Cách bờ biển Trung Quốc chỉ vài trăm cây số, trước khoảng 70 giám mục, đến từ 35 quốc gia Châu Á, người đứng đầu đạo Công giáo « khẩn thiết » kêu gọi Bắc Kinh và các nước Châu Á chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican « đừng nên chần chừ trong việc cổ vũ cho một đối thoại, có lợi cho tất cả ».
Hết sức thận trọng, Giáo hoàng Phanxicô không chỉ đích danh một nước nào trong khu vực, nhưng mọi cái nhìn đều hướng về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quốc gia lớn nhất trên thế giới hiệ không có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Vatican cũng nhắm vào Bắc Triều Tiên, Butan, Miến Điện, Brunei hay Lào, các nước hoặc không có quan hệ chính thức, hoặc các quan hệ vẫn còn chưa đủ tầm mức. Riêng trường hợp Việt Nam, việc gia tăng đối thoại giữa Hà Nội và Vatican có thể dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao trong những năm tới.
Chuyến tông du của Giáo hoàng, các thông điệp hòa bình và lời mời gọi đối thoại gần như không được báo chí Trung Quốc đăng tải, thông tín viên Heike Schmidt tường trình từ Bắc Kinh :
Đừng tìm kiếm tin tức về Giáo hoàng trong báo chí Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc- dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản - giữ im lặng hoặc gần như vậy về chuyến công du của Giáo hoàng.
Tuy nhiên, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cũng dành 55 giây cho lời chào của Giáo hoàng Phanxicô hướng đến nhân dân Trung Quốc, được gửi đi khi ông bay ngang bầu trời Trung Quốc. Thông điệp của Giáo hoàng vả lại suốt nữa không được gửi đến nơi, do một trục trặc kỹ thuật.
Bất luận thế nào, thông điệp của người đứng đầu Vatican không khiến Bắc Kinh hào hứng : trong một thông cáo ngắn ngủi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các nỗ lực của Trung Quốc để cải thiện quan hệ với Vatican luôn luôn là chân thành.
Kể từ năm 1951, Trung Quốc và Vatican không còn giữ quan hệ ngoại giao. Chế độ cộng sản Trung Quốc đã thành lập cộng đồng Cộng giáo riêng của họ, không thừa nhận quyền lực của Vatican. Bắc Kinh thậm chí còn yêu cầu có quyền bổ nhiệm các giám mục – chủ đề bất đồng thường xuyên với Tòa Thánh. Quyết tâm của Trung Quốc tạo ra một nền thần học Thiên chúa giáo riêng có thể tương hợp với chủ nghĩa xã hội khiến quan hệ thêm căng thẳng giữa chế độ cộng sản và những người công giáo. Chính quyền Trung Quốc – ngờ vực mọi hình thức đối trọng quyền lực – cũng đã ngăn cản khoảng 50 tín đồ Công giáo đi Hàn Quốc gặp Giáo hoàng.
Giáo hoàng kêu gọi Giáo hội đối thoại với các văn hóa Châu Á
Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên về Châu Á hôm nay, trước các giám mục Châu Á, dưới sự chủ tọa của giám mục Bombay Oswald Gracis, Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi Giáo hội Châu Á « sáng tạo », « đối thoại » và « giao cảm » với các nền văn hóa Châu Á, đồng thời vẫn bảo vệ được « bản sắc » của đạo Thiên Chúa. Đặc phái viên của RFI tại Haemi, Antoine-Marie Izoard, dẫn lời Giáo hoàng Phanxicô, « Ở đây, tôi không chỉ nói đến đối thoại chính trị, mà cả đối thoại giữa những người anh em ». Nói chuyện mà không nhìn vào văn bản có sẵn, những lời lẽ của Giáo hoàng như đi vào lòng những người dân các nước Châu Á nói trên : « Người Thiên chúa giáo không tới đây như những kẻ chinh phục, họ không đến đây để lấy đi bản sắc của chúng ta, họ mang đến cho chúng ta những gì của họ và họ muốn đồng hành với chúng ta ».
Giáo hoàng Phanxicô cũng khuyến nghị người Công giáo trở về với cội nguồn của đạo Thiên chúa, trước việc « đức tin bị đe dọa bởi sự sùng bái vật chất, văn hóa tiêu thụ và chủ nghĩa thế tục » tại các nước Châu Á đang tăng trưởng mạnh về kinh tế. Lãnh đạo Giáo hội Công giáo nhắc lại sứ mạng ưu tiên của Giáo hội là đến với những người bị loại trừ khỏi xã hội, « những người mất hết chỗ bám víu, sống bên lề các xã hội giàu có của chúng ta », như lời ông nhắc nhở Giáo hội Công giáo Hàn Quốc.
Hết sức thận trọng, Giáo hoàng Phanxicô không chỉ đích danh một nước nào trong khu vực, nhưng mọi cái nhìn đều hướng về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quốc gia lớn nhất trên thế giới hiệ không có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Vatican cũng nhắm vào Bắc Triều Tiên, Butan, Miến Điện, Brunei hay Lào, các nước hoặc không có quan hệ chính thức, hoặc các quan hệ vẫn còn chưa đủ tầm mức. Riêng trường hợp Việt Nam, việc gia tăng đối thoại giữa Hà Nội và Vatican có thể dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao trong những năm tới.
Chuyến tông du của Giáo hoàng, các thông điệp hòa bình và lời mời gọi đối thoại gần như không được báo chí Trung Quốc đăng tải, thông tín viên Heike Schmidt tường trình từ Bắc Kinh :
Đừng tìm kiếm tin tức về Giáo hoàng trong báo chí Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc- dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản - giữ im lặng hoặc gần như vậy về chuyến công du của Giáo hoàng.
Tuy nhiên, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cũng dành 55 giây cho lời chào của Giáo hoàng Phanxicô hướng đến nhân dân Trung Quốc, được gửi đi khi ông bay ngang bầu trời Trung Quốc. Thông điệp của Giáo hoàng vả lại suốt nữa không được gửi đến nơi, do một trục trặc kỹ thuật.
Bất luận thế nào, thông điệp của người đứng đầu Vatican không khiến Bắc Kinh hào hứng : trong một thông cáo ngắn ngủi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các nỗ lực của Trung Quốc để cải thiện quan hệ với Vatican luôn luôn là chân thành.
Kể từ năm 1951, Trung Quốc và Vatican không còn giữ quan hệ ngoại giao. Chế độ cộng sản Trung Quốc đã thành lập cộng đồng Cộng giáo riêng của họ, không thừa nhận quyền lực của Vatican. Bắc Kinh thậm chí còn yêu cầu có quyền bổ nhiệm các giám mục – chủ đề bất đồng thường xuyên với Tòa Thánh. Quyết tâm của Trung Quốc tạo ra một nền thần học Thiên chúa giáo riêng có thể tương hợp với chủ nghĩa xã hội khiến quan hệ thêm căng thẳng giữa chế độ cộng sản và những người công giáo. Chính quyền Trung Quốc – ngờ vực mọi hình thức đối trọng quyền lực – cũng đã ngăn cản khoảng 50 tín đồ Công giáo đi Hàn Quốc gặp Giáo hoàng.
Giáo hoàng kêu gọi Giáo hội đối thoại với các văn hóa Châu Á
Trong bài phát biểu quan trọng đầu tiên về Châu Á hôm nay, trước các giám mục Châu Á, dưới sự chủ tọa của giám mục Bombay Oswald Gracis, Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi Giáo hội Châu Á « sáng tạo », « đối thoại » và « giao cảm » với các nền văn hóa Châu Á, đồng thời vẫn bảo vệ được « bản sắc » của đạo Thiên Chúa. Đặc phái viên của RFI tại Haemi, Antoine-Marie Izoard, dẫn lời Giáo hoàng Phanxicô, « Ở đây, tôi không chỉ nói đến đối thoại chính trị, mà cả đối thoại giữa những người anh em ». Nói chuyện mà không nhìn vào văn bản có sẵn, những lời lẽ của Giáo hoàng như đi vào lòng những người dân các nước Châu Á nói trên : « Người Thiên chúa giáo không tới đây như những kẻ chinh phục, họ không đến đây để lấy đi bản sắc của chúng ta, họ mang đến cho chúng ta những gì của họ và họ muốn đồng hành với chúng ta ».
Giáo hoàng Phanxicô cũng khuyến nghị người Công giáo trở về với cội nguồn của đạo Thiên chúa, trước việc « đức tin bị đe dọa bởi sự sùng bái vật chất, văn hóa tiêu thụ và chủ nghĩa thế tục » tại các nước Châu Á đang tăng trưởng mạnh về kinh tế. Lãnh đạo Giáo hội Công giáo nhắc lại sứ mạng ưu tiên của Giáo hội là đến với những người bị loại trừ khỏi xã hội, « những người mất hết chỗ bám víu, sống bên lề các xã hội giàu có của chúng ta », như lời ông nhắc nhở Giáo hội Công giáo Hàn Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét