Biểu tượng đồng euro bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Franckfurt, 5/11/2011. Reuters |
Trong bối cảnh kinh tế nhiều nước Liên Hiệp Châu Âu hết sức ảm đạm, nền kinh tế Đức là một điểm sáng đặc biệt. Nghiên cứu hàng năm do Viện Allensbach (Đức) công bố cho thấy, 49% người Đức lạc quan về viễn cảnh đất nước trong năm 2012. Tuy nhiên, 2012 cũng là năm có nhiều thách thức kinh tế và chính trị lớn.
Để tìm hiểu về triển vọng của nền kinh tế Đức năm 2012, RFI phỏng vấn Tiến sĩ Âu Dương Thệ (Dortmund – Đức).
1. Người Đức có thái độ như thế nào đối với nền kinh tế Đức trong năm qua và triển vọng trong năm tới 2012 :
Người Đức vừa chấm dứt năm 2011 với nhiều thành quả tốt trong kinh tế: Mức tăng trưởng kinh tế trong năm qua của Đức lên tới 3%, đây là một mức khá cao so với nhiều nước trong Liên hiệp Âu châu. Trong khi ấy mức thất nghiệp đã giảm xuống chỉ còn dưới 2,8 triệu người (6,6%). Cục Lao động Đức cho biết, đây là mức thất nghiệp thấp nhất từ khi Đức thống nhất trước đây hơn 20 năm. Mức tăng lương rất thấp so với nhiều nước Âu châu, khiến cho hàng Đức với phẩm chất tốt lại càng có khả năng cạnh tranh cao. Mức lạm phát tuy có gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Vì thế đa số người Đức lạc quan, khiến mức tiêu thụ nội địa gia tăng cũng đóng góp phần quan trọng trong sự hưng thịnh của Đức.
Tuy nhiên trong năm nay 2012 mức tăng trưởng kinh tế của Đức sẽ giảm đi rất nhiều. Các con số dự đoán từ phía chính phủ cũng như của nhiều viện nghiên cứu kinh tế độc lập ở Đức đã cho biết chỉ còn từ 0,5% tới 1%.
2- Các thách thức mà nước Đức sẽ phải đương đầu :
Nền kinh tế Đức đặt trọng tâm vào xuất cảng, trong đó các thị trường chính là EU (60%), Mĩ (10%) và Trung quốc (6%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2012 đang có nhiều rủi ro về tài chánh, phần lớn các dự đoán đều tỏ ra bi quan, kể cả ước đoán của bà Giám đốc Quĩ tiền tệ quốc tế Ch. Lagarde là kinh tế thế giới có thể rơi vào tái khủng hoảng nghiêm trọng như cuối thập kỉ 20 của thế kỉ trước. Trong bối cảnh như thế thì nền kinh tế phụ thuộc vào xuất cảng như Đức sẽ chịu nhiều áp lực lớn. Đặc biệt là hai khu vực khách hàng lớn nhất của Đức là EU lại đang có nhiều nguy cơ, hoặc chưa có khả năng phục hồi như ở Mĩ.
Thách thức lớn nhất mà Đức phải đối phó trong năm nay là tương lai của đồng Euro ra làm sao. Chính việc này Thủ tướng Đức bà TS Merkel đã không ngại ngùng nêu rõ trong Thông điệp đầu năm. Tuy bà tin rằng rồi cuối cùng đồng Euro sẽ thoát khỏi khủng hoảng, nhưng bà cũng cảnh báo trong năm nay còn có những khó khăn rất lớn, thậm chí có thể có những lúc còn diễn ra nguy ngập mới, trong đó cả Đức lẫn EU cần phải tỉnh táo để cùng nhau giải quyết.
3- Những cải cách kinh tế quốc gia mà Berlin dự định tiến hành và các biến động chính trị lớn :
Như chúng ta biết, sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới vài năm trước, chính phủ liên hiệp lớn ở Đức đã có những chương trình đầu tư lớn để tìm cách giải quyết khủng hoảng và phục hồi nhanh chóng kinh tế. Nhưng sau đó từ cuối năm 2009 chính phủ liên hiệp hiện nay đã quay trở lại chính sách thắt lưng buộc bụng, bằng cách giảm chi tiêu công để tiến tới cân bằng ngân sách quốc gia về chi-thu. Mặt khác chính phủ liên bang Đức còn có những chính sách tài chánh bắt các ngân hàng Đức phải tăng vốn dự trữ an toàn. Việc này cũng giúp cho mức lạm phát ở Đức trong vòng kiểm soát.
Tuy nhiên, chính phủ liên hiệp hiện nay gồm ba chính đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), Dân chủ Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) và đảng Tự do (FDP) đang gặp rất nhiều khó khăn rất lớn. Sau thất bại trong nhiều cuộc bầu cử quốc hội ở nhiều tiểu bang trong năm qua, nên các đảng cầm quyền đã không còn chiếm được đa số trong Thượng viện. Do đó có nhiều dự luật quan trọng, nhất là về kinh tế và tài chánh, có thể không được thông qua. Đảng Tự do đang rơi vào khủng hoảng lớn nhất từ trước tới nay. Trong các cuộc thăm dò cử tri mới nhất đảng này chỉ còn 3-4% và có nguy cơ mất cả ghế trong cuộc bầu cử QH liên bang vào mùa Thu 2013.
Một khó khăn chính trị lớn khác cho chính phủ liên hiệp hiện nay là cuộc khủng hoảng chính trị liên quan tới Tổng thống Đức C. Wulff xẩy ra từ trước Giáng sinh vừa qua. Ông đã dính líu vào việc vay tiền ngân hàng 500.000 Euro với mức lời rất thấp để mua nhà khi còn làm Thủ tướng tiểu bang Niedersachen và nhất là ông đã gọi điện thoại đe doạ một số Tổng biên tập báo chí và nhà xuất bản lớn ở Đức không được điều tra và viết bài về việc vay tiền mua nhà của ông. Nếu chuyện này có bằng chứng rõ ràng thì là vi phạm Điều 5 của Hiến pháp liên bang Đức về quyền tự do báo chí có thể đưa đến việc ông phải từ chức. Trường hợp này sẽ là một tổn thất lớn cho uy tín của Thủ tướng Merkel vì chính bà đã đề cử ông Wulff vào chức vụ này hơn một năm trước. Các khó khăn chính trị lớn này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các dự tính và chương trình hành động của Thủ tướng Merkel trong năm nay.
4- Vai trò của Đức với khu vực euro và Liên Hiệp Châu Âu :
Năm nay 2012 là năm sẽ quyết định số phận của đồng Euro và tương lai của EU. Tuy kết quả hội nghị thượng đỉnh của EU vào đầu tháng 12 vừa qua đã thành công bước đầu qua việc đồng ý là các nước thành viên trong khu vực đồng Euro cần phải tiến tới liên hiệp chặt chẽ về kinh tế, tài chánh và ngân sách thì mới có thể đưa đồng Euro thoát khỏi khủng hoảng từ hai năm qua. Vì thế các thành viên đồng ý cần phải có một hiệp ước mới qui định việc này.
Hiện hai đầu tầu chính cả về kinh tế lẫn chính trị là Pháp và Đức đang chuẩn bị đưa ra một dự thảo Hiệp định mới này cho khu vực đồng Euro gồm 17 nước và với khả năng tham gia của 9 nước khác còn lại trong EU, ngoại trừ Anh. Đây là một vấn đề hóc búa nhất cho gần nửa tỉ người ở Âu châu trong năm nay. Tới nay người ta chưa biết nội dung cụ thể của dự thảo hiệp định mới này, nhưng tiến trình thông qua tại các hội nghị cấp cao của EU trong các tháng tới sẽ rất gay go. Không những thế, tiến trình thông qua Hiệp định mới tại từng quốc gia hội viên trong thời gian tới lại càng phức tạp, lâu dài và chứa đựng nhiều rủi ro. Đây là những kinh nghiệm còn rất sống động sau các cuộc trưng cầu dân ý ở Pháp và Hoà Lan vài năm trước với đa số không đồng ý với bản "Hiến pháp EU 2004“, khiến sau đó EU lại mất nhiều năm mới cho ra đời được "Hiệp định Lisboa 2007“.
Riêng tại Đức, trong thời gian tới QH Đức sẽ thảo luận về các quyết định của Hội nghị cấp cao của EU vào đầu tháng 12. Chắc chắn QH Đức sẽ thông qua các quyết định này, vì không chỉ các chính đảng cầm quyền mà cả hai chính đảng đối lập lớn là đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh đều chủ trương duy trì đồng Euro và đẩy mạnh tiến trình hợp tác toàn diện của EU.
Chưa ai có thể tiên đoán kết quả cuộc bầu cử TT Pháp vào cuối tháng 4 tới sẽ ra sao và chính phủ của bà Merkel còn tồn tại hay không ở Đức vào mùa thu 2013. Nhưng có điều chắc chắn Pháp và Đức sẽ vẫn là hai nước chủ động trong tiến trình giải quyết khủng hoảng của đồng Euro và đẩy mạnh hợp tác trong EU.
Nếu theo dõi tiến trình hình thành và phát triển của EU gần sáu thập niên vừa qua từ 6 nước lên tới 27 quốc gia hiện nay thì sẽ thấy sự kiên tâm và tin tưởng của đại đa số nhân dân Âu châu, cũng như ý thức trách nhiệm cao của nhiều chính khách Âu Châu. Trong bối cảnh thế giới của Thế kỉ 21 với tiến trình toàn cầu hoá trong nhiều lãnh vực và sự xuất hiện của một số cường quốc kinh tế mới thì vai trò của EU lại càng cần thiết và quan trọng hơn. Trong nhiều thập kỉ qua, EU đang là biểu tượng của cuộc hoà giải rất thành công giữa những nước từng là tử thù của nhau, hay từng có những quá khứ chính trị đối nghịch nhau. Không những thế, EU còn chứng minh rất hùng hồn rằng, nếu muốn phát triển bền vững và công bằng trong xã hội thì kinh tế thị trường phải gắn liền với một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên. Chỉ như vậy mới đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc và nhân phẩm thực sự cho các công dân!
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Âu Dương Thệ!
1. Người Đức có thái độ như thế nào đối với nền kinh tế Đức trong năm qua và triển vọng trong năm tới 2012 :
Người Đức vừa chấm dứt năm 2011 với nhiều thành quả tốt trong kinh tế: Mức tăng trưởng kinh tế trong năm qua của Đức lên tới 3%, đây là một mức khá cao so với nhiều nước trong Liên hiệp Âu châu. Trong khi ấy mức thất nghiệp đã giảm xuống chỉ còn dưới 2,8 triệu người (6,6%). Cục Lao động Đức cho biết, đây là mức thất nghiệp thấp nhất từ khi Đức thống nhất trước đây hơn 20 năm. Mức tăng lương rất thấp so với nhiều nước Âu châu, khiến cho hàng Đức với phẩm chất tốt lại càng có khả năng cạnh tranh cao. Mức lạm phát tuy có gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Vì thế đa số người Đức lạc quan, khiến mức tiêu thụ nội địa gia tăng cũng đóng góp phần quan trọng trong sự hưng thịnh của Đức.
Tuy nhiên trong năm nay 2012 mức tăng trưởng kinh tế của Đức sẽ giảm đi rất nhiều. Các con số dự đoán từ phía chính phủ cũng như của nhiều viện nghiên cứu kinh tế độc lập ở Đức đã cho biết chỉ còn từ 0,5% tới 1%.
2- Các thách thức mà nước Đức sẽ phải đương đầu :
Nền kinh tế Đức đặt trọng tâm vào xuất cảng, trong đó các thị trường chính là EU (60%), Mĩ (10%) và Trung quốc (6%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2012 đang có nhiều rủi ro về tài chánh, phần lớn các dự đoán đều tỏ ra bi quan, kể cả ước đoán của bà Giám đốc Quĩ tiền tệ quốc tế Ch. Lagarde là kinh tế thế giới có thể rơi vào tái khủng hoảng nghiêm trọng như cuối thập kỉ 20 của thế kỉ trước. Trong bối cảnh như thế thì nền kinh tế phụ thuộc vào xuất cảng như Đức sẽ chịu nhiều áp lực lớn. Đặc biệt là hai khu vực khách hàng lớn nhất của Đức là EU lại đang có nhiều nguy cơ, hoặc chưa có khả năng phục hồi như ở Mĩ.
Thách thức lớn nhất mà Đức phải đối phó trong năm nay là tương lai của đồng Euro ra làm sao. Chính việc này Thủ tướng Đức bà TS Merkel đã không ngại ngùng nêu rõ trong Thông điệp đầu năm. Tuy bà tin rằng rồi cuối cùng đồng Euro sẽ thoát khỏi khủng hoảng, nhưng bà cũng cảnh báo trong năm nay còn có những khó khăn rất lớn, thậm chí có thể có những lúc còn diễn ra nguy ngập mới, trong đó cả Đức lẫn EU cần phải tỉnh táo để cùng nhau giải quyết.
3- Những cải cách kinh tế quốc gia mà Berlin dự định tiến hành và các biến động chính trị lớn :
Như chúng ta biết, sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh thế giới vài năm trước, chính phủ liên hiệp lớn ở Đức đã có những chương trình đầu tư lớn để tìm cách giải quyết khủng hoảng và phục hồi nhanh chóng kinh tế. Nhưng sau đó từ cuối năm 2009 chính phủ liên hiệp hiện nay đã quay trở lại chính sách thắt lưng buộc bụng, bằng cách giảm chi tiêu công để tiến tới cân bằng ngân sách quốc gia về chi-thu. Mặt khác chính phủ liên bang Đức còn có những chính sách tài chánh bắt các ngân hàng Đức phải tăng vốn dự trữ an toàn. Việc này cũng giúp cho mức lạm phát ở Đức trong vòng kiểm soát.
Tuy nhiên, chính phủ liên hiệp hiện nay gồm ba chính đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), Dân chủ Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) và đảng Tự do (FDP) đang gặp rất nhiều khó khăn rất lớn. Sau thất bại trong nhiều cuộc bầu cử quốc hội ở nhiều tiểu bang trong năm qua, nên các đảng cầm quyền đã không còn chiếm được đa số trong Thượng viện. Do đó có nhiều dự luật quan trọng, nhất là về kinh tế và tài chánh, có thể không được thông qua. Đảng Tự do đang rơi vào khủng hoảng lớn nhất từ trước tới nay. Trong các cuộc thăm dò cử tri mới nhất đảng này chỉ còn 3-4% và có nguy cơ mất cả ghế trong cuộc bầu cử QH liên bang vào mùa Thu 2013.
Một khó khăn chính trị lớn khác cho chính phủ liên hiệp hiện nay là cuộc khủng hoảng chính trị liên quan tới Tổng thống Đức C. Wulff xẩy ra từ trước Giáng sinh vừa qua. Ông đã dính líu vào việc vay tiền ngân hàng 500.000 Euro với mức lời rất thấp để mua nhà khi còn làm Thủ tướng tiểu bang Niedersachen và nhất là ông đã gọi điện thoại đe doạ một số Tổng biên tập báo chí và nhà xuất bản lớn ở Đức không được điều tra và viết bài về việc vay tiền mua nhà của ông. Nếu chuyện này có bằng chứng rõ ràng thì là vi phạm Điều 5 của Hiến pháp liên bang Đức về quyền tự do báo chí có thể đưa đến việc ông phải từ chức. Trường hợp này sẽ là một tổn thất lớn cho uy tín của Thủ tướng Merkel vì chính bà đã đề cử ông Wulff vào chức vụ này hơn một năm trước. Các khó khăn chính trị lớn này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các dự tính và chương trình hành động của Thủ tướng Merkel trong năm nay.
4- Vai trò của Đức với khu vực euro và Liên Hiệp Châu Âu :
Năm nay 2012 là năm sẽ quyết định số phận của đồng Euro và tương lai của EU. Tuy kết quả hội nghị thượng đỉnh của EU vào đầu tháng 12 vừa qua đã thành công bước đầu qua việc đồng ý là các nước thành viên trong khu vực đồng Euro cần phải tiến tới liên hiệp chặt chẽ về kinh tế, tài chánh và ngân sách thì mới có thể đưa đồng Euro thoát khỏi khủng hoảng từ hai năm qua. Vì thế các thành viên đồng ý cần phải có một hiệp ước mới qui định việc này.
Hiện hai đầu tầu chính cả về kinh tế lẫn chính trị là Pháp và Đức đang chuẩn bị đưa ra một dự thảo Hiệp định mới này cho khu vực đồng Euro gồm 17 nước và với khả năng tham gia của 9 nước khác còn lại trong EU, ngoại trừ Anh. Đây là một vấn đề hóc búa nhất cho gần nửa tỉ người ở Âu châu trong năm nay. Tới nay người ta chưa biết nội dung cụ thể của dự thảo hiệp định mới này, nhưng tiến trình thông qua tại các hội nghị cấp cao của EU trong các tháng tới sẽ rất gay go. Không những thế, tiến trình thông qua Hiệp định mới tại từng quốc gia hội viên trong thời gian tới lại càng phức tạp, lâu dài và chứa đựng nhiều rủi ro. Đây là những kinh nghiệm còn rất sống động sau các cuộc trưng cầu dân ý ở Pháp và Hoà Lan vài năm trước với đa số không đồng ý với bản "Hiến pháp EU 2004“, khiến sau đó EU lại mất nhiều năm mới cho ra đời được "Hiệp định Lisboa 2007“.
Riêng tại Đức, trong thời gian tới QH Đức sẽ thảo luận về các quyết định của Hội nghị cấp cao của EU vào đầu tháng 12. Chắc chắn QH Đức sẽ thông qua các quyết định này, vì không chỉ các chính đảng cầm quyền mà cả hai chính đảng đối lập lớn là đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh đều chủ trương duy trì đồng Euro và đẩy mạnh tiến trình hợp tác toàn diện của EU.
Chưa ai có thể tiên đoán kết quả cuộc bầu cử TT Pháp vào cuối tháng 4 tới sẽ ra sao và chính phủ của bà Merkel còn tồn tại hay không ở Đức vào mùa thu 2013. Nhưng có điều chắc chắn Pháp và Đức sẽ vẫn là hai nước chủ động trong tiến trình giải quyết khủng hoảng của đồng Euro và đẩy mạnh hợp tác trong EU.
Nếu theo dõi tiến trình hình thành và phát triển của EU gần sáu thập niên vừa qua từ 6 nước lên tới 27 quốc gia hiện nay thì sẽ thấy sự kiên tâm và tin tưởng của đại đa số nhân dân Âu châu, cũng như ý thức trách nhiệm cao của nhiều chính khách Âu Châu. Trong bối cảnh thế giới của Thế kỉ 21 với tiến trình toàn cầu hoá trong nhiều lãnh vực và sự xuất hiện của một số cường quốc kinh tế mới thì vai trò của EU lại càng cần thiết và quan trọng hơn. Trong nhiều thập kỉ qua, EU đang là biểu tượng của cuộc hoà giải rất thành công giữa những nước từng là tử thù của nhau, hay từng có những quá khứ chính trị đối nghịch nhau. Không những thế, EU còn chứng minh rất hùng hồn rằng, nếu muốn phát triển bền vững và công bằng trong xã hội thì kinh tế thị trường phải gắn liền với một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên. Chỉ như vậy mới đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc và nhân phẩm thực sự cho các công dân!
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Âu Dương Thệ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét