Vũ Hoàng, phóng viên RFA
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới (FDI) tại Việt Nam giảm mạnh trong năm qua.
Vì sao hiện tượng này xảy ra và những chính sách nào Việt Nam cần theo đuổi để khôi phục lại niềm tin các nhà đầu tư cũng như thu hút thêm các khoản đầu tư mới.
Là một trong ba nguồn thu ngoại tệ chính của Việt Nam bên cạnh kiều hối và xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn là ưu tiên mà chính phủ chú trọng thu hút. Tuy thế, trong năm qua, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài mới của Việt Nam tụt dốc, dừng lại ở con số trên 14 tỷ đô, giảm hơn 25% so với năm 2010. Báo chí trong nước sử dụng những từ ngữ như “thê thảm” để mô tả dòng vốn này.
Nói về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, người ta chia thành hai khoản chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện hay được giải ngân.
Thông thường, dòng vốn đăng ký mới được hiểu là số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài cam kết sẽ “đổ” vào Việt Nam là bao nhiêu, còn sau khi số vốn đó đã vào đến Việt Nam rồi, được tính toán sử dụng vào các hạng mục nào, chi trả ra sao, thì đây được xem là vốn thực hiện. Mặc dù vốn đăng ký mới bị sụt giảm, nhưng theo thống kê của Bộ công thương, vốn thực hiện vẫn ngang bằng với con số của năm 2010 ở mức 11 tỷ đô la và đóng góp vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 khoảng 25%.
Câu trả lời đến từ cả 2 phía khách quan và chủ quan: Thứ nhất là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và thứ hai, chính là những khiếm khuyết tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam.
Về nhận định này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho chúng tôi biết như sau:
"Thứ nhất, do tình hình khủng hoảng tài chính và do các nhà đầu tư giảm sút niềm tin cho nên tổng lượng đầu tư nước ngoài vào khu vực cũng giảm sút, trong đó giảm sút tại cả Việt Nam.
Thứ hai, là việc thực thi các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có sự chậm trễ rõ rệt do năng lực của nhà đầu tư, năng lực thực hiện của phía Việt Nam hay là khả năng giải phóng mặt bằng… Các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam đã nêu lên nhiều kiến nghị về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam không những không được cải thiện mà còn xấu đi theo như họ nói, lạm phát tăng cao, các chi phí đầu vào tăng lên và một loạt các quy định đối với nhà đầu tư của chính phủ được đưa ra mà không có sự tham khảo của các nhà đầu tư, người ta đã viện dẫn một loạt các quy định như là hạn chế các cảng để nhập khẩu, như là khâu thủ tục về lao động nước ngoài…"
Theo nguồn tin của Bộ Lao động Thương binh xã hội, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động và Tiền lương hôm 11/1 cho biết, có đến 60% doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam báo cáo thua lỗ trong năm qua tại Việt Nam, nguyên nhân chính là tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam và bất ổn trên thế giới.
Quay lại với nhận xét của T.S Lê Đăng Doanh, có thể thấy những nhân tố nội tại vẫn là những yếu tố chủ chốt quyết định đến số vốn đầu tư mới được đăng ký tại Việt Nam năm 2011, trong đó lạm phát và sự thiếu phối hợp giữa chính phủ với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như năng lực thực thi của chủ đầu tư Việt Nam được ông nhấn mạnh.
Còn nhớ trong một bài phát biểu của Chủ tịch phòng Thương Mại Châu Âu, ông Alain Cany đưa rồi hồi đầu tháng 12 năm ngoái cho biết Việt Nam đang mất dần sức thu hút của giới đầu tư nước ngoài. Ông này giải thích rằng luật lệ đầu tư, những qui định mới về thương mại, sở hữu trí tuệ và tham nhũng đang là rào cản đối với dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ông Hoàng nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam không nên “quá chú trọng vào vốn đăng ký mà nên quan tâm đến hoạt động giải ngân.” Vì lý do đó, trong năm qua các dự án bất động sản, thép hay xi măng có qui mô lớn đã giảm nhiều, cụ thể là cơ cấu vốn FDI vào bất động sản chỉ khoảng gần 6%, trong khi FDI vào nông nghiệp và xây dựng tăng lên hơn 75%.
Riêng về góc độ “chất” và “lượng” trong nguồn vốn FDI, T.S Lê Đăng Doanh nhận xét tiếp:
"Số lượng nghĩa là trước kia chúng ta cứ thấy ông đầu tư nước ngoài nào vào và vốn to là chúng ta tin, chúng ta cấp cho ông ấy. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy rất nhiều ông chẳng có vốn gì cả hoặc vốn ấy không khả thi, chúng ta đã bị nếu không muốn nói là ăn quả lừa thì cũng đã học được bài học cay đắng.
Nghĩa rằng có nhiều khoảng đồng ruộng của bà con nông dân đã bị bỏ hoang 3-4 năm mà bà con nông dân không có ruộng làm, vì vậy phía Việt Nam thấy cần phải chọn lọc hơn nhà đầu tư, đảm bảo chất lượng của dự án và tính khả thi của dự án cũng như là hạn chế bớt những dự án đầu tư quá lớn vào bất động sản, mà hướng tới đầu tư vào các dự án công nghệ cao, công nghệ chế tác, tạo ra nhiều lao động và hướng về xuất khẩu cho Việt Nam."
"Theo tôi biện pháp đầu tiên của Việt Nam nên làm và rất cần làm là giảm bớt lạm phát, thứ hai là ngăn chặn việc tăng giá các đầu vào một cách không hợp lý, thí dụ như tăng giá điện, tăng giá xăng rồi là phá giá đồng bạc rồi để cho nguyên vật liệu tăng lên nhiều quá, làm cho những nhà đầu tư đã đầu tư rồi, đang hoạt động rồi cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong nước gặp khó khăn nhiều.
Thứ ba là cần phải chú ý, có nỗ lực rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng công nghệ cao như điện tử hay các vị trí như giám đốc, có trình độ như tổng công trình sư, đó là những nguồn lực mà hiện nay Việt Nam rất thiếu."
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, tình hình kinh tế toàn cầu năm 2012 cũng chưa có nhiều cải thiện đáng kể, nhưng hi vọng rằng với những chính sách thúc đẩy giải ngân một cách hiệu quả, ưu tiên, chọn lọc những dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và thu hút nhà đầu tư từ các thị trường mới, Việt Nam sẽ có một năm mới tốt đẹp hơn.
Là một trong ba nguồn thu ngoại tệ chính của Việt Nam bên cạnh kiều hối và xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn là ưu tiên mà chính phủ chú trọng thu hút. Tuy thế, trong năm qua, tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài mới của Việt Nam tụt dốc, dừng lại ở con số trên 14 tỷ đô, giảm hơn 25% so với năm 2010. Báo chí trong nước sử dụng những từ ngữ như “thê thảm” để mô tả dòng vốn này.
Nói về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, người ta chia thành hai khoản chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện hay được giải ngân.
Thông thường, dòng vốn đăng ký mới được hiểu là số vốn mà các nhà đầu tư nước ngoài cam kết sẽ “đổ” vào Việt Nam là bao nhiêu, còn sau khi số vốn đó đã vào đến Việt Nam rồi, được tính toán sử dụng vào các hạng mục nào, chi trả ra sao, thì đây được xem là vốn thực hiện. Mặc dù vốn đăng ký mới bị sụt giảm, nhưng theo thống kê của Bộ công thương, vốn thực hiện vẫn ngang bằng với con số của năm 2010 ở mức 11 tỷ đô la và đóng góp vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 khoảng 25%.
Nguyên nhân
Vậy tại sao dòng vốn đăng ký mới của Việt Nam lại giảm mạnh đến như thế trong khi những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang được đẩy mạnh và Việt Nam vẫn được đánh giá là nền kinh tế mới nổi của khu vực?Câu trả lời đến từ cả 2 phía khách quan và chủ quan: Thứ nhất là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và thứ hai, chính là những khiếm khuyết tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam.
Về nhận định này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho chúng tôi biết như sau:
"Thứ nhất, do tình hình khủng hoảng tài chính và do các nhà đầu tư giảm sút niềm tin cho nên tổng lượng đầu tư nước ngoài vào khu vực cũng giảm sút, trong đó giảm sút tại cả Việt Nam.
Thứ hai, là việc thực thi các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có sự chậm trễ rõ rệt do năng lực của nhà đầu tư, năng lực thực hiện của phía Việt Nam hay là khả năng giải phóng mặt bằng… Các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam đã nêu lên nhiều kiến nghị về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam không những không được cải thiện mà còn xấu đi theo như họ nói, lạm phát tăng cao, các chi phí đầu vào tăng lên và một loạt các quy định đối với nhà đầu tư của chính phủ được đưa ra mà không có sự tham khảo của các nhà đầu tư, người ta đã viện dẫn một loạt các quy định như là hạn chế các cảng để nhập khẩu, như là khâu thủ tục về lao động nước ngoài…"
Thứ nhất, do tình hình khủng hoảng tài chính và do các nhàđầu tư giảm sút niềm tin cho nên tổng lượng đầu tư nước ngoài vào khu vực cũng giảm sút, trong đó giảm sút tại cả Việt Nam.Có thể thấy rằng, môi trường quốc tế năm ngoái có quá nhiều bất ổn, từ cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu lan rộng, khiến hoạt động tài chính toàn cầu xáo trộn, dẫn đến dòng FDI bị chững lại, cho đến thảm hoạ sóng thần và động đất tại Nhật Bản, khiến cường quốc này giảm mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Vì thế, với tư cách là nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam không thể tránh khỏi xu hướng chung này.
T.S Lê Đăng Doanh
Theo nguồn tin của Bộ Lao động Thương binh xã hội, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động và Tiền lương hôm 11/1 cho biết, có đến 60% doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam báo cáo thua lỗ trong năm qua tại Việt Nam, nguyên nhân chính là tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam và bất ổn trên thế giới.
Quay lại với nhận xét của T.S Lê Đăng Doanh, có thể thấy những nhân tố nội tại vẫn là những yếu tố chủ chốt quyết định đến số vốn đầu tư mới được đăng ký tại Việt Nam năm 2011, trong đó lạm phát và sự thiếu phối hợp giữa chính phủ với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như năng lực thực thi của chủ đầu tư Việt Nam được ông nhấn mạnh.
Còn nhớ trong một bài phát biểu của Chủ tịch phòng Thương Mại Châu Âu, ông Alain Cany đưa rồi hồi đầu tháng 12 năm ngoái cho biết Việt Nam đang mất dần sức thu hút của giới đầu tư nước ngoài. Ông này giải thích rằng luật lệ đầu tư, những qui định mới về thương mại, sở hữu trí tuệ và tham nhũng đang là rào cản đối với dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Giải pháp
Mặc dù không xác nhận về môi trường đầu tư Việt Nam còn nhiều bất cập, nhưng trong cuộc họp báo về “Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011 và dự kiến năm 2012”, cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, ông Đỗ Nhất Hoàng đưa ra nguyên nhân khác, ông cho rằng Việt Nam muốn chú trọng đến chất lượng đầu tư hơn là số lượng đầu tư.Ông Hoàng nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam không nên “quá chú trọng vào vốn đăng ký mà nên quan tâm đến hoạt động giải ngân.” Vì lý do đó, trong năm qua các dự án bất động sản, thép hay xi măng có qui mô lớn đã giảm nhiều, cụ thể là cơ cấu vốn FDI vào bất động sản chỉ khoảng gần 6%, trong khi FDI vào nông nghiệp và xây dựng tăng lên hơn 75%.
Riêng về góc độ “chất” và “lượng” trong nguồn vốn FDI, T.S Lê Đăng Doanh nhận xét tiếp:
"Số lượng nghĩa là trước kia chúng ta cứ thấy ông đầu tư nước ngoài nào vào và vốn to là chúng ta tin, chúng ta cấp cho ông ấy. Nhưng bây giờ chúng ta đã thấy rất nhiều ông chẳng có vốn gì cả hoặc vốn ấy không khả thi, chúng ta đã bị nếu không muốn nói là ăn quả lừa thì cũng đã học được bài học cay đắng.
Nghĩa rằng có nhiều khoảng đồng ruộng của bà con nông dân đã bị bỏ hoang 3-4 năm mà bà con nông dân không có ruộng làm, vì vậy phía Việt Nam thấy cần phải chọn lọc hơn nhà đầu tư, đảm bảo chất lượng của dự án và tính khả thi của dự án cũng như là hạn chế bớt những dự án đầu tư quá lớn vào bất động sản, mà hướng tới đầu tư vào các dự án công nghệ cao, công nghệ chế tác, tạo ra nhiều lao động và hướng về xuất khẩu cho Việt Nam."
Theo tôi biện pháp đầu tiên của Việt Nam nên làm và rất cần làm là giảm bớt lạm phát, thứ hai là ngăn chặn việc tăng giácác đầu vào một cách không hợp lý.Theo các chuyên gia, với khoảng cách chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn giải ngân còn khá lớn, chứng tỏ Việt Nam chưa khai thác hết được những gì các nhà đầu tư nước ngoài cam kết. Vậy để vừa sử dụng hiệu quả được nguồn vốn đã đăng ký, đồng thời, vừa thu hút thêm nguồn vốn mới, Việt Nam nên làm những gì trong năm 2012, T.S Lê Đăng Doanh một lần nữa cho biết:
T.S Lê Đăng Doanh
"Theo tôi biện pháp đầu tiên của Việt Nam nên làm và rất cần làm là giảm bớt lạm phát, thứ hai là ngăn chặn việc tăng giá các đầu vào một cách không hợp lý, thí dụ như tăng giá điện, tăng giá xăng rồi là phá giá đồng bạc rồi để cho nguyên vật liệu tăng lên nhiều quá, làm cho những nhà đầu tư đã đầu tư rồi, đang hoạt động rồi cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong nước gặp khó khăn nhiều.
Thứ ba là cần phải chú ý, có nỗ lực rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng công nghệ cao như điện tử hay các vị trí như giám đốc, có trình độ như tổng công trình sư, đó là những nguồn lực mà hiện nay Việt Nam rất thiếu."
Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, tình hình kinh tế toàn cầu năm 2012 cũng chưa có nhiều cải thiện đáng kể, nhưng hi vọng rằng với những chính sách thúc đẩy giải ngân một cách hiệu quả, ưu tiên, chọn lọc những dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và thu hút nhà đầu tư từ các thị trường mới, Việt Nam sẽ có một năm mới tốt đẹp hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét