Các blogger và nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy, Tô Oanh, Lê Nhật Đăng, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Đình Hà, nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi đã trình bày về các đề tài như báo mạng với vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hội, vấn đề tự do báo chí, internet ở Việt Nam, tự do sáng tác, những cái giá phải trả khi nói lên tiếng nói độc lập…
Theo blogger Nguyễn Tường Thụy, sự kiểm duyệt chặt chẽ của Nhà nước đối với báo chí đã cho ra nhiều sản phẩm thiếu trung thực, làm thui chột tài năng của các phóng viên. Tuy nhiên sự ra đời của internet đã giúp phát triển các trang mạng, blog, trang Facebook có thông tin kịp thời, nhạy bén. Ông cho rằng Nhà nước cần nới lỏng kiểm duyệt và cho phép báo chí tư nhân hoạt động.
Blogger Tô Oanh nhận xét, do không dám đề cập tới những vấn đề “nhạy cảm”, báo chí nhà nước dần trở thành báo “lá cải”. Blogger Nguyễn Đình Hà nói rằng Nghị định 72 nhằm kiểm soát dịch vụ internet có tác động tiêu cực trong việc phát triển một xã hội minh bạch.
Đại diện Tổ chức Bảo vệ Nhà báo (CPJ) là Bob Dietz cũng có mặt trong buổi điều trần. Sau đó, các blogger Việt Nam đã có tiếp xúc với dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Theo blogger Nguyễn Tường Thụy, sự kiểm duyệt chặt chẽ của Nhà nước đối với báo chí đã cho ra nhiều sản phẩm thiếu trung thực, làm thui chột tài năng của các phóng viên. Tuy nhiên sự ra đời của internet đã giúp phát triển các trang mạng, blog, trang Facebook có thông tin kịp thời, nhạy bén. Ông cho rằng Nhà nước cần nới lỏng kiểm duyệt và cho phép báo chí tư nhân hoạt động.
Blogger Tô Oanh nhận xét, do không dám đề cập tới những vấn đề “nhạy cảm”, báo chí nhà nước dần trở thành báo “lá cải”. Blogger Nguyễn Đình Hà nói rằng Nghị định 72 nhằm kiểm soát dịch vụ internet có tác động tiêu cực trong việc phát triển một xã hội minh bạch.
Đại diện Tổ chức Bảo vệ Nhà báo (CPJ) là Bob Dietz cũng có mặt trong buổi điều trần. Sau đó, các blogger Việt Nam đã có tiếp xúc với dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét