Pages

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Người Dân Lãnh Đủ

Vi Anh
Cán bộ, đảng viên CS lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ, đua nhau bóc lột người dân Việt. Người dân Việt lãnh đủ, è cổ ra trả tiền vật giá gia tăng và đóng tiền thuế để trả nợ cho các quốc doanh do cán bộ đảng viên tham ô hay làm ăn lổ lã. Điều này có thế thấy qua hai thời sự tiêu biểu rùm beng trong thời gian năm cùng tháng cạn 2011 sau đây.
Vụ thứ nhứt, ngành điện của Đảng Nhà Nước CSVN khai lổ nặng, phải tăng giá điện lên 5%. Người dân phải đóng mắc hơn cán bộ, đảng viên lãnh đạo của công ty mẹ EVN trong năm 2010 là hơn 30 triệu, cán bộ 10 mấy triệu và công nhân viên cũng cả chục triệu, trung bình 13,7 triệu đồng một tháng. Nhưng Bộ Tài chánh phát giác ra cao hơn nữa, lương trung bình các cơ quan văn phòng thuộc tập đoàn điện lực này còn cao nữa - trên 27 triệu đồng một tháng. Đó là nói lương chớ chưa nói bổng lộc, nhà ở, xe đi, nhân viên phục dịch như tài xế, thơ ký riêng, và cần vụ cho mấy lãnh đạo.
Còn công nhân trung bình 7.3 triệu một tháng. Cứ lấy lương trung bình của công nhân điện lực 7.3 triệu một tháng làm chuẩn so sánh. Ở VNCS mức lương 7.3 triệu một tháng là mức lương cao gấp ba lần so với các ngành khác. Thế mà Ô. Phạm Lê Thanh - Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VNCS còn than nghèo kể khổ, cho rằng lương trung bình chỉ được 7,3 triệu - là quá ít.

Lời của Tổng Giám Đốc coi công quản điện lực cả nước VNCS này là một xúc phạm cho hầu hết những người lao động chân tay cũng như đầu óc. Nghề điện quản trị không cần phải học cao như tiến sĩ, bác sĩ, giáo sư đại học. Công nhân chỉ cần kỹ sư trưởng lưới và cán sự kỹ thuật là cao. Việc làm không có gì nguy hiểm so với các ngành kỹ thuật khác và cũng không có gì “khẫn trương” như ngành chữa lửa, không có gì nguy hiểm vì bây giờ hệ thống bảo hộ lao động rất tinh vi và hữu hiệu. Thế mà lương trung bình cao gấp ba lần các ngành nghề khác, mà còn nói ít, thì làm sao công nhân các ngành khác không buồn bực, tủi nhục.
Một cách tổng quát, công nhân lao động phổ thông nặng nhọc làm cho công trình xây cất rất nặng nhọc, cơm nước tự lo, mà tiền công chỉ có 80.000 đồng một ngày, tức 2,4 triệu đồng một tháng thôi. Công nhân lao động dệt may trên dưới 4 triệu đồng/tháng.
Công chức hành chánh có bằng đại học hiện tại lương dưới 2 triệu đồng/tháng. Nhưng bổng thì nhiều nhờ tham nhũng, hối lộ, làm khó làm khăn buộc lòng người dân phải lo lót.
Còn công chức các ngành chuyên môn như giáo dục, y tế lương cũng thế thôi cộng thêm một ít phụ cấp chuyên môn. Và hầu hết phải sống bằng tiền dạy thêm, “phụ đạo” gần như bó buộc của học sinh hay tiền lót tay của gia đình bịnh nhân khi điều trị. Một giáo sư tiến sĩ có vài ba chục năm công tác khi về hưu cũng chỉ có vài triệu. Mức lương của EVN như vậy là một mức lương không công bằng.
Ngành điện lương cao như vậy, thế mà nay viện lý do thua lổ, mai viện lẽ giá nhiêu liệu tăng, “vô tư” “ không ngừng nghỉ” nói theo kiểu CS tăng giá điện làm cháy túi người dân, lao đao các cơ sở sản xuất.
Người dân chung qui lãnh đủ. Người dân làm sao không kêu ca khi Kiểm toán Nhà nước công bố Điện lực VN hay EVN nợ hơn 200.000 tỷ, lỗ 8.400 tỷ. Điện lực là một hình thức công quản, một lọai quốc doanh, kinh doanh vì nhiệm vụ chính trị do nhà nước giao, thì khi lổ nhà nước mới bù lỗ và cho phép tăng giá điện để bù vào.
Nhưng Nhà Nước chỉ là kẻ ăn bám của dân. Cuối cùng người dân phải è cổ ra đóng thuế để Nhà Nước dùng tiền thuế của dân đóng vào ngân sách quốc gia rót qua để bù lổ cho quốc doanh.
Và vụ thứ hai, tập đòan Vanashin của Đảng Nhà Nước lỗ gần như phá sản, bị kiện ra tòa án ở Anh, sớm muộn gì ngân sách nhà nước VNCS cũng phải trả, tức từ số tiền người dân è cổ ra đóng thuế để trả cho những tham ô, mất mát, lổ lã do cán bộ, đảng viên gây ra. Tập đoàn Vinashin là công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn 100% là của nhà nước – tức là quốc doanh rồi. Nhà Nước xuất vốn là lấy từ ngân sách quốc gia, chánh yếu là tiền thuế của người dân.
Với số tiền khổng lồ khỏi làm mà có ăn, có quyền đó, và với thế lực bao che của TT Nguyễn tấn Dũng, cán bộ đảng viên nắm quyền mặc sức “bung ra” phình lên. Như kinh tế gia Nguyễn xuân Nghĩa phân tích, thành “mười mấy công ty con, hơn hai chục công ty cổ phần, hơn một chục đơn vị hạch toán phụ thuộc, 11 công ty liên doanh, bảy đơn vị sự nghiệp có thu, bảy đơn vị phụ thuộc, ba chục công ty cổ phần do tập đoàn này giữ tỷ lệ chi phối về vốn. Tập đòan Vinashin còn bung ra khắp nơi với đủ loại dự án, từ Móng Cái tới Cà Mau, từ Thái Bình, Nam Định đến Quảng Bình, Quảng Ngãi tới Hậu Giang, Đồng Tháp. Cán bộ đảng viên CS tự tung tự tác, nhưng núp dưới bóng tập thể theo kiểu CS nên cha chung không ai khóc, không ai bị trách nhiệm.
Tập đoàn Vinashin mất 80.000 tỷ đồng vốn. Tập đòan Vinashin lợi dụng thế nhà nước, dùng sự bảo lãnh của nhà nước VNCS để vay vốn, huy động vốn, và làm ăn với các công ty, định chế tài chánh của ngọai quốc. Tập đoàn Vinashin mắc nợ từ ba tỷ đến bốn tỷ đô la. Tập đòan bên bờ vỡ nợ vì không thanh toán nổi một khoản nợ đáo hạn đầu tiên là 60 triệu.
Chánh phủ VNCS kẹt cứng, ắt phải trả nợ cho Vinashin vì có thư bảo lãnh của chính phủ VNCS. Standard & Poor's sụt hạng tín nhiệm tài chánh của VNCS. Công ty Elliot đã khởi tố Vinashin trước Toà Thượng thẩm của Anh vào cuối tháng 11 năm 2011.
Vinashin, theo kết luận của kinh tế gia Nguyễn xuân Nghĩa, “không là trường hợp duy nhất và nạn nhân của cả bi hài kịch Tập đoàn Kinh tế Nhà nước chính là người Việt Nam.” Người Việt Nam mà kinh tế gia Nguyễn xuân Nghĩa nói ở đây là chánh yếu người dân Việt. Ông nhấn mạnh “Họ đã mất đất mà còn phải nộp thuế để nhà nước trả món nợ do một thiểu số bất lương gây ra, dưới sự bao che của đảng và nhà nước.”
Sau cùng, quốc doanh như Điện Lực (CS vọng ngọai, dùng chữ Anh Electricity, Pháp Electricité viềt tắt là EVN) và Vinashin do cán bộ, đảng viên CS cầm cán lẫn lưỡi tự tung tự tác, làm ăn lổ, mắc nợ, sau cùng người dân chung qui phải lãnh đủ, trả bằng tiền thuế hay tiền giá tăng. Còn đảng viên cán bộ thì no nứt trứng, ăn cắp của công mà Cựu Thủ Tướng Võ văn Kiệt gọi là “rút ruột công trình” và hưởng bổng lộc quá cao. Nhưng hầu hết cán bộ đảng viên CS đểu “hạ cánh an tòan” kể cả việc dùng cơ quan nhà nước, quốc doanh làm nơi rửa tiền từ công quỹ do ngân sách rót qua đưa vào túi riêng hay gởi đi ngọai quốc cất giấu cho cán bộ đảng viên, một cách vô tội vạ./.

Không có nhận xét nào: