Pages

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Việt Nam: Hãy trả tự do cho Nhà vận động ôn hòa Bùi Thị Minh Hằng




(New York, 4.1.2012) – Ngày hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu chính quyền Việt Nam cần thả ngay nhà vận động Bùi Thị Minh Hằng và chấm dứt sách nhiễu chỉ vì bà đã biểu tình một cách ôn hòa. Vào ngày 28 tháng Mười một năm 2011, chính quyền đã đưa bà Hằng vào Cơ sở Giáo dục Thanh Hà tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc để quản chế hành chính trong 24 tháng.
Bùi Thị Minh Hằng, 47 tuổi, bị công an bắt ngày 27 tháng Mười Một bên ngoài Nhà thờ Đức Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh với lý do bị cho là “gây mất trật tự công cộng.” Khi đó, bà Hằng đang biểu tình trong im lặng để phản đối việc bắt bớ những người tham gia biểu tình ôn hòa ở Hà Nội trong buổi sáng ngày hôm đó. Ngay ngày hôm sau, công an đưa bà vào quản chế tại “cơ sở giáo dục” không qua tòa án xét xử.
 
“Không có gì để biện hộ cho hành động của chính quyền Việt Nam tống một người biểu tình ôn hòa vào một nơi thực chất là trại cưỡng bức lao động,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Quản chế Bùi Thị Minh Hằng không qua xét xử là biểu hiện ngang ngược của việc coi thường nhân quyền đối với cá nhân bà Hằng cũng như bất chấp điều khoản bảo đảm tự do ngôn luận được ghi trong chính Hiến pháp Việt Nam.”
 
Bà Bùi Thị Minh Hằng là một nhà vận động cho quyền lợi về đất đai, trong thời gian gần đây trở nên nổi tiếng với tư cách một người phản đối chính phủ Trung Quốc. Bà đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối việc chính quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa diễn ra vào các ngày Chủ nhật từ tháng Sáu đến tháng Tám ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ra lệnh quản chế hành chính bà Bùi Thị Minh Hằng 24 tháng theo Pháp lệnh 44 về Xử lý Vi phạm Hành chính. Bà Hằng không có cơ hội yêu cầu mở một phiên tòa xem xét lại lệnh trên.
 
Điều 25 của pháp lệnh cho phép các cán bộ đương chức có thẩm quyền rất rộng để quản chế người khác với các lý do tùy tiện, không rõ ràng. Bất kỳ một cá nhân nào cũng có thể bị đưa vào một “cơ sở giáo dục” nếu bị cho là đã “thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.”
 
Luật sư của bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Hà Huy Sơn, đã gửi đơn khiếu nại về lệnh quản chế đến Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, trong đó phát biểu rằng việc bắt giữ và quản chế là trái luật. Hiện vẫn chưa có phúc đáp cho đơn khiếu nại.
 
“Pháp lệnh 44 cho phép công an và chính quyền địa phương trừng phạt những người họ không ưa mà không cần qua thủ tục xét xử tại tòa án,” ông Robertson nói. “Đó là một văn bản pháp luật nguy hiểm, khiến lời tuyên bố tôn trọng pháp chế của chính phủ Việt Nam trở thành trò cười, nên cần phải bị bãi bỏ.”
 
Trong quyết định đối với Bùi Thị Minh Hằng, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cũng dẫn Nghị định 76, hướng dẫn cụ thể về việc đưa người vào “cơ sở giáo dục.” Điều 30 của Nghị định này quy định những cá nhân bị đưa vào “cơ sở giáo dục” phải “lao động mỗi ngày 8 giờ” và phải “hoàn thành định mức lao động được giao.”
 
Điều 26 của Nghị định nêu trên trao quyền cho giám đốc cơ sở tùy tiện quyết định việc gia hạn thời gian quản chế, nếu “người đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ.” Nếu người bị quản chế không hoàn thành định mức lao động được giao, hay không vâng lời cán bộ cơ sở, có thể sẽ bị kỷ luật vì không “tiến bộ” và bị giam giữ tùy tiện thêm một thời gian nữa để “quản lý, giáo dục.”
 
Việt Nam từng thẳng tay đàn áp những nhà vận động đã công khai lên tiếng chỉ trích chính phủ Trung Quốc. Năm 2008, chín ngày trước khi ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đi qua Thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền bắt giam nhà vận động Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), người viết blog phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng như về nhiều vấn đề khác. Sau đó ông bị kết án 30 tháng tù với tội danh trốn thuế được ngụy tạo, rồi sau đó bị giam giữ bặt vô âm tín từ ngày 20 tháng Mười năm 2010, đúng ngày mãn hạn tù và đáng lẽ phải được trả tự do.
 
Trong tháng Mười một năm 2011, Việt Nam kết án Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành năm năm tù giam vì đã phát sóng một chương trình phát thanh Pháp Luân Công sang Trung Quốc. Pháp Luân Công bị cấm ở Trung Quốc, nhưng không bị cấm ở Việt Nam.
 
Trước lần bị bắt gần đây nhất, Bùi Thị Minh Hằng từng bị câu lưu ít nhất bốn lần trong vòng năm tháng vì đã tham gia biểu tình. Bà bị bắt ngày 16 tháng Mười khi đang đi bộ cùng bạn bè quanh bờ hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, đội chiếc nón có dòng chữ HS-TS-VN, là những chữ viết tắt của “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam.” Một số người mặc thường phục đã giật và hủy hoại chiếc nón của bà. Khi bà gọi công an can thiệp, họ bắt luôn bà.
 
Bà bị công an tạm giữ suốt từ ngày 16 đến 19 tháng Mười, và bà đã tuyệt thực trong suốt thời gian đó. Trong ngày mồng 2 tháng Tám, bà cũng bị câu lưu một thời gian ngắn vì đã đứng bên ngoài tòa án và ôn hòa ủng hộ Ts. Cù Huy Hà Vũ, người đang chống bản án với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước.”
 
Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác đều tuyên bố chủ quyền đối với các đảo trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ lâu, chính quyền Việt Nam rất nhiều lần tùy tiện bắt và giam giữ những người lên tiếng về các vấn đề được cho là có tính nhạy cảm trong chính sách ngoại giao.
 
“Bắt giam những người thể hiện quan điểm về quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng cũng là vi phạm nhân quyền không khác gì hành động bắt giữ những người lên tiếng về những vấn đề trong nước,” ông Robertson phát biểu. “Quyền tự do ngôn luận bao gồm ngôn luận về cả những vấn đề trong nước lẫn quốc tế.”
 
Để biết thêm những báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập:
 
Để có thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406, hay robertp@hrw.org
Ở London, Brad Adams (tiếng Anh): +44-7908-728333 (mobile); hay adamsb@hrw.org
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hay siftonj@hrw.org
 
HRW gửi Dân Làm Báo
 
*
Bui Thi Minh Hang Sent to ‘Education Center’ for 2 Years
 
January 4, 2012

Bui Thi Minh Hang participates in a protest on July 17, 2011 in Hanoi, Vietnam.
© 2011 Dan Lam Bao
 
(New York) – Vietnamese authorities should immediately release the activist Bui Thi Minh Hang and stop harassing her for protesting peacefully, Human Rights Watch said today. On November 28, 2011, authorities sent her to Thanh Ha Education Center in Binh Xuyen district, Vinh Phuc province, for 24 months of administrative detention.
 
Police arrested Bui Thi Minh Hang, 47, on November 27 outside Notre Dame Cathedral in Ho Chi Minh City for allegedly “causing public disorder.” She was conducting a silent protest against the arrests of peaceful protesters in Hanoi earlier that morning. The next day the police ordered her detained without trial at the “education center.”
 
“There is no justification for the Vietnamese authorities to pack off a peaceful protester to what is effectively a forced labor camp,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “Detaining Bui Thi Minh Hang without trial shows a disturbing disregard for her human rights and guarantees for freedom of expression contained in Vietnam’s own constitution.”
 
Bui Thi Minh Hang is a land rights activist who recently emerged as a prominent critic of the Chinese government. She participated in Sunday protests against Chinese territorial claims on the Spratly and Paracel islands that took place in Hanoi and Ho Chi Minh City between June and August.
 
The Hanoi Municipal People’s Committee ordered Bui Thi Minh Hang’s 24-month administrative detention under Ordinance 44 on Handling of Administrative Violations. She had no opportunity to contest the decision in a court.
 
Article 25 of the ordinance gives officials extremely broad authority to lock people up on arbitrary, ill-defined grounds. Anyone can be sent to an “education center” if it is determined that they have “committed acts of infringing upon the properties of domestic or foreign organizations, the properties, health, honor and/or dignity of citizens or foreigners, breaking social order and safety regularly but not to the extent of being examined for penal liability.”
 
Bui Thi Minh Hang’s lawyer, Ha Huy Son, has challenged the detention through a complaint to Chairman Nguyen The Thao of the Hanoi Municipal People’s Committee, saying that the arrest and order were illegal. There has been no response to the complaint.
 
“Ordinance 44 allows police and local authorities to skip the courts to punish people they don’t like,” Robertson said. “It’s a dangerous ordinance that makes a mockery of the Vietnamese government’s claim to respect the rule of law, and it should be repealed.”
 
In their decision on Bui Thi Minh Hang, the Hanoi Municipal People’s Committee also cited Decree 76, which provides guidance for sending people to “education centers.” Article 30 of the decree states that those who are sent to “education centers” must “work eight hours per day” and must “fulfill the assigned quota.”
 
Article 26 of the decree allows the center director to decide arbitrarily whether the term should be extended if “the person who has completed his or her term does not really make progress.” If a detainee does not fulfill the assigned work quota or runs afoul of center officials, he or she may be disciplined for not “making progress” and arbitrarily held for another period of “management and education.”
 
Vietnam has previously cracked down on activists publicly critical of the Chinese government. In 2008, nine days before the Beijing Olympic torch traveled to Ho Chi Minh City, authorities arrested the activist Nguyen Van Hai (pen name Dieu Cay), who has blogged critically about China’s claims over the Spratly and Paracel islands as well as other issues. He was later sentenced to 30 months in prison on a trumped-up tax evasion charge and has been held incommunicado since October 20, 2010, the day of his scheduled release.
 
In November 2011, Vietnam sentenced Vu Duc Trung and Le Van Thanh to five years in prison for broadcasting a Falun Gong radio program into China. Falun Gong is banned in China but not in Vietnam.
 
Prior to her most recent arrest, Bui Thi Minh Hang had been detained at least four times in five months for participating in protests. She was arrested on October 16 while walking with friends around the Hoan Kiem lake in Hanoi and wearing a conical hat with the letters HS-TS-VN, which are Vietnamese acronyms for “Spratly – Paracel – Vietnam.” Several people in civilian clothes seized her hat and destroyed it. When she called for help from the police, they arrested her.
 
Police held her from October 16 to19, during which time she went on a hunger strike. She was also detained briefly on August 2 for standing outside the court and peacefully supporting Dr. Cu Huy Ha Vu, who was appealing his conviction for “conducting propaganda against the State.”
 
The Spratly and Paracel islands are claimed by China, Vietnam, and other countries. The Vietnamese government has a long history of arbitrarily arresting and detaining people who speak out on what are deemed sensitive foreign policy issues.
 
“Detaining people for expressing their views on relations with neighboring countries is as much a rights violation as detaining them for talking about problems at home,” Robertson said. “The right to free speech includes speaking out on matters both domestic and international.”
 

Không có nhận xét nào: