốc và được Chủ tịch Hồ̀ Cẩm Đào
đón bằng quốc tiệc
Tổng thống Nam Hàn, ông Lee Myung-bak, đến Bắc Kinh họp bàn về ‘đối tác chiến lược’ với Trung Quốc trong lúc có tin cố lãnh tụ Kim Jong-il của Bắc Triều Tiên đã từng muốn 'nghỉ hưu'.
Tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Myung-bak cũng sẽ bàn về tình hình Bắc Triều Tiên trong bối cảnh có thay đổi vị trí tại đây sau khi ông Kim Jong-il qua đời.

Tổng thống Lee sẽ gặp lãnh đạo ngành lập pháp của Trung Quốc, ông Ngô Bang Quốc, nhưng được cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đón bằng quốc yến.
Truyền thông trích lời Phủ Tổng thống Hàn Quốc nói ông Lee sẽ “thảo luận về đối tác chiến lược với Trung Quốc” nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Vai trò của Trung Quốc
Các nhà quan sát nói trong chuyến thăm đầu tiên của ông Lee Myung-bak sang Trung Quốc kể từ khi ông Kim Jong-il qua đời hôm 17/12 năm ngoái, Seoul muốn thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh trong vấn đề Bắc Hàn.
Trung Quốc vẫn được coi là “đồng minh chính” của Bắc Hàn nhưng những gì diễn ra tại Bình Nhưỡng không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Thậm chí, tin ông Kim Jong-il qua đời cũng chỉ được báo cho Bắc Kinh sớm nhất là một ngày trước khi công bố cho thế giới trong lúc có nguồn tin cho rằng Bắc Kinh cũng chỉ được biết chuyện vài giờ trước tin chính thức.
Bình Nhưỡng cũng không mời quan chức cao cấp nào từ Bắc Kinh đến dự lễ tang và tân lãnh tụ Kim Jong-un sau khi lên nhậm chức đã liên tục có lời lẽ đe dọa “kẻ thù”.
Truyền thông Bắc Hàn tiếp tục mắng mỏ Hàn Quốc, gọi đây là chế độ “bù nhìn” và cảnh cáo Seoul về ngoại giao.
Các nước bên ngoài gồm cả Hàn Quốc và Nhật Bản, mong rằng Trung Quốc sẽ dùng ảnh hưởng ít nhiều của mình để tác động đến Bình Nhưỡng.
Trung Quốc ở vị trí nước chủ tọa đàm phán sáu bên, gồm cả hai nước Nam Bắc Hàn, Hoa Kỳ, Nhật, Nga, hiển nhiên đang đóng vai trò quan trọng.
Cùng thời gian, hãng tin Yonhap của Nam Hàn cho hay họ được nghe từ nguồn tin tại Trung Quốc rằng cố lãnh tụ Kim Jong-il "từng muốn nghỉ hưu".
Nếu đây đúng là sự thực thì ông Kim hồi tháng 4/2011 đã nêu ý định muốn bắt chước ông Đặng Tiểu Bình để rút khỏi vị trí cầm quyền trực tiếp và buộc một loạt quan chức cao tuổi cũng về nghỉ.
Nhưng có vẻ ông đã không thực hiện được ý định đó.
Bấm Bảy nhân vật cao tuổi trong Bộ Chính trị Đảng Lao Động Triều Tiên đã tiếp tục nắm quyền bao quanh con trai ông, tân lãnh tụ Kim Jong-un, người chưa đầy 30 tuổi.
Dù ông Kim Jong-un đã được phong là "lãnh đạo tối cao của đảng, nhà nước và quân đội" sau cái chết của cha đẻ, chính sách "ưu tiên quân sự" đang được tiếp tục và các tướng lĩnh được đề cao.

Không có nhận xét nào: