Pages

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Trung Quốc: Tham vọng cho một tương lai siêu cường

mediaTrụ sở một ngân hàng thương mại Trung Quốc ở khu phố có Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ảnh tư liệu ngày 24/11/2014.REUTERS/Kim Kyung-Hoon/Files
Trong khi hầu hết các tờ báo chính ở Pháp ra hôm nay đều tập trung vào các đề tài xã hội trong nước, thì nhật báo kinh tế Les Echos dành sự chú ý đặc biệt đến Trung Quốc với sự kiện hôm nay 26/10/2015 khai mạc hội nghị Ban chấp hành trung ương 5 khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, một hội nghị đặt trọng tâm các kế hoạch kinh tế quan trọng không chỉ liên quan đến tương lai phát triển Trung Quốc mà còn cả với thế giới bên ngoài.






Tờ báo kinh tế chạy tựa lớn trang nhất : « Trung Quốc đánh cuộc tương lai siêu cường » và nhận xét « Trung Quốc phác họa kế hoạch 5 năm tới trong hoàn cảnh mạo hiểm ».
Les Echos nhận định : « Đúng vào thời điểm Trung Quốc đang rơi vào giai đoạn khó khăn nhất của việc chuyển tiếp mô hình tăng trưởng, mọi cặp mắt quan sát đều đổ dồn về Bắc Kinh trong tuần này, nơi diễn ra hội nghị Trung ương năm khóa 18 ».
Trong 5 ngày làm việc, cơ quan đầu não của đảng Cộng sản Trung Quốc, bên cạnh một số việc khác, sẽ phải đưa ra được đường hướng chính phát triển kinh tế cho 5 năm tới từ năm 2016-2020, còn gọi là kế hoạch 5 năm lần thứ 13.
Bình luận về sự kiện này, xã luận của Les Echos nhận thấy mục tiêu của đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra trong hội nghị lần này mang « hương vị Liên xô » đó là « hướng tới đỉnh cao ». Les Echos nhận định lộ trình phát triển mới cho đất nước lần này có « tầm quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc cộng sản ».
Bài xã luận lý giải : « Quả thực, nếu kế hoạch này đạt mục tiêu, sau năm 2020 Trung Quốc sẽ là cường quốc kinh tế và quân sự số một thế giới, một vị thế mà Hoa Kỳ đã trấn giữ suốt từ năm 1890 trong lĩnh vực kinh tế. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay hoàn toàn ý thức được sự khó khăn trên con đường này. Thậm chí họ còn nhắc nhau rằng Liên Xô đã bị sụp đổ trước khi kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ 13 ! Họ sẽ phải làm tất cả để đảng Cộng sản tránh được số phận như người láng giềng cộng sản Liên Xô ».
Theo Les Echos, trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 này, Trung Quốc hoặc sẽ trở thành cường quốc số 1 thế giới hoặc sẽ có những biến động lớn. Cả hai khả năng này đều dẫn đến « những hệ quả chiến lược đáng kể ».
Les Echo nhận thấy, thế giới sẽ có lợi khi Trung Quốc theo đuổi con đường kinh tế không có hỗn loạn. Đất nước này đóng góp 32% tăng trưởng toàn cầu và chiếm 30% lượng đầu tư trên thế giới. Vì thế số phận kinh tế Trung Quốc giờ liên quan mật thiết đến kinh tế của toàn cầu. Tờ báo rút kết luận châu Âu cũng « cần phải có một kế hoạch đối phó với Trung Quốc, đó là một chiến lược đối mặt với một cường quốc hành xử theo kiểu có qua có lại dựa trên sức mạnh mà họ có được ».
Giải quyết nhân sự
Les Echos dẫn báo Trung Quốc China Daily cho biết chiến dịch chống tham nhũng cũng sẽ phủ bóng lớn xuống các cuộc thảo luận tại hội nghị trung ương 5 lần này.
Theo China Daily, tại hội nghị trung ương, một vấn đề quan trọng khác cũng được đưa ra, đó là thay thế một loạt cán bộ trung ương vừa bị kỷ luật trong chiến dịch bài trừ tham nhũng do ông Tập Cận Bình phát động, trong đó các quan chức cao cấp chủ yếu có dính dáng đến mạng lưới quyền lực cũ của những nhân vật như Chu Vĩnh Khang hay Hồ Cẩm Đào ....

Không có nhận xét nào: