Để biện hộ cho Bùi Hằng trong vụ án gây rối trật tự công cộng ở Lấp Vò Đồng Tháp, theo thông lệ, các anh chị zân chủ sáng tác ra rất nhiều thứ kịch tính, hấp dẫn nhằm vu cáo chính quyền, công an “đàn áp người bất đồng chính kiến”. Mới đây anh Người Buôn Gió đã có bài khá ly kỳ có tên “Bàn về cáo trạng Bùi Thị Minh Hằng” với nội dung chứng minh rằng “đây là một vụ án dàn dựng một cách trắng trợn để buộc tội các bị cáo”. Những lập luận của tay Người Buôn gió này là:
- Luật sư của các bị cáo đã có đề nghị dựng lại hiện trường nơi xẩy ra vụ việc. Nhưng đề nghị này đã bị cơ quan điều tra tỉnh Đồng Tháp bác bỏ.
- Trong bản kết luận điều tra của công an tỉnh Đồng Tháp mô tả số người dân kéo đến xem do '' hiếu kỳ '' là khoảng 700 người. Nhưng đến bản cáo trạng thì VKS tỉnh Đồng Tháp sửa lại rằng có 500 người bao gồm dân đứng xem và người đi đường. Kết luận đến cáo trạng đã có những sửa đổi về động cơ của người dân có mặt tại nơi đó (tức từ hiếu kỳ thành đứng xem) cũng như số lượng người có mặt.
- Chặn đường là do phía công an tỉnh Đồng Tháp chủ động theo cái gọi là kế hoạch kiểm soát trật tự an toàn giao thông của giám đốc CA tỉnh từ ngày 01 tháng 11 năm 2013 đến ngày 28 tháng 2 năm 2014. Tức là kéo dài thời gian thực hiện này đến 3 tháng. Thông thường quyền hạn ra kế hoach như này thuộc về uỷ ban nhân tỉnh, thế nhưng tại Đồng giám đốc công an lại ra kế hoạch 436/KH- CAT-PC67. Bản cáo trạng cũng như kết luận đều ghi rõ là đội tuần tra thực hiện kế hoạch 436/KH- CAT-PC67 của giám đốc công an tỉnh về việc '' tuần tra, kiểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Từ đó cho rằng, việc tốp công an tuần tra nơi xẩy ra vụ việc Bùi Thị Minh Hằng và hai người bạn là hoàn toàn không đúng mục đích, không đúng thời gian, kế hoạch. Mọi văn bản dựng lên để hợp thức hoá hành vi cố tình ngăn chặn, bắt giữ đều khập khiễng, trái với thời gian, trái với quy định cấp ban hành.
Quả thực, tôi cũng được biết, Người Buôn gió từng vào tù ra tội với nhiều án tích, nên về thuộc luật đương nhiên hơn người dân bình thường. Hơn nữa, anh này đang được nước Đức đào tạo về truyền thông, viết báo gì đó, chắc cũng phải nắm được nguyên tắc và cơ sở khi viết báo dựa trên những thông tin khách quan, trung thực… Song đọc thấy nhiều suy diễn sai sót căn bản trong bài trên thì thật nản cho việc anh ta mất mấy năm học nghề ở xứ “tự do báo chí” mà vẫn bi hài như thế này.
Thứ nhất, theo Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự, việc thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết được Cơ quan điều tra tiến hành để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Vụ án của Bùi Hằng và đồng bọn gây rối TTCC, nhân chứng, vật chứng đầy đủ, cơ quan điều tra đủ thẩm quyền cân nhắc có cần dựng lại hiện trường hay không. Hơn nữa, quá trình điều tra chưa phát hiện được tình tiết CÓ Ý NGHĨA có thể thay đổi bản chất vụ án, các bị can chống đối cực đoan, không khai báo, không ký biên bản, chống lại cán bộ điều tra…thì việc đòi dựng lại hiện trường, xem ra muốn làm nhiễu loạn, phá rối quá trình điều tra thì đúng hơn.
Thứ hai, việc mâu thuẫn giữa con số 700 người đứng xem vụ việc thành 500 người giữa Kết luận điều tra của bên công an và Cáo trạng của Viện Kiểm soát không phải là tình tiết có yếu tố ảnh hưởng đến tính chất vụ án,chỉ mang tính định lượng hậu quả, thiệt hại do hành vi gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông gây ra, không ảnh hưởng đến cấu thành tội phạm. Viện Kiểm sát dựa trên kết quả giám sát, điều tra của bên công an và quá trình thẩm tra, thẩm định của mình, rồi đưa ra con số mà thấy có cơ sở hơn, chính xác hơn, có lợi cho bị cáo hơn là việc bình thường, phổ biến trong các vụ án hình sự. Còn về việc khác nhau từ lý do/động cơ người dân tụ tập xem hành vi gây rối TTCC, thay từ “hiếu kỳ” thành từ “đứng xem và người đi đường” (giữa hai văn bản của 2 cơ quan tố tụng), rồi "ní nuận" theo kiểu người Mèo “Hiếu kỳ có nghĩa họ chủ động kéo đến xem chứ không phải các bị cáo quen biết với họ , hoặc dùng hành động nào kêu gọi họ đến... việc họ hiếu kỳ kéo đến là nằm ngoài khả năng suy nghĩ của những bị cáo”. Hậu quả của hành vi “gây rối TTCC” trong trường hợp cản trở giao thông luôn là gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến cộng đồng, tức người đi đường bị cuốn hút bởi hành vi VPPL của họ nên gây ách tắc giao thông nghiêm trọng là hậu quả phát sinh từ hành vi phạm tội gây rối TTCC của bị cáo. Hậu quả “khách quan” này là tất yếu của loại tội phạm này giống như chết người là hậu quả “nghiêm trọng” ngoài ý muốn chủ quan của tội phạm cướp giật gây hậu quả nghiêm trọng, tăng tình tiết định khung hình phạt vậy!!!
Những lập luận về mấy cái gọi là “tình tiết” trên không hề ảnh hưởng đến tính chất vụ án, được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 02/HĐTP với việc thực hiện Điều 245 BLHS
Nghị quyết 02/HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số qui định của BLHS (Phần tội phạm) (sd 2010)
...
Điểm 5. Về các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" và "gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự
…
5.2. “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).
…
5.2. “Gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại điểm c khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tắc giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).
Hành vi cản trở giao thông của Bùi Hằng và đồng bọn diễn ra từ 8h-12h30 ngày 11/2/2014 (vượt hơn 2giờ) trên đường huyện lộ (tuyến giao thông chính của huyện), đã cấu thành tội phạm khung hình phạt không phụ thuộc vào số lượng người tụ tập cũng như “động cơ” là “hiếu kỳ” hay “đứng xem” của người dân. Số lượng người chỉ có giá trị xác định mức nặng nhẹ trong hậu quả gây ra, giúp định lượng hình phạt, chứ không thay đổi khung hình phạt.
Thứ ba, việc cho rằng, việc cho Giám đốc Công an tỉnh ký kế hoạch kiểm soát trật tự an toàn giao thông kéo dài 3 tháng là không đúng thẩm quyền, thuộc về UBND tỉnh là hoàn toàn bịa đặt vô căn cứ. Theo Điều 7 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 về Quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết quy định rõ việc xây dựng, triển khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc hoàn toàn về lực lượng công an. Cụ thể:
“Điều 7. Xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt chủ trì, xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội quyết định việc huy động. Kế hoạch đó phải được Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội phê duyệt.
2. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, xây dựng Kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc huy động. Kế hoạch đó phải được Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
3. Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chủ trì, xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định việc huy động. Kế hoạch đó phải được Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt.”
Nghị định này không có quy định nào giới hạn thời gian tối đa hay tối thiểu của mỗi kế hoạch tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
Từ việc bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo một vài thông tin, lượn lách ngôn từ để đạt được mục đích vu cáo “đây là một vụ án dàn dựng một cách trắng trợn để buộc tội các bị cáo” xem ra cũng là một công trình rất công phu của Người Buôn Gió suốt 5 tháng qua kể từ khi Bùi Hằng bị bắt chăng? Đây mới thực sự là bản chất lưu manh, gian dối thuộc về thuộc tính của những kẻ “đấu tranh dân chủ Việt Nam” sao?
Nhạn Biển
(Blog Loa Phường)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét