Pages

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Nền tảng nào cho đoàn kết?

Phạm Anh TuấnTTHN

Sự tôn kính này là một hình thức biểu lộ sức mạnh biểu lộ sức mạnh âm ỉ trong lòng dân tộc. Không phải làm cái mồ ở Ba Đình hay dựng tượng đài khắp nước là có thể buộc dân tộc tôn vinh mình.”
Nhận đọc bài “Nền tảng nào cho đoàn kết?” của Phạm Hồng Sơn, tôi xin có ý kiến phản biện, vì tôi không hoàn toàn đ62ng ý với ông Sơn. Ông Sơn khẳng định: “Và có lẽ nhân quyền không chỉ nên là nền tảng cơ bản nhất, bao quát nhất cho mọi đoàn kết của con người mà còn là mục đích tối hậu của loài người, trừ phi con người không còn muốn là con người nữa.”.

Đứng trên quan niệm của Mỹ và các nước Tây Âu, có lẽ khẳng định của ông Sơn là đúng nhưng chưa chắc là 100%. Mỹ giương cao ngọn cờ nhân quyền, lấy nhân quyền làm căn bản cho mọi định chế xã hội, chính trị và luật pháp. Nhưng lấy nhân quyền để khẳng định đó là sức mạnh thì có phần đúng và phần sai.

Phần đúng là nhân quyền cho con người sức mạnh pháp lý, lập hội và từ đó đóng vai trò quan trọng trong mọi sinh hoạt của xã hội. Một cá nhân có quyền pháp lý để kiện một tổ chức hay chính phủ, hay lập hội, làm truyền thông, biểu tình qua đó tập hợp sức mạnh để chống lại những sai trái của các tổ chức hay chính quyền. Một khi những sai trái trên được hoàn thiện, sức mạnh đó biến mất. Phần sai là nhân quyển không có tính cách tập thể, từ đó nó không phải là tiếng nói của tập thể, và như vậy nó không phải là súc mạnh của tập thể.
Sức mạnh của một tập thể, một dân tộc là văn hóa tập thể, văn hóa dân tộc. Điển hình là văn hóa Hán, Việt, Nhật.
Văn hóa Hán đã khai tử những đế quốc mạnh nhất trên thế giới ngay trên đất nước Trung Hoa.
Văn hóa Việt đã giúp dân tộc ta qui về một mối, vực dậy qua cả ngàn năm bị đô hộ. Văn hóa Việt có hai giá trị đặc thù là hy sinh trong bền bỉ chịu đựng và tôn thờ anh hùng.
Dân Việt hy sinh chủ yếu là cho gia đình và cho tổ quốc. Dân Việt không hy sinh cho một cá nhân, một chủ nghĩa hay vọng tộc. Trải qua bề dày lịch sử, biết bao bà mẹ hy sinh cho chồng cho con và hầu hết chỉ được đền bù khi chí đã thành công đã tọai, hay giang san đã định. Như vậy thì có biết bao bà mẹ ngoài kia thiếu vắng một sự đền bù. Không phải làm tượng mẹ Việt Nam anh hùng như mới đây là đền bù được những hy sinh này.
Từ bao nghìn năm nay dân tộc ta luôn tự hào về các đấng anh hùng như Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung và từ nam chí bắc đâu đâu cũng có đền thờ các ngài. Chúng ta thờ kính chư vị anh hùng vì ta muốn noi gương chư vị để bảo vệ non sông, không phải để bảo vệ một chế độ, hay một cá nhân. Sự tôn kính này là một hình thức biểu lộ sức mạnh biểu lộ sức mạnh âm ỉ trong lòng dân tộc. Không phải làm cái mồ ở Ba Đình hay dựng tượng đài khắp nước là có thể buộc dân tộc tôn vinh mình.
Văn hóa Nhật điển hình nhất là hy sinh và tự trọng. Họ hy sinh cho gia đình, dòng tộc, người cùng hoàn cảnh họan nạn (như Tsunami 2011), và cho tổ quốc. Chúng ta đã từng chứng kiến các trẻ em lớp 1, 2 sẵn sàng chia sẽ phần ăn của mình cho nguời khác, và những hy sinh to lớn này đã giúp nước Nhật trở thành một cường quốc quân sự trong quá khứ và kinh tế trong hiện thực.
Văn hóa Mỹ nêu cao tinh thần tự nguyện. Dân Mỹ tự nguyện làm việc trong mọi tình huống và đây là sức mạnh của họ.
Văn hóa Úc nêu cao fairness: công bằng, lương thiện, ngay thẳng. Đối với công việc, dân Úc luôn đóng góp một tay, và được chia xẽ đồng đều thành công của tập thể. Trên tinh thần này, khi có việc mọi người đều góp sức góp của và sức mạnh của tập thể được tập trung.
Nói tóm lại, chúng ta phải luôn luôn bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc vì (1) văn hóa còn, dân tộc còn (2) sức mạnh dân tộc được duy trì. Hãy từ chối văn hóa ngọai bang, văn hóa đảng vì những văn hóa này sẽ giết dân tộc.

Không có nhận xét nào: