Rõ lại kiểu Áo gấm đi đêm!
Thử nhớ lại ngày 5-1-2012, Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng đã chỉ huy lực lượng công an, quân đội hùng hậu chiến đấu dũng cảm, giành được thắng lợi trước cuộc khởi nghĩa của anh em gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn.
Chiến công đã được Đại tá Ca tự ngợi ca là “Trận đánh đẹp“. Hàng ngàn bài viết trên báo đài nhà nước đề cập. Giờ tìm trên mạng khái niệm này, nó đã có tới 183.000 kết quả.
Ấy thế mà sau “Trận đánh đẹp” đó đúng 2 năm, 3 tháng, 3 tuần, ngày 26-4-2014, Công an Hà Nội đã có một “Trận đánh đẹp” khác, có khi còn … đẹp hơn, với lực lượng hùng hậu gấp nhiều lần – 1.000 quân, phá tan đám nông dân đàn bà bà già con gái, bắt được nhiều đối tượng, thế mà báo chí cứ lờ tịt.
Thử tìm trên mạng cụm từ “dương nội””cưỡng chế”, thì chỉ thấy báo nhà nước có bài từ gần 2 năm trước Thanh tra Chính phủ kết luận vụ thu hồi đất ở Dương Nội, trong đó có đoạn cho là “Kiến nghị của người dân có ‘một số nội dung đúng’ song cũng có ‘một số cái sai’.”
Chẳng có báo nào phản ánh ca ngợi, lại để báo của Công an Hà Nội đơn thương độc mã, chỉ có mỗi bài nhưng lại từ trước đó 2 ngày: Ném phân, cắn tay lực lượng cưỡng chế, còn sau khi có chiến công, không thấy có bài nào nữa thì thật đáng tiếc.
Trong khi đó lại chỉ có đài phương Tây với trang mạng tự do là ca ngợi chiến công này. Mời xem trên BBC:
Chính quyền dùng ‘đầu gấu’ ở Dương NộiThử nhớ lại ngày 5-1-2012, Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an Hải Phòng đã chỉ huy lực lượng công an, quân đội hùng hậu chiến đấu dũng cảm, giành được thắng lợi trước cuộc khởi nghĩa của anh em gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn.
Chiến công đã được Đại tá Ca tự ngợi ca là “Trận đánh đẹp“. Hàng ngàn bài viết trên báo đài nhà nước đề cập. Giờ tìm trên mạng khái niệm này, nó đã có tới 183.000 kết quả.
Ấy thế mà sau “Trận đánh đẹp” đó đúng 2 năm, 3 tháng, 3 tuần, ngày 26-4-2014, Công an Hà Nội đã có một “Trận đánh đẹp” khác, có khi còn … đẹp hơn, với lực lượng hùng hậu gấp nhiều lần – 1.000 quân, phá tan đám nông dân đàn bà bà già con gái, bắt được nhiều đối tượng, thế mà báo chí cứ lờ tịt.
Thử tìm trên mạng cụm từ “dương nội””cưỡng chế”, thì chỉ thấy báo nhà nước có bài từ gần 2 năm trước Thanh tra Chính phủ kết luận vụ thu hồi đất ở Dương Nội, trong đó có đoạn cho là “Kiến nghị của người dân có ‘một số nội dung đúng’ song cũng có ‘một số cái sai’.”
Chẳng có báo nào phản ánh ca ngợi, lại để báo của Công an Hà Nội đơn thương độc mã, chỉ có mỗi bài nhưng lại từ trước đó 2 ngày: Ném phân, cắn tay lực lượng cưỡng chế, còn sau khi có chiến công, không thấy có bài nào nữa thì thật đáng tiếc.
Trong khi đó lại chỉ có đài phương Tây với trang mạng tự do là ca ngợi chiến công này. Mời xem trên BBC:
Cập nhật: 15:46 GMT – thứ bảy, 26 tháng 4, 2014
Chính quyền địa phương sử dụng ‘đầu gấu’ và ‘xã hội đen’ trong một vụ cưỡng chế đất đai có huy động lực lượng tới ‘một nghìn người’ từ phái chính quyền tại một phường trên địa bàn thành phố Hà Nội hôm 25/4/2014, theo lời nhân chứng.
Các nhóm ‘đầu gấu’ tham gia cưỡng chế đất ở phường Dương Nội, quận Hà Đông đã ‘bắt trói, khiêng người quăng lên xe cảnh sát’ trong cuộc cưỡng chế và giải tán những người dân khiếu kiện dài ngày và giữ đất, theo ông Nguyễn Đức
Trả lời BBC hôm 26/4, ông Quang nói:
“Người ta không giải quyết mà cứ giằng co từ ngày ấy đến giờ, thì hôm qua, người ta tung vào đến hơn 1.000 cảnh sát, đầu gấu các loại, để đuổi dân ra và người ta chiếm, người ta rào, người ta quây lại thôi,
“Bây giờ chính quyền toàn bảo kê cho xã hội đen nói vào, còn lệnh bây giờ nó vẫn viết lệnh cưỡng chế ấy, thì dân chỉ biết chắp tay… xin bớt lại để cho dân làm ăn, nhưng cuối cùng chắp tay lại, các ông chẳng tha,
“Ông cứ cho xã hội đen, đầu gấu vào, công an chỉ đạo để đuổi dân ra, để nó quây lại thôi.”
Trước câu hỏi làm sao biết được ai là ‘đầu gấu’ và ‘xã hội đen’ trong vụ việc được cáo buộc, nhân chứng 57 tuổi nói:
“Xã hội đen là nó cứ nhặt linh tinh ở ngoài, không phải là công an, thì nó tránh tội được, công an chỉ chỉ đạo thôi… bây giờ người ta đứng đằng sau xua lũ ấy vào đằng trước, rồi bảo kê cho chúng nó. Bây giờ đều là cảnh như thế.”
Ông Quang giải thích thêm về nguồn gốc của những người mà ông gọi là ‘xã hội đen’ mà theo cáo buộc đã tham gia vào vụ cưỡng chế đất:
“Xã hội (đen) là người ta cứ ra những cái chợ người, nói nôm na là như thế, những người dân lao động lang thang rồi cổ hươu, đầu hươu, đầu tạ, đầu trộm đuôi cướp, người ta gọi nôm na là như thế.”
‘Xã hội đen và Công an’
Về diễn biến vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu, nhân chứng cho biết chi tiết:
“Bảo ra, người ta không ra thì nó cứ xô, nó đánh, nó vụt, rồi nó khiêng ra ngoài, nó bắt đi đến mấy người,
“Cứ xúm lại, khiêng như con lợn thôi, sau là vứt ra ngoài, còn ai bảo không nghe thì người ta trói cho lên xe thùng, mang đi nhốt thôi.”
Nhân chứng khẳng định những người tiến hành ‘bắt trói’ và ‘vứt người lên xe’ là các đối tượng ‘xã hội đen’ và các xe thùng là ‘xe của cảnh sát.’
Theo nhân chứng, vụ cưỡng chế diễn ra từ lúc đầu giờ sáng và kết thúc với việc 5 người dân địa phương trong nhóm khiếu nại và giữ đất bị bắt giữ.
Cảnh bên cưỡng chế phong tỏa đường xá ở Dương Nội hôm 26/4 theo truyền thông mạng.
Nhân chứng Quang nói tiếp: “Sáng từ lúc 8h30, nó đổ quân xuống, cho đến tối hôm qua nó giải quyết, nó bưng rào tôn kín hết, và người thì bắt đi mất năm người.”
Hôm thứ Bảy, một người dân khiếu nại đất đai khác ở Dương Nội, bà Nguyễn Thị Tâm, khẳng định với BBC trong số người bị bắt ở vụ cưỡng chế có bà Cấn Thị Thêu, người đứng đầu một trong hai nhóm dân oan khiếu kiện đất đai nhiều năm nay ở Dương Nội.
Bà Tâm cũng cho hay chỉ ba ngày trước cuộc cưỡng chế, đã xảy ra một vụ cưỡng chế khác vào hôm 22/4 cũng tại Dương Nội.
Nhân chứng này nói: “Cái buổi hôm 22, chính quyền tổ chức cưỡng chế khu đất để làm đất kinh doanh dịch vụ giao cho những hộ đã nhân tiền bồi thường, nhưng đoàn chúng tôi là đoàn Dương Thị Khuê, cùng 30 hộ dân, chúng tôi có bốn nhà vướng vào vụ cưỡng chế.”
Hôm 26/4, bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi của dân oan, nói với BBC hai vụ cưỡng chế hôm thứ Ba và thứ Sáu vẫn xảy mặc dù trước đó đã có một cuộc làm việc ở cấp Phó thủ tướng về vụ khiếu kiện đất đai kéo dài ở Dương Nội.
Hôm thứ Bảy, bà Tâm nói với BBC:
“Việc Phó thủ tướng họp và có chủ trương thế nào, chủ trương cụ thể thì chúng tôi chưa được biết, còn việc chính quyền Quận Hà Đông tiếp tục cưỡng chế (đất) của chúng tôi, thì chúng tôi gọi đấy là hành động tái cướp đất, vì thực ra, đất ấy đã bị cướp một lần rồi,
“Nhưng chúng tôi đã khiếu nại lên Thanh tra chính phủ và chính Thanh tra chính phủ và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thừa nhận là chúng tôi khiếu nại đúng và Quận Hà Đông sai.”
‘Dân vẫn sở hữu đất’
Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà cho rằng chính quyền địa phương, mà cụ thể là Quận và Xã đã có thể ‘tranh thủ’ tiến hành các vụ cưỡng chế để đưa các sự việc vào thế có thể được coi là sự đã rồi, trước khi các chỉ đạo mới của chính phủ có thể đi vào hiệu lực ở Dương Nội.
Hôm thứ Bảy, một người dân khiếu nại đất đai khác ở Dương Nội, bà Nguyễn Thị Tâm, khẳng định với BBC trong số người bị bắt ở vụ cưỡng chế có bà Cấn Thị Thêu, người đứng đầu một trong hai nhóm dân oan khiếu kiện đất đai nhiều năm nay ở Dương Nội.
Bà Tâm cũng cho hay chỉ ba ngày trước cuộc cưỡng chế, đã xảy ra một vụ cưỡng chế khác vào hôm 22/4 cũng tại Dương Nội.
Nhân chứng này nói: “Cái buổi hôm 22, chính quyền tổ chức cưỡng chế khu đất để làm đất kinh doanh dịch vụ giao cho những hộ đã nhân tiền bồi thường, nhưng đoàn chúng tôi là đoàn Dương Thị Khuê, cùng 30 hộ dân, chúng tôi có bốn nhà vướng vào vụ cưỡng chế.”
Hôm 26/4, bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng và bảo vệ quyền lợi của dân oan, nói với BBC hai vụ cưỡng chế hôm thứ Ba và thứ Sáu vẫn xảy mặc dù trước đó đã có một cuộc làm việc ở cấp Phó thủ tướng về vụ khiếu kiện đất đai kéo dài ở Dương Nội.
Hôm thứ Bảy, bà Tâm nói với BBC:
“Việc Phó thủ tướng họp và có chủ trương thế nào, chủ trương cụ thể thì chúng tôi chưa được biết, còn việc chính quyền Quận Hà Đông tiếp tục cưỡng chế (đất) của chúng tôi, thì chúng tôi gọi đấy là hành động tái cướp đất, vì thực ra, đất ấy đã bị cướp một lần rồi,
“Nhưng chúng tôi đã khiếu nại lên Thanh tra chính phủ và chính Thanh tra chính phủ và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thừa nhận là chúng tôi khiếu nại đúng và Quận Hà Đông sai.”
‘Dân vẫn sở hữu đất’
Cũng hôm thứ Bảy, bà Lê Hiền Đức nói với BBC bà cho rằng chính quyền địa phương, mà cụ thể là Quận và Xã đã có thể ‘tranh thủ’ tiến hành các vụ cưỡng chế để đưa các sự việc vào thế có thể được coi là sự đã rồi, trước khi các chỉ đạo mới của chính phủ có thể đi vào hiệu lực ở Dương Nội.
Chính quyền đưa xe san ủi đất vào khu ruộng được rào, sau vụ cưỡng chế hôm 26/4.
Nhà hoạt động khẳng định với BBC một số người dân khiếu kiện vẫn còn ‘sở hữu’ các mảnh đất mà chính quyền quận Hà Đông định chuyển giao cho các doanh nghiệp và các dự án.
Bà Hiền Đức giải thích lý do các vụ cưỡng chế và căng thẳng giữa người dân và chính quyền:
“Vì người dân Dương Nội không nhận tiền đền bù, và đã thường xuyên từng đoàn người mặc áo đỏ đến các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ đến Mặt trận Tổ quốc, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ v.v… giăng khẩu hiệu lên, đấu tranh đòi quyền lợi…
“Họ quyết định thế nào tôi không biết được chủ trương thế nào nhưng trên tinh thần tôi hiểu rõ ràng rằng bà con Dương Nội chưa nhận tiền đền bù, vậy thì tức là vẫn là của người ta.”
Hôm 26/4, BBC đã liên lạc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông để tìm hiểu về diễn biến và nguyên nhân các cưỡng chế đất gần nhất, nhưng ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đã từ chối trả lời phóng viên qua điện thoại viễn liên.
Trong khi đó, nhiều trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh người dân Dương Nội tập trung trụ sở cơ quan Thanh tra Bộ Công an để đề nghị ‘trả người’ bị bắt sau vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu.
Hôm thứ Bảy, một nhà nghiên cứu về nông thôn ở Việt Nam được BBC vấn ý cho hay vấn đề cưỡng chế đất và tranh chấp, xung đột đất đai giữa chính quyền địa phương với nông dân đã đang là ‘một vấn đề nóng’ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ‘xứng tầm’ về chủ đề này do việc điều tra, khảo sát có thể ‘động chạm’ tới chính quyền ‘cấp cao’ và trở thành một vấn đề ‘nhạy cảm, tế nhị’ đối với các dự án và đề tài nghiên cứu, dù tiến hành bởi chính các cơ quan nghiên cứu ở khu vực nhà nước.
Bà Hiền Đức giải thích lý do các vụ cưỡng chế và căng thẳng giữa người dân và chính quyền:
“Vì người dân Dương Nội không nhận tiền đền bù, và đã thường xuyên từng đoàn người mặc áo đỏ đến các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ đến Mặt trận Tổ quốc, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ v.v… giăng khẩu hiệu lên, đấu tranh đòi quyền lợi…
“Họ quyết định thế nào tôi không biết được chủ trương thế nào nhưng trên tinh thần tôi hiểu rõ ràng rằng bà con Dương Nội chưa nhận tiền đền bù, vậy thì tức là vẫn là của người ta.”
Hôm 26/4, BBC đã liên lạc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông để tìm hiểu về diễn biến và nguyên nhân các cưỡng chế đất gần nhất, nhưng ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân đã từ chối trả lời phóng viên qua điện thoại viễn liên.
Trong khi đó, nhiều trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh người dân Dương Nội tập trung trụ sở cơ quan Thanh tra Bộ Công an để đề nghị ‘trả người’ bị bắt sau vụ cưỡng chế hôm thứ Sáu.
Hôm thứ Bảy, một nhà nghiên cứu về nông thôn ở Việt Nam được BBC vấn ý cho hay vấn đề cưỡng chế đất và tranh chấp, xung đột đất đai giữa chính quyền địa phương với nông dân đã đang là ‘một vấn đề nóng’ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu ‘xứng tầm’ về chủ đề này do việc điều tra, khảo sát có thể ‘động chạm’ tới chính quyền ‘cấp cao’ và trở thành một vấn đề ‘nhạy cảm, tế nhị’ đối với các dự án và đề tài nghiên cứu, dù tiến hành bởi chính các cơ quan nghiên cứu ở khu vực nhà nước.
(Chép Sử Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét