Pages

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Điện mật: Viện Nghiên cứu Nam Hải thăm dò Tùy viên Quân sự Mỹ về quan điểm chính sách chính thức

Thiếu những cơ sở pháp lý xác đáng, thiếu sự thuyết phục mang tính khoa học, diễn giải vấn đề một cách mù mờ, đó là những gì được Viện Nghiên cứu Nam Hải đưa ra để nhằm biện minh cho yêu sách vô lý về đường lưỡi bò của Trung Quốc. Chính điều này đã khiến cho giới nghiên cứu Trung Quốc cảm thấy thiếu tự tin và lo ngại về một sự tham gia của Hoa Kỳ vào các giải pháp đối với những tranh chấp tại Biển Đông.


(Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn vô lý của Trung Quốc)


Xuất xứ: Tổng Lãnh sự Mỹ tại Quảng Châu (Trung Quốc)


Thời gian phát điện: Thứ 5, ngày 21/01/2010: 09h07’UTC


Thời gian công bố: Thứ 5, ngày 01/09/2011: 23h24’UTC


Phân loại điện: Điện Mật


(1)Tóm lược : Trong một chuyến thăm tới Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc (National Institute for South China Sea Studies – NISCS) (Viện Nghiên cứu về Biển Đông của Trung Quốc - ND), Tùy viên Quân sự (DATT), Đề đốc Hải quân Gehrke đã được đón tiếp kỹ lưỡng hơn mức cần thiết cho một cuộc viếng thăm thông thường chỉ nhằm để giới thiệu về tổng quan lịch sử và những hoạt động thường nhật của cơ quan này. Những nhà nhiên cứu của trung tâm nghiên cứu đặt tại Hải Nam – có vẻ là viện nghiên cứu chiến lược hải dương duy nhất được tài trợ bởi hội đồng nhà nước Trung Quốc – đã chuẩn bị cho Tùy viên Quân sự những câu hỏi về quan điểm chính sách của chính phủ Mỹ đối với những vấn đề gây tranh cãi liên quan đến yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông. Những nhà nghiên cứu cũng hỏi về các phát biểu được đưa ra bởi Thượng Nghị sỹ Jim Webb về nhu cầu cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, động cơ của chính phủ Mỹ trong việc cải thiện quan hệ với những quốc gia như Cam-pu-chia và việc Mỹ không phê chuẩn Hiến chương LHQ về Luật Biển (UNCLOS). Đáp lại, Tùy viên Quân sự cũng hỏi về quan điểm của Trung Quốc đối với những yêu sách chồng chéo đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZs) tại Biển Đông và tình trạng tranh chấp hàng hải với Nhật Bản về đường trung tuyến phân chia vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước tại biển Đông Hải.

Tìm kiếm một “hải dương hòa bình, hữu nghị và hợp tác”
(2)Theo Giám đốc NISCS Ngô Thục Tồn, NSCIS có hai chức năng chính là cung cấp kiến thức và các hỗ trợ luật pháp cho những giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp tại Biển Đông và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Nam. Trong Video giới thiệu đã xác định nhiệm vụ của viện này như là “Thúc đẩy [Biển Đông] thành biển của hòa bình, hữu nghị và hợp tác.” Cô Kang giải thích với Tùy viên Quân sự rằng, Viện (Nghiên cứu Nam Hải) đã thực hiện những nghiên cứu về ứng dụng luật pháp quốc tế tại Biển Đông, khả năng cho các giải pháp hòa bình đối với quần đảo tranh chấp Trường Sa và việc hợp tác phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên. NSCIS cũng tổ chức các hội thảo quốc tế, xuất bản các báo cáo thường niên , các tạp chí Biển Đông hàng tháng, và tham gia trao đổi về học thuật với những tổ chức hải dương học khác. Thêm vào đó, Kang cũng nói rằng, Viện Nam Hải còn cung cấp dịch vụ tư vấn chính sách cho chính phủ trung ương về phát triển tài nguyên biển và phát triển kinh tế biển, cũng như làm việc nhằm thúc đẩy việc tạo ra một tổ chức hợp tác kinh tế tại Biển Đông.

Thách thức cao nhất: Chứng minh chủ quyền của Trung Quốc


(3)Theo cô Kang, vấn đề khó nhất mà Viện Nghiên cứu Nam Hải phải đối mặt, đó là chứng minh từ “lịch sử và quan điểm pháp luật” về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đối Đường Lưỡi Bò (U-shaped) và những hòn đảo được khoanh định bởi đường này. Cô này cũng xác định, việc làm sao để hợp tác với các quốc gia láng giềng nhằm cùng tham gia phát triển tài các nguồn tài nguyên hàng hải và giải quyết các tranh chấp cũng là một thách thức cơ bản khác. Cô nhấn mạnh rằng, điều này có thể liên quan đến việc tạo ra một cơ chế hợp tác kinh tế, chính trị nhằm đảm bảo cho “hòa bình, ổn định, cùng phát triển, và một giải pháp cuối cùng cho các tranh chấp”. Kang cũng nói với Tùy viên Quân sự rằng, từ khi 30% nền kinh tế của Hải Nam là dựa trên hàng hải và tài nguyên vùng nước xanh ( “blue” resource ), tương lai phát triển của tỉnh (Hải Nam) phụ thuộc vào một Biển Đông hòa bình.

Thăm dò Tùy Viên Quân sự về lập trường chính thức



(4)Ngay sau khi Kang kết thúc phần trình bầy của mình, một nhà nghiên cứu đã hỏi Tùy viên Quân sự rằng, liệu ông có tin vào những nhận xét được đưa ra bởi Thượng Nghị sỹ Mỹ Jim Webb khi ông kêu gọi Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ cần làm nhiều hơn nữa nhằm cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và điều này là phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Mỹ. Nhà nghiên cứu này cũng muốn biết việc liệu Tùy viên Quân sự có thân quen với một nhóm được biết tới như là Nhóm Đông Nam Á chống Trung Quốc về Trường Sa (Southeast Asian Anti – China Spratly Group ) và liệu ông có khẳng định tin đồn rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia là các thành viên của nhóm này. Trong một câu hỏi tiếp theo, cũng nhà nghiên cứu này đã hỏi Tùy viên Quân sự giải thích việc tại sao Hoa Kỳ đã có những cố gắng nhằm phát triển quan hệ với những quốc gia tại Đông Nam Á như Cam-pu-chia. Lát sau, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Luật biển và Chính sách của viện NISCS, ông Zhao Wei, đề cập tới vụ tai nạn liên quan đến tầu USNS Impeccable như là một trong nhiều những trường hợp mà tầu Hải quân Mỹ bị cáo buộc là đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, trước khi ông này đề nghị Tùy viên Quân sự làm rõ quan điểm của chính phủ Mỹ liên quan đến việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. ( Bình luận: Những câu hỏi được các nhà nghiên cứu đưa ra ngay lập tức sau khi phần giới thiệu vừa kết thúc đã làm sáng tỏ việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) nhậy cảm với khả năng Hoa Kỳ tham gia vào các giải pháp về tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Hết bình luận.)


Viện Nghiên cứu Nam Hải: Lập trường của Trung Quốc được ủng hộ bởi Luật pháp Quốc tế


(5)Nhân việc các nhà nghiên cứu (Trung Quốc) đang sẵn sàng tham gia vào những thảo luận cởi mở, Tùy viên Quân sự đã hỏi họ về cách giải thích của Trung Quốc đối với những hạn chế mà họ áp dụng cho vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tại Biển Đông và yêu sách chủ quyền được đưa ra bởi những quốc gia khác. Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu Nam hải Li Jianwei trả lời rằng, mặc dù Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền mang tính lịch sử đối với toàn bộ khu vực được khoanh bởi Đường Lưỡi Bò (U – shaped), hoặc đường chín đoạn, Trung Quốc không xem xét việc EEZ là một phần của toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của họ. Không có giải thích, Li thêm rằng những cơ sở pháp lý và lịch sử ủng hộ cho yêu sách của Trung Quốc bao gồm một bản đồ năm 1947 có chứa đường chín đoạn, một tuyên bố năm 1958 về định nghĩa lãnh hải của Trung Quốc, và Pháp điển hóa yêu sách của Trung Quốc vào luật quốc nội năm 1992. ( Chú thích: Li nhắc thêm tới những yếu tố lịch sử ủng hộ yêu sách từ năm 1998 nhưng đã không làm rõ những tài liệu tham khảo. Hết chú thích .) Khi hỏi về tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với các vùng đặc quyền kinh tế tương ứng của họ và đường trung tuyến tại Đông Hải, Zhao trả lời rằng, tranh chấp này bị “ràng buộc chặt chẽ bởi luật pháp quốc tế hiện hành” và rằng yêu sách của Trung Quốc đối với 200 hải lý từ thềm lục địa, mặc dù nó đã mở rộng vào vùng đặc quyền kinh tế yêu sách bởi Nhật Bản, nhưng đã có một cơ sở rõ ràng trong luật pháp quốc tế.
Nguồn trích dẫn: Wikileaks

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Đề nghị, Trang blog sử dụng bản dịch của Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Đông thì nên ghi rõ nguồn. Cảm ơn.