Pages

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Tòa Hải Phòng ‘sẽ xử vụ Vinashin’

Hải Phòng được chú ý nhiều sau các sai
phạm tại Tiên Lãng
Tòa án Nhân dân Hải Phòng được giao thụ lý, xét xử vụ án “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế” xảy ra tại tập đoàn Vinashin.
Truyền thông Việt Nam mới đây dẫn lời Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình nói, “Đây là vụ án lớn, phức tạp, xảy ra trên địa bàn chín tỉnh, thành phố, được dư luận cả nước quan tâm.”

“Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng cần tập trung cao, xét xử theo đúng pháp luật”, ông Bình nói.

Một luật sư tại Việt Nam muốn ẩn danh nói với BBC rằng, “Trước đây những vụ án hết sức nghiêm trọng thì xử sơ thẩm, chung thẩm đều ở cấp Tòa án Nhân dân Tối cao xử luôn”,
“Nhưng sau này bỏ qui định đó và vụ án nghiêm trọng đến mấy nay cũng xử ở cấp tỉnh. Nguyên tắc cơ bản hiện nay tất cả đều phải bắt đầu từ tòa cấp tỉnh,”
“Có thể do liên quan tới tài sản của các công ty con, các nhân chứng, bằng chứng vi phạm ở Hải Phòng nên người ta chọn tòa Hải Phòng.”
“Một vụ án nếu liên quan tới nhiều địa bàn, khi giao cho tòa một tỉnh nào đó thì điều đó có nghĩa là ở địa bàn đó có nhiều tình tiết liên quan nhất, nếu theo hồ sơ kết luận điều tra nói như vậy,” luật sư này cho biết thêm.
Tóa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng mới đây đã phải “kiểm điểm trách nhiệm và rút kinh nghiệm sâu sắc” trong một số sai sót liên quan tới vụ khiếu kiện của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, buộc Tòa án Nhân dân Tối cao phải can thiệp.
Hiện chưa rõ khi nào vụ án tại tập đoàn Vinashin được đưa ra xử.
Vay để trả lương
"Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng cần tập trung cao, xét xử theo đúng pháp luật"
Chánh án Tòa Tối cao Trương Hòa Bình
Được biết vụ án đã được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hoàn thành điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 11 bị can về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong số các bị can, ông Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin, được xác định có vai trò đầu vụ với nhiều sai phạm nghiêm trọng vì “có liên quan trực tiếp đến ba trong số năm dự án gây thiệt hại 910 tỷ đồng (43 triệu đôla) trong đó có việc mua tàu Hoa Sen được mô tả là “trái với chỉ đạo của Thủ tướng”.
Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam đã không xử lý lãnh đạo cấp cao nào trong vụ Vinashin và đang cơ cấu lại tập đoàn tai tiếng này.
Vinashin từng được hậu thuẫn mạnh về vốn và các ưu đãi khác từ các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Trong khi đó Vinashin hiện nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khoảng gần 300 tỷ VND (14 triệu đôla) tiền đi vay để trả nợ tiền lương, các loại bảo hiểm, trợ cấp cho người lao động.
Vào 24/12/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định cho phép tập đoàn bên bờ phá sản được vay VDB (với lãi suất 0%, thời hạn tối đa 12 tháng, sau đó gia hạn thêm đến hết ngày 31/12/2011) để chi trả tiền lương, nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, tạo việc làm và học nghề.
Hiện chưa rõ trong thời gian tới Vinashin sẽ đi vay ở đâu để đáp ứng các nhu cầu tài chính trên.
Website của Vinashin trên trang nhất không đưa các thông tin liên quan tới phiên xử kể trên và chọn “thông điệp thăm hỏi tặng Bấm quà Tết cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn” là bài chính.
Vinashin và 21 công ty con hiện đang bị một trong số các chủ nợ nước ngoài kiện ra tòa ở Bấm London liên quan tới khoản vay 600 triệu đôla đã Bấm đáo hạn thanh toán lần trả góp thứ ba mà vẫn chưa thanh toán.
Đầu năm nay Vinashin, thông qua luật sư đại diện, phản hồi lại đơn kiện họ không trả nợ đáo hạn rằng đơn khiếu kiện của chủ nợ nước ngoài này là “Bấm vô giá trị”.

Không có nhận xét nào: