Bất chấp tình trạng có quá nhiều nan đề thuộc về hiện tình đất nước như nạn tham nhũng, nợ công vượt trần nguy hiểm, nợ xấu chưa giải quyết được gì, ngân sách khủng hoảng, không kiếm đâu ra tiền để tăng lương cho công chức viên chức, những kiểu ''tự chết'' trong đồn công an…, quốc hội Việt Nam vẫn kiên định trong tư thế á khẩu.
Các dân biểu Quốc hội VN tập dượt "quyền im lặng".
Mới vào ngày làm việc thứ hai của kỳ họp quốc hội, và cũng chỉ mới đến 9h15 phút sáng ngày 21/10, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải tuyên bố kết thúc phần làm việc buổi sáng khi chỉ có 4 đại biểu có ý kiến.
Nhưng tiền lệ đã có từ kỳ họp quốc hội trước: không một đại biểu nào có ý kiến tại một phiên họp, khiến người điều hành phải tuyên bố cho nghỉ sớm trước 2 giờ đồng hồ.
2 giờ đồng hồ lãng phí và mỗi kỳ họp kéo dài hàng tháng trời ấy có thể quy ra bao nhiêu tiền đóng thuế của dân, nếu phép tính đơn giản nhất vẫn thường là 2 triệu đồng chi cho mỗi phút họp Quốc hội?
“Quyền im lặng” – thứ quyền chỉ dùng cho kẻ bị bắt và được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc Hội giữa năm 2015, thật trớ trêu lại trở nên một mô phỏng khó có thể thích hợp hơn cho thái độ im lìm táng tận của đại đa số đại biểu quốc hội mà báo chí Việt Nam phải mô tả “khó tin được!”.
Trong khi đó, quốc hội Việt Nam đã không thể xua tan nỗi sợ thần hồn nát thần tính trước Bắc Kinh từ ít nhất năm 2011 đến nay. Rất tương điệu với không khí cam chịu khuất phục thiên triều vào thời điểm các tháng 5-6, 2014 khi giàn khoan Hải Dương 981 vươn cổ vào Hà Nội, cơ quan dân cử cao nhất này đã rụt cổ tổ chức một phiên họp kín để sau đó không có được bất cứ nghị quyết hay văn bản lẽ nào, dù chỉ để phản bác một cách run rẩy trước Trung Quốc.
Không khí được xem là sôi nổi gần đây nhất của gần 500 đại diện ''của dân, do dân và vì dân'' này chỉ bộc lộ qua cử chỉ cúi đấu bấm nút thông qua dự án sân bay Long Thành với giá trị lên đến 15 tỷ USD, hứa hẹn để lại hàng đống nợ nần cho các đời con cháu. Cử chỉ này được biểu cảm tại Hội Nghị Trung Ương Đảng 11 tháng 5, 2015 như một cách chia phần tinh thần “thông qua chủ trương”.
Mục thị bãi lầy còn bùn sệt hơn cả những kỳ họp trước đây về chất lượng tranh biện đối với sa sút kinh tế, thật khó người dân nào có thể tin rằng cả cái hội trường 500 ông bà đang tiêu tốn hàng tỷ đồng mỗi ngày họp kia lại dám cầm súng ra mặt trận, hoặc ít nhất cũng thoát khỏi bệnh tính câm lặng, nếu Trung Quốc xua các quân đoàn hò hét chiếm Việt Nam.
Thậm chí trong một năm qua, “quyền được chết” – một phạm trù y tế và đạo đức xã hội – còn được người dân tranh luận sôi động hơn hẳn “quyền im lặng” chốn nghị trường.
Nhưng “quyền im lặng” của đại biểu quốc hội Việt Nam không phải chuyện bây giờ mới kể. Từ nhiều kỳ họp trước, tỉ lệ đến 40% số người đại diện cho dân chúng không thốt nổi một lời đã trở nên phổ cập đến mức vỡ lòng, đến độ mà những người dân nghèo nhất nhưng vẫn phải còng lưng đóng thuế đã phải thốt lên “Đồ ăn hại!”
Lê Dung
Mới vào ngày làm việc thứ hai của kỳ họp quốc hội, và cũng chỉ mới đến 9h15 phút sáng ngày 21/10, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải tuyên bố kết thúc phần làm việc buổi sáng khi chỉ có 4 đại biểu có ý kiến.
Nhưng tiền lệ đã có từ kỳ họp quốc hội trước: không một đại biểu nào có ý kiến tại một phiên họp, khiến người điều hành phải tuyên bố cho nghỉ sớm trước 2 giờ đồng hồ.
2 giờ đồng hồ lãng phí và mỗi kỳ họp kéo dài hàng tháng trời ấy có thể quy ra bao nhiêu tiền đóng thuế của dân, nếu phép tính đơn giản nhất vẫn thường là 2 triệu đồng chi cho mỗi phút họp Quốc hội?
“Quyền im lặng” – thứ quyền chỉ dùng cho kẻ bị bắt và được đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc Hội giữa năm 2015, thật trớ trêu lại trở nên một mô phỏng khó có thể thích hợp hơn cho thái độ im lìm táng tận của đại đa số đại biểu quốc hội mà báo chí Việt Nam phải mô tả “khó tin được!”.
Trong khi đó, quốc hội Việt Nam đã không thể xua tan nỗi sợ thần hồn nát thần tính trước Bắc Kinh từ ít nhất năm 2011 đến nay. Rất tương điệu với không khí cam chịu khuất phục thiên triều vào thời điểm các tháng 5-6, 2014 khi giàn khoan Hải Dương 981 vươn cổ vào Hà Nội, cơ quan dân cử cao nhất này đã rụt cổ tổ chức một phiên họp kín để sau đó không có được bất cứ nghị quyết hay văn bản lẽ nào, dù chỉ để phản bác một cách run rẩy trước Trung Quốc.
Không khí được xem là sôi nổi gần đây nhất của gần 500 đại diện ''của dân, do dân và vì dân'' này chỉ bộc lộ qua cử chỉ cúi đấu bấm nút thông qua dự án sân bay Long Thành với giá trị lên đến 15 tỷ USD, hứa hẹn để lại hàng đống nợ nần cho các đời con cháu. Cử chỉ này được biểu cảm tại Hội Nghị Trung Ương Đảng 11 tháng 5, 2015 như một cách chia phần tinh thần “thông qua chủ trương”.
Mục thị bãi lầy còn bùn sệt hơn cả những kỳ họp trước đây về chất lượng tranh biện đối với sa sút kinh tế, thật khó người dân nào có thể tin rằng cả cái hội trường 500 ông bà đang tiêu tốn hàng tỷ đồng mỗi ngày họp kia lại dám cầm súng ra mặt trận, hoặc ít nhất cũng thoát khỏi bệnh tính câm lặng, nếu Trung Quốc xua các quân đoàn hò hét chiếm Việt Nam.
Thậm chí trong một năm qua, “quyền được chết” – một phạm trù y tế và đạo đức xã hội – còn được người dân tranh luận sôi động hơn hẳn “quyền im lặng” chốn nghị trường.
Nhưng “quyền im lặng” của đại biểu quốc hội Việt Nam không phải chuyện bây giờ mới kể. Từ nhiều kỳ họp trước, tỉ lệ đến 40% số người đại diện cho dân chúng không thốt nổi một lời đã trở nên phổ cập đến mức vỡ lòng, đến độ mà những người dân nghèo nhất nhưng vẫn phải còng lưng đóng thuế đã phải thốt lên “Đồ ăn hại!”
Lê Dung
(SBTN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét