Để thu hút các nhà sản xuất Nhật, Manila đề nghị các ưu đãi về thuế khóa, và nhấn mạnh các ưu điểm như chất lượng tay nghề công nhân Philippines, sự ổn định về kinh tế và những nỗ lực chống tham nhũng của Tổng thống Benigno Aquino.
Thứ trưởng Thương mại Philippines, Cristino Panlilio cho báo chí biết, chính phủ nước này đang tìm cách kéo khoảng 15 công ty Nhật đến Philippines. Ông nói: « Không phải chúng tôi muốn thủ lợi trên sự không may của người khác, nhưng chỉ muốn thực tế hơn và hỗ trợ cho người Nhật. Các tùy viên thương mại Philippines đã được chỉ thị phải tiếp cận các công ty Nhật này vừa tại Trung Quốc vừa ở Nhật ».
Bên cạnh căng thẳng về ngoại giao, ông Obanliliola nhấn mạnh, giá lao động Trung Quốc tăng cao khiến Philippines trở nên thu hút hơn, sau khi bùng nổ công nghiệp tại Trung Quốc đã cản trở sự phát triển của Philippines trong những thập kỷ gần đây. Lãnh vực sản xuất Philippines chiếm tỉ lệ 17% nền kinh tế trong năm 2011, trong khi tỉ lệ này vào năm 1980 là 26%.
Hoạt động của nhiều công ty Nhật đã bị ngưng trệ trong những ngày gần đây vì những cuộc biểu tình chống Nhật liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tập đoàn Toyota đang dẫn đầu các nhà sản xuất xe hơi toàn cầu trong quý I/2012 đã phải đóng các dây chuyền sản xuất tại hầu hết các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc. Còn tập đoàn Nissan thì sẽ cho ngưng sản xuất tại một số nhà máy, từ ngày mai 27/9 cho đến cuối tuần. Mazda Motor quyết định ngưng hoạt động hai ngày, còn Suzuki tạm ngưng một trong số hai ê-kíp.
Hãng Toyota có ba nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc, sản xuất 800.000 chiếc xe hơi mỗi năm, và có mạng lưới 860 đại lý. Nissan cũng có ba nhà máy lắp ráp, liên doanh với một công ty địa phương, năm ngoái đã xuất xưởng gần 1,2 triệu chiếc xe hơi.
Theo nhà phân tích Koji Endo của Advanced Research Japan, thì lượng xe hơi Nhật bán ra tại Trung Quốc sẽ bị sút giảm từ 20 đến 30%, và tác động lần này sẽ quan trọng hơn nhiều so với đợt biểu tình chống Nhật vào năm 2010.
Thứ trưởng Thương mại Philippines, Cristino Panlilio cho báo chí biết, chính phủ nước này đang tìm cách kéo khoảng 15 công ty Nhật đến Philippines. Ông nói: « Không phải chúng tôi muốn thủ lợi trên sự không may của người khác, nhưng chỉ muốn thực tế hơn và hỗ trợ cho người Nhật. Các tùy viên thương mại Philippines đã được chỉ thị phải tiếp cận các công ty Nhật này vừa tại Trung Quốc vừa ở Nhật ».
Bên cạnh căng thẳng về ngoại giao, ông Obanliliola nhấn mạnh, giá lao động Trung Quốc tăng cao khiến Philippines trở nên thu hút hơn, sau khi bùng nổ công nghiệp tại Trung Quốc đã cản trở sự phát triển của Philippines trong những thập kỷ gần đây. Lãnh vực sản xuất Philippines chiếm tỉ lệ 17% nền kinh tế trong năm 2011, trong khi tỉ lệ này vào năm 1980 là 26%.
Hoạt động của nhiều công ty Nhật đã bị ngưng trệ trong những ngày gần đây vì những cuộc biểu tình chống Nhật liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tập đoàn Toyota đang dẫn đầu các nhà sản xuất xe hơi toàn cầu trong quý I/2012 đã phải đóng các dây chuyền sản xuất tại hầu hết các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc. Còn tập đoàn Nissan thì sẽ cho ngưng sản xuất tại một số nhà máy, từ ngày mai 27/9 cho đến cuối tuần. Mazda Motor quyết định ngưng hoạt động hai ngày, còn Suzuki tạm ngưng một trong số hai ê-kíp.
Hãng Toyota có ba nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc, sản xuất 800.000 chiếc xe hơi mỗi năm, và có mạng lưới 860 đại lý. Nissan cũng có ba nhà máy lắp ráp, liên doanh với một công ty địa phương, năm ngoái đã xuất xưởng gần 1,2 triệu chiếc xe hơi.
Theo nhà phân tích Koji Endo của Advanced Research Japan, thì lượng xe hơi Nhật bán ra tại Trung Quốc sẽ bị sút giảm từ 20 đến 30%, và tác động lần này sẽ quan trọng hơn nhiều so với đợt biểu tình chống Nhật vào năm 2010.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét