Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

TS Nguyễn Đình Thắng Nói về Mô Thức BPSOS, Dân Chủ Hóa


Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng

“Chống buôn người là một lĩnh vực ưu tiên đấu tranh của tổ chức BPSOS, và qua đây tổ chức bất vụ lợi này của người Việt tị nạn có phương tiện nối kết với nhiều chính phủ Châu Á và thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa cho quê nhà Việt Nam.) – Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng.
Đó là lời trình bày của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, khi ghé thăm tòa soạn Việt Báo hôm Thứ Tư 4-1-2012. Trong khi các hoạt động của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng và hội này đã cứu thoát nhiều người Việt bị đẩy vào thảm cảnh buôn người, tổ chức BPSOS của ông đã liên tục bị chính phủ Hà Nội chỉ trích.
Mới nhất là trong tuần lễ thứ nhì của tháng 12-2011, thông tấn CNA ghi nhận rằng viên chức đại diện chính phủ VN tại Đài Loan đã mạnh mẽ phản đối việc tổ chức Đài Loan Taiwan Foundation for Democracy đã trao tặng một giải thưởng nhân quyền cho Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS).

Tuy nhiên Hội này trả lời đại diện chính phủ VN là hội đã có tiến trình khảo sát kỹ càng trước khi trao giải, và hội ‘giữ nguyên quyết định đúng đắn đó.’
Hội đã trao Giải Thưoỏng Nhân Quyền và Dân Chủ Á Châu 2011 cho BPSOS hôm Thứ Bảy, với Tổng Thống Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu) trao giải cho Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS.
Huang Teh-fu, chủ tịch hội TFD, trả lời rằng trao giải như thế là đúng vì BPSOS đã giúp chống nạn buôn người hiệu quả.
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng giảỉ thích với tòa soạn, rằng Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển từ khi thành lập ở Mỹ năm 1980 đã luôn luôn quan sát xemï VN đãø vi phạm thế nào đối với công ước quôc tế về nhân quyền…
Đặc biệt, Tiến Sĩ Thắng nói giải thưởng mà ông thay mặt BPSOS đã lãnh từ Đài Loan là sự thừa nhận của đất nước dân chủ Đài Loan đối với đóng góp của BPSOS, và cũng là đóng góp với hỗ trợ từ chung cả cho cộng đồng người Việt hải ngoại, cho nỗ lực chống buôn người tại Đài Loan.
Tiến Sĩ Thắng nói với phóng viên VB, “Nhờ BPSOS, Đài Loan đã trở thành quốc gia hàng đầu chống buôn người. Điều này có tác động lớn, vì nhiều quốc gia khác đã gửi phai1í đoàn tới Đài Loan để học mô thức chống buôn người của Đài Loan, mà mô thức này là do BPSOS đề ra.”
Ông giải thích thêm, mô thưc chống buôn người do BPSOS đề ra đã thành công tại Đàì Loan gồm 3 yếu tố:
(1) Phải có luật pháp nghiêm minh để bảo vệ nạn nhân;
(2) Phải có hợp tác giữa chính phủ và xã hội công dân, qua đây huy động toàn lực xã hội để xóa sổ các ổ buôn người;
(3) Cần có người chịu trách nhiệm từ phía chính phủ.
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng nói, chính phủ Đài Loan đã áp dụng mô thức trên.
Tiến Sĩ Thắng nói, chính công thức chống buôn người trên mới là phát triển dân chủ, là cơ hội xây dựng xã hội công dân, và từ đó giaỉ quyết nạn thất nghiệp, nạn nghèo đói…
Tiến Sĩ Thắng nói rằng tổ chức BPSOS hiện có văn phòng hoạt động tại 3 quốc gia Châu Á:
- Đài Loan, nơi có nửa triệu người Việt;
- Mã Lai, nơi có 120,000 người việt;
Thái Lan, không đông, chủ yếu có 600 người Việt đang tỵ nạn hoặc đang xin xin quy chế tỵ nạn.
Tuy vậy, chính Thái Lan mới là bản doanh của nhiều tổ chức quốc tế, nới đó Ủy Ban BPSOS đang hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế.
Hiện thời BPSOS để duy trình hoạt động ở 3 quốc gia Châu Á này cần tới 42,000 đôla/năm. Do vậy, BPSOS cần hỗ trợ từ cộng đồng Việt hải ngoại.
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng nói, lĩnh vực hoạt động BPSOS là các vấn đề xuyên quốc gia, vì trong khi phía Việt Nam buôn công nhân sang các quốc gia khác, BPSOS đã chọn phương tiện làm việc với quốc tế để ảnh hưởng vào Việt Nam.
Tiến Sĩ Thắng nói, chính vì Hà Nội bị áp lực quốc tế, nên đã phải ban hành Luật Phòng Chống Buôn Người ngày 31-3-2011; Luật này có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2012.
Công việc của BPSOS phần chính cũng còn là thông tin, sẽ làm cho mọi người dân ý thức về quyền của người dân, và, theo lời Tiến Sĩ Thắng hôm Thứ Tư tại Việt Báo, “Khi dân ý thức về quyền dân, tự bảo vệ quyền của mình, thì đó là bước đầu dân chủ.”
Trước giờ chính phủ Hà Nội luôn chỉ trích BPSOS, luôn ngăn trở việc làm của BPSOS, vì không muốn người dân ý thức về quyền dân. Tuy nhiên, Tiến Sĩ Thắng nói, BPSOS không hiện diện trong VN, nhưng các chứng cớ buôn người từ phía VN đều nằm ngoàì VN, nên khi phanh phui là dò theo các chứng cớ xuyên quốc gia. BPSOS đang tìm hợp tác với nhiều chính phủ trong khối ASEAN, và chỉ như thế mới giúp được đồng bào Việt đang bị đẩy vào các mạng buôn người mà chủ mưu từ tận trong VN.
Cũng nên nhắc rằng, BPSOS thành lập năm 1980 với sứ mạng cứu vớt đồng bào thuyền nhân, được nhiều người biết đến qua tên Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển trước kia và Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển sau này.
Trong thập niên đầu, qua Chiến dịch Vớt Người Biển Đông, BPSOS đã cứu được trên 3.300 thuyền nhân chưa kể những đóng góp tài trợ cho chương trình vớt người ngoài biển của Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.
Năm 1990, trước chính sách quốc tế đã thay đổi, BPSOS chuyển sứ mệnh từ vớt người ngoài biển sang cứu người trên cạn.
“Lúc ấy đồng bào thuyền nhân bị đối xử như tù nhân; rất nhiều người bị từ chối tư cách tị nạn một cách bất công và đứng trước hiểm hoạ bị cưỡng bức hồi hương”, Ts. Thắng nói.
Để đối phó với tình trạng này, BPSOS thành lập Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers (LAVAS) với văn phòng ở Palawan, Phi Luật Tân và ở Hồng Kông. Từ hai văn phòng này, nhiều toán luật sư và trợ luật viên đã đến các trại cấm để tranh đấu cho quyền tị nạn của thuyền nhân.
Năm 1995, các quốc gia tạm dung bắt đầu sử dụng biện pháp cưỡng bức hồi hương, gây nên nhiều cuộc biểu tình và tự sát. Đối phó lại, BPSOS khởi xướng cuộc vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ.
Theo Ts. Thắng, rất may có Dân Biểu Christopher Smith ở Hạ Viện và Thượng Nghị Sĩ Mark Hatfield ở Thượng Viện hưởng ứng cuộc vận động này. Nhờ vậy mà chương trình Refugee Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees (ROVR) ra đời và đã định cư trên 18 ngàn thuyền nhân sau khi họ bị hồi hương.
Trong thập niên thứ ba, BPSOS tập trung xây dựng mình thành một tổ chức toàn quốc nhằm giúp đồng hương đối phó với hậu quả của cuộc cải tổ trợ cấp và di dân, qua các chương trình từ nhập tịch đến phát triển kinh tế, từ sức khoẻ đến dịch vụ cho người cao niên… BPSOS hiện hoạt động ở 17 địa điểm ở Hoa Kỳ. Song song, BPSOS đã hỗ trợ cho trên 50 tổ chức người Việt phát triển năng lực để phục vụ đồng hương.
Một cách âm thầm BPSOS tiếp tục can thiệp cho các trường hợp tị nạn từ HO đến McCain và Ưu Tiên 1, giúp đưa hàng ngàn tị nạn đến Hoa Kỳ. Năm 2006 BPSOS vận động thành công để mở lại chương trình HO dưới tên mới là HR. Chương trình này đã định cư trên một ngàn người trong thành phần cựu tù cải tạo, cựu nhân viên chính phủ hay công ty Hoa Kỳ, và thân nhân của họ.
Năm 1999, BPSOS mở chương trình chống buôn người với trường hợp 250 công nhân Việt ở American Samoa. Năm 2005 BPSOS nới rộng hoạt động chống buôn người sang Đài Loan và Mã Lai. Năm 2008
BPSOS đồng sáng lập Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới (CAMSA) hiện hoạt động ở 4 địa điểm ở Á Châu. Từ năm 2007 BPSOS bắt đầu can thiệp cho nhiều người Việt lánh nạn ở Thái Lan do hậu quả của cuộc đàn áp kéo dài đến nay ở Việt Nam. Gần đây, hoạt động bảo vệ người tị nạn của BPSOS được chú ý qua trường hợp của cô Vũ Phương Anh và nhiều chục giáo dân Cồn Dầu.
Đặc biệt, trong bản văn “Lời Cảm Ơn Cuối Năm” mới phổ biến tuần trước, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng viết thư gửi cộng đồng, trích:
“…Mục tiêu của chúng tôi trong 3 năm tới là giải trừ các căn nguyên của nạn buôn người ở Việt Nam: luật pháp nghịch lý vốn bảo vệ thủ phạm buôn người và trấn áp nạn nhân, sự can dự của các kẻ có chức quyền vào con đường buôn người hợp pháp (qua chương trình xuất khẩu lao động và qua lao động cưỡng bức trong các trại “cải tạo”), và sự ngăn cấm các lực lượng quần chúng độc lập tham gia cải tạo một xã hội đang băng hoại.”(hết trích)
Độc giả muốn đóng góp yểm trợ, xin đề cho và gởi về: BPSOS/CAMSA PO Box 8065 Falls Church, VA 22041 – USA. Hoặc vào mạng http://www.machsong.org.

Không có nhận xét nào: