∇ 'Phải xét xử nghiêm, nhưng đủ chứng cứ'
|
Một trong ba luật sư tham gia bảo vệ cho ông Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cho rằng Hội đồng Xét xử phiên tòa phúc thẩm cần 'hủy án' và 'trả lại hồ sơ' để điều tra thêm vì nhiều thông tin quan trọng làm bằng chứng trong vụ án bị 'đứt đoạn'.
Hôm 27/4/2014, trao đổi với BBC từ Hà Nội, luật sư Trần Đình Triển, từ Văn phòng Luật sư Vì dân, nói với BBC ông tin rằng các bị cáo trong vụ án tham nhũng ở Vinalines là 'có tội' và phải được xử nghiêm để làm gương trong xã hội và cộng đồng, tuy nhiên việc xử án cũng phải được tiến hành thỏa đáng và thuyết phục với 'đủ chứng cứ'.
Ông Triển nói: "Quan điểm của tôi đồng tình đường lối của Đảng và Nhà nước, là phải tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, và với vai trò của luật sư, cũng phải tham gia đắc lực vào việc đó,
"Tuy nhiên, xử lý ai phải đảm bảo đầy đủ chứng cứ để kết tội họ, khi đó một bản án mới có giá trị để giáo dục và phòng ngừa chung, nếu xử oan sai, hậu quả lại ngược lại."
'Chứng cứ đứt đoạn'
"Tuy nhiên, xử lý ai phải đảm bảo đầy đủ chứng cứ để kết tội họ, khi đó một bản án mới có giá trị để giáo dục và phòng ngừa chung, nếu xử oan sai, hậu quả lại ngược lại"
Luật sư Trần Đình Triển
Luật sư Triển cho rằng chưa đủ chứng cứ để kết tội thân chủ của ông về tội 'tham ô tài sản'.
Ông Triển nói: "Xung quanh vụ án xảy ra ở Vinalines, chúng ta cũng phải khẳng định rằng việc mua ụ nổi M83 đó là cũ kỹ và đã gây ra một thất thoát tài sản cho nhà nước,
"Việc đó cần được xử lý nghiêm minh theo tội 'cố ý làm trái' hoặc 'thiếu tinh thần trách nhiệm', không thể bỏ qua tội danh đó,
"Những tội đó đối với ông Dũng, ông Phúc và một số cán bộ ở Vinalines có liên quan việc đó cũng phải có một mức án nghiêm minh để không những ở trong ngành hàng hải, mà để cho tất cả các ngành nghề khác, không thể biến Việt Nam trở thành nơi chứa những đồ cũ kỹ về trong nước mà gây một thiệt hại cho nhà nước và nhân dân và cho doanh nghiệp,
"Còn bây giờ sang vụ việc về tội tham ô tài sản, thì bây giờ vấn đề cơ bản của vụ án chưa được làm rõ, chứng cứ đang đứt đoạn..." ông Triển nói với BBC.
Mời quý vị theo dõi phần cuối của cuộc phỏng vấn với luật sư Trần Đình Triển Bấmtại đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét