Pages

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

NHỮNG TIẾNG BOM NGHĨA SĨ

Baotoquoc

Người ta thường nghĩ, lấy duy tâm đối trị duy vật. Người Việt Nam thì khác, chủ trương lấy “Tinh thần Dân tộc” đối trị tà thuyết Mác xít duy vật. Tại sao? Bởi vì bọn csvn rất sợ tinh thần dân tộc lưu truyền trong huyết quản người dân Việt. Xin nghe lời trùm vc giảng huấn cán bộ kiều vận của chúng:

Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói ‘tinh thần dân tộc’ vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.

Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.


Vậy đó, chỉ còn le lói chút xíu “tinh thần dân tộc” vẫn còn sót lại trong máu huyết mà chúng còn sợ hãi như vậy, hà huống chi trên khắp trang mạng hiện nay, từ bài viết chí lời bình, cách diễn đạt khác nhau, song nội dung đều biểu lộ tấm lòng thương dân, thương nước, đích thị là tinh thần dân tộc, mà không phải chỉ là le lói, trái lại vẫn thắm thiết nồng nàn, bất chấp mọi thủ đoạn của bọn gian tà, bán nước cầu vinh ra sức vùi dập, xóa nhòa. Xin ghi lại đây vài ba gương chiến đấu oanh liệt của nghĩa sĩ giòng giống Việt can trường để bọn Mác xít duy vật, phi dân tộc liệu hồn:

TIẾNG BOM SA ĐIỆN

Tiếng bom nầy là của ai? Phạm Hồng Thái chàng trai nước Việt, vốn con nhà thư hương, con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Thuở ban đầu theo chân cụ Phan Bội Châu, chàng thanh niên Phạm Thành Tích những mong di về phương Đông du học, thu thập kiến thức đem về gúp dân, giúp nước. Khốn nỗi, thực dân Pháp kiêu ngạo, lẫy lừng, triều đình nhà Nguyễn ngu hèn, bạc nhược. Bao nhiêu “Kiến nghị”, “Thơ Ngỏ” bọn chúng chẳng thèm đọc, đem quăng sọt rác. Túng thế, phải làm liều, từ Phạm Thành Tích cải danh thành Phạm Hồng Thái gia nhập nhóm Tâm Tâm xã chủ trương bạo động. Từ chàng thư sinh họ Phạm nay thành nhà cách mạng liều thân tranh đấu bằng bom đạn!

Đêm 18/6/1924, Toàn quyền Merlin cùng bọn thương gia Tây ở Quảng Châu tổ chức ăn nhậu nơi tô giới Sa Điện. Phạm Hồng Thái cải trang thành nhiếp ảnh gia, đem quả bom vào ném nơi bàn tiệc. Năm tay thương hồ Tây ngả lăn chết tốt. Trùm Merlin may thoát chết, chỉ bị thương nhẹ.

Chàng họ Phạm bị truy bức cùng đường, dành lấy dòng nước bạc Châu Giang rửa sạch hận mất nước, thanh thản ra đi lúc tuổi đời vừa mới hai mươi tám xuân xanh! Thảm thương, bọn thực dân Tây hèn mọn, vớt xác chàng tử sĩ đất Việt bỏ lăn lóc nơi bờ Châu Giang. May nhờ người dân Trung hoa hào hiệp đem đi chôn cất. Sau ngày cách mạng Tân Hợi, Tỉnh trưởng Hồ Hán Dân đem cải táng nơi Hoàng Hoa cương với tấm bia mộ ghi bằng chữ Việt: “Việt Nam “Mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái.”.

TIẾNG BOM NỌC NẠN

Nói rằng bom chớ thiệt sự không có bom nỗ, chỉ có súng nỗ nhưng chết người cũng bộn trong khung cảnh thời bình. Còn nói rằng bom là ví von về sự vang dội của sự kiện gây náo động dư luận một thời khắp Nam kỳ, lục tỉnh về công cuộc khai hoang, vở hóa Miền Tây, Nam bộ. Những ai sanh sau, đẻ muộn vào thập niến 1930, thế kỷ trước vẫn còn nghe mấy chữ cay đắng “khẩn úp bộ”, nghĩa là lợi dụng thế lực cường quyền lập bằng khoán làm sở hữu chủ đất đai do người dân chất phác, ít học đổ mồ hôi, sôi nước mắt, dày công khai phá!

Trước năm 1900, cha Hương chánh Luông khai phá cánh rừng cạnh Rạch Nọc Nạn, thuộc tỉnh Bạc Liêu được 73 mẫu đất. Năm 1910, Hương chánh Luông mới làm đơn chánh thức xin khẩn 20 mẫu đất và được cấp giấy chứng nhận. Năm 1912, lại làm đơn xin cấp bằng khoán cho toàn bộ sở đất 72 mẫu và được cấp bằng khoán chánh thức sở hữu chủ. Năm 1926 lại xãy ra việc kiện tụng, Tây phân xử xong chỉ cấp cho người thừa kế là Biện Toại cái bằng khoán “tạm”. Vì chữ tạm nầy mới nẫy sanh vụ “khẩn úp bộ”. Chú chệt Mã Ngân, nhiều tiền lắm của tục gọi bang Tắc, mưu mô đi ngang về tắt với bọn phủ, huyện An Nam tham nhũng, khẩn úp bộ sở đất 50 mẫu của Biện Toại. Chệt bang Tắc mua miếng đất nhỏ cạnh đất Biện Toại. Khi làm giấy tờ, nó vẽ ranh giới sở đất trùm lên cả 50 mẫu đát của Biện Toại. Vậy là nó có cái bằng khoán sở hữu chủ 50 mẫu đất của Biện Toại. Từ chủ đất giờ đây gia đình Biện Toại trở thành tá điền ngay trên đất đai do cha, ông nhọc nhằn khai phá! Vì vậy, quyết không nạp lúa tô cho chệt Tắc. Chệt Tắc không ăn được bèn bán cái cho chị dâu tên chủ quận Giá Rai. Con mẹ quyền thế nầy xin án lịnh “cưởng chế” thu lúa địa tô.

Sau hai lần bọn ưng khuyển, sai nha không thâu được lúa, hai thằng cò Tây mới đích thân kéo mã tà tới yểm trợ chức việc làng cướp lúa. Đêm trước, anh em nhà Biện Toại họp nhau trước bàn thờ ông bà lạy báo hiếu lần chót, cũng lạy vĩnh biệt mẹ già để ngày hôm sau liều thân chống lại cường quyền, giữ đất, giữ nhà.

Ngày 16/2/1928 định mạng tới, cô Trọng, đêm trước rút được thăm lãnh ấn tiên phuông, xông trận trước. Cô đòi thằng cò Tây Tuốc nê phải cấp biên nhận tịch thâu lúa cho cô để làm bằng. Thằng Tây ngang ngược, chẳng chịu cấp, còn bạt tai cô. Cô chẳng nói chẳng rằng rút dao nhỏ lụi nó. Thằng cò Bú dù chó hùa bẻ tay cô để thằng kia đập vô đầu một báng súng, té xỉu. Cả nhà Biện Toại nghe thấy xông ra. Mười Chức cầm mác dẫn đầu. Thằng cò Tuốc nê bắn ông một phát. Ông bị thương nặng mà vẫn thu sức tàn rướn tới dâm cho nó một mác vô bụng, lòi phèo.

Súng nỗ, dao chém một hồi, rốt cuộc rồi 17 nhân mạng nằm xuống. Bọn cò Tây, mã tà, cường hào, ác bá chết mặc mẹ chúng. Chỉ thương cho vợ chồng Mười Chức, cả vợ, cả chồng nắm tay nhau ngã xuống, máu đổ chan hòa trên mãnh đất cha, ông!

Nhưng cũng còn may! Ngày tòa án xét xử, nhờ tất cả báo chí Saigon viết bài binh vực, loan tải khắp nước nên Tây tà cũng biết “mắc cở”, tha bổng cha con Biện Toại, giảm khinh cho cô Trọng và các người khác. Vậy là tiền hung, hậu cát.

TIẾNG BOM CỐNG RỘC

Bom là bom tự chế, tiếng nỗ nhỏ nhoi, không làm hại ai! Nhưng vang âm thật là to, ầm ỉ từ trong nước ra tới hải ngoại. Tiếng bom nầy là của ai? Đêm trước, gõ Nọc Nạn để đọc tài liệu viết bài. Đêm nay, gõ Nọc Nạn thấy toàn là bài viết về Đoàn Văn Vươn. Bom anh Vươn chế vô hại nhưng đạn ghém do súng hoa cải bắn ra đả thương sáu mạng công an , bộ đội. Vì sao sự thể hóa ra nông nỗi?! Vì cường quyền áp bức, bất công đến mức người dân hiền lành không còn chịu đựng được.

Vài mươi năm về trước, người bộ đội xuất ngũ cố công ăn học, đậu được mãnh bằng kỷ sư nông lâm. Thay vì dùng mãnh bằng cấp luồn lọt làm tham quan kiếm chác, chàng Vươn lại đi làm chuyện khác đời, từ quan, lui về làng làm người nông dân lương thiện để giữ lại “tư cách làm người,” không chịu làm sâu mọt. Vốn dân làng Bắc Hưng xa Cống Rộc, yên ổn không bị bảo biển tàn phá, không chịu ở yên lại đem cả gia đình anh em ra Cống Rộc làm chuyện vá trời, lấp biển.

Vài mươi năm về trước, hai anh em nhà họ Đoàn, từ Bắc Hưng, bán hết tài sản, cửa nhà, kéo nhau ra Cống Rộc, xã Vinh Quang làm chuyện quang vinh, dời núi, lấp biển, quyết tự tay lập nên sự nghiệp.

Vài trăm năm về trước nơi vùng đầm lầy Miền Tây Nam bộ, tiền nhân của người dân “Miệt Thứ,” từ thuở:

“Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp phi”

Vẹt cây xú, cây bần, khai phá rừng đước, rừng tràm, trải qua vài ba thế hệ nhọc nhằn mới lập nên ruộng vườn tươi tốt:

“Dưới sông vịt lội, trên bờ gà bươi”

Ngày nay, Kỷ sư Vươn chỉ trong vòng vài mươi năm lập nên kỳ tích! Vừa đổ đất, đổ đá trồng cây xú, cây vẹt, cây bần, chắn sóng, lấn biển vừa tạo lập ao hồ nuôi thủy sản kể cả vườn trồng chuối, thật là hi hữu! Công khó chưa được dền bù, nợ nần bạc tỉ còn chưa trả được làm sao chịu để cho bọn cường hào, ác bá thời hiện đại âm mưu cướp đoạt được?!

Cho nên cái ngày định mạng 5/1/2012 bom rền, súng nỗ là không sao tránh được cũng giống như tình cảnh gia đình Biện Toại hồi trăm năm trước. May mà không xãy chuyện tang thương như vợ chồng Mười Chức.

Ngày xưa, thực dân Tây chỉ “ cưởng chế” cướp lúa. Ngày nay tham quan, ô lại “cưởng chế” hại người, cào sập nhà dân thành bình địa!!!

Ngày xưa, thực dân Tây còn biết “mắc cở”, thực thi công lý. Ngày nay, thực dân Ta mặt trơ trán bóng, đứt mất dây thần kinh “hỗ thẹn”, nõ mồm chống chế dối trá như vẹm!

Trong khi mọi ngưới ca ngợi KS. Vươn về sáng kiến và lòng quả cảm chinh phục “Lời nguyền của biển” của anh, bọn cường quyền kênh kiệu bảo, anh chỉ làm lợi cho cá nhân mình chẳng giúp ích gì cho xã hội, thật là ngang ngược!

Cho dù cường quyền vùi dập lẽ nào, tấm gương can trường Đoàn Văn Vươn đã lừng lững đi vào Thanh sử Việt.

TIẾNG BOM THÁI NGUYÊN

Chỉ sau tiếng bom Cống Rộc chưa đầy hai ngày, nữa đêm 6 rạng 7/1/2012, tiếng bom Thái Nguyên nỗ rền khắp cỏi. Nguyên tầng trệt căn nhà lầu của viên Đại tá, giám đốc công an Tỉnh bị phá hủy. Tác nhân là ai thời chưa ắt, song đối tượng bị hại thì đã rõ ràng: Hắn thuộc thành phần ác ôn ngày nay, tiếng đời mai mĩa là lực lượng “còn đảng, còn mình”. Nói rằng ác ôn là đích xác, bởi vì bọn nầy chuyên nghề bạo lực, chuyên bắt bớ đánh đập người dân, kể cả đạp mặt người yêu nước biểu tình chống xâm lăng Tàu. Thường ngày chúng vẫn đón đường người chạy xe đòi nạp tiền mãi lộ. Ai cò kè bớt một thêm hai, chúng đánh cho lọi cổ như bác Trịnh Xuân Tùng. Thằng sát nhân được “tòa đảng” bao che, chỉ phạt tù nhẹ 4 năm. Có khi chúng bắt dân vô đồn khảo đả cho tới chết, rồi dàn cảnh nạn nhân tự vận để chạy tội.

Như vậy là rõ ràng, người thực hiện tiếng bom Thái Nguyên chủ trương, răng đổi răng, mắt đổi mắt, lấy bạo lực chọi bạo lực.

Khi người dân cùng đường không còn sợ chết thì bạo lực trấn áp, đè nén trở nên vô hiệu, có khi còn khiến cho sức chống đối bật mạnh hơn. Như vậy, trách nhiệm về hành vi bạo lực thuộc về kẻ cầm quyền chỉ biết dùng bạo lực áp bức để cai trị, bất chấp công bình và lẽ phải.

OAN KHUẤT CHẬP CHÙNG NAY ĐẾN NGÀY HOÀN TRÁI

Tôi không viết để cổ động bạo lực. Tôi chỉ viết dể kể lể sự tình, vì sao người dân Việt vốn hiền hòa mà nay thành ra bạo động?!

Như Phạm Hồng Thái, chỉ vì đi theo con đường ôn hòa, mong người Pháp và triều đình nhà Nguyễn cải sửa việc cai trị cho dân nhờ mà không được mới phải quay sang con đường bạo lực và vì vậy mà có tiếng bom Sa Điện!

Như Biện Toại nhẫn nhục đi theo con đường tìm cầu công lý, rốt rồi bế tắt, cùng đường, đành đánh liều dùng dao, dùng mác!

Như anh em Đoàn Vươn, Đoàn Quý cũng đi theo con đường tìm cầu công lý, rốt cuộc bị cường hào, ác bá gạt gẫm, thất cơ, lâm vào bước đường cùng, đành dùng bom, dùng súng!

Như người Thái Nguyên vì oán hận kẻ dùng bạo lực áp chế dân lành mới dùng mìn trừng trị.

Tóm lại, ác giả, ác báo. Kẻ cầm quyền chỉ biết dùng bạo lực cai trị, gây oán thù chồng chất, đến một lúc người dân không còn chịu đựng được nữa thì phải vùng lên tự cứu. Đó là lẽ thường ở đời.

Những tiếng bom nghĩa sĩ báo hiệu, kẻ gây ác nghiệp sắp đến ngày hoàn trái!

Nguyễn Nhơn

(Gáp Tết Nhâm Thìn 2012)

Không có nhận xét nào: