Pages

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Hài kịch tự biên tự diễn của Hà Nội

Ngày 14 tháng 9 năm 2011, Hà Nội mở cuộc hội thảo về đề tài “Bảo vệ bản sắc văn hóa, gìn giữ tiếng Việt.”

Ngày 14 tháng 9 năm 2011, Hà Nội mở cuộc hội thảo về đề tài “Bảo vệ bản sắc văn hóa, gìn giữ tiếng Việt.”

Tin tức loan truyền có một số Việt kiều hoạt động truyền thông từ các nước ngoài như Pháp, Mỹ, Nga, Ðức, Ba Lan, Cộng Hòa Tiệp, Lào về nhận chỉ thị của Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn. Mục đích cuộc hội thảo là mở chiến dịch xâm nhập, tuyên truyền, chia rẽ cộng đồng người Việt hải ngoại dưới chiêu bài dạy tiếng Việt và bảo tồn văn hóa.


Một hành động lố bịch khôi hài

Tại sao Hà Nội không dám công khai mời tất cả truyền thông báo chí hải ngoại tham dự, mà tiêu lòn, móc nối những nhân viên nội tuyến từ lâu trong ngành truyền thông, bây giờ có lệnh phải xuất hiện, hoặc những người muốn vào nghề nhưng không có chỗ đứng trong cộng đồng, bây giờ ngả theo đồng tiền trợ cấp hay vì muốn kiếm chút tiếng tăm trong xã hội tự do ngôn luận và tự do báo chí ở các nước Tây phương.
Tại sao Hà Nội không dám nêu tên tuổi, chức vị, đại diện cho những cơ quan truyền thông nào ở hải ngoại? Ðiều đó là một sự hãnh diện cần phô trương cho người Việt hải ngoại và quốc tế thấy Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thuyết phục được truyền thông báo chí hải ngoại chấp nhận tham gia hoạt động của nhà nước.
Ông Nguyễn Thanh Sơn lớn tiếng chỉ thị “bảo tồn bản sắc văn hóa” mà ông không dám nhìn lại, nền văn hóa trong xứ đã bị Tàu cộng ảnh hưởng như thế nào? Và ngày càng lan rộng. Ngoài ra, trong tổ chức giáo dục của các ông, có giáo sư hiệu trưởng làm ma cô, mua bán dâm nữ sinh cho các quan chức trong tỉnh. Sinh viên học sinh đánh đập, chém giết nhau trong khuôn viên nhà trường và ngoài đường. Học trò đánh thầy, cô giáo nhốt trẻ em trong thang máy làm kẹt chết học sinh. Hiệu trưởng nhận hối lộ cho sinh viên vào trường, viện trưởng cho vào đại học. Nạn mua bán bằng cấp giả thường xẩy ra, có người còn mướn đi học với tên mình để thi lấy bằng. Quan chức cao cấp nhà nước vẫn xài bằng giả, nhiều người bị phát giác mà nhà nước vẫn bỏ qua không truy tố. Bản sắc văn hóa của nhà nước CHXHCN VN là như vậy mà ông Sơn dám chỉ thị các đồng chí và bạn bè ông, bảo vệ bản sắc văn hóa trong cộng đồng người Việt hải ngoại thì thật là khôi hài. Ông Nguyễn Thanh Sơn và những hội thảo viên hãy nhìn kỹ lại xem trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản, có nơi nào xẩy ra một sự việc tương tự, thiếu đạo đức thiếu văn hóa như đã nêu trên không?
Ông Sơn còn nhấn mạnh rằng: “Sẽ tăng tốc trợ giúp để dạy tiếng Việt cho các thế hệ tiếp theo.” Có lẽ các “nhà hoạt động truyền thông” ở nước Mỹ về tham dự hội thảo nầy sợ làm mất mặt ông Sơn, nên không dám công khai nói cho ông ta biết là khắp nơi trên đất Mỹ có gần 2,000 cô thầy giáo tình nguyện mở nhiều trung tâm dạy tiếng Việt cho trẻ em. Và còn mở những cuộc thi có quà thưởng. Ðài truyền hình việt hải ngoại (VHN-TV) còn phổ biến hàng tuần chương trình “Bé Vui Bé Học.”
Vậy chúng tôi có lời khuyên ông Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn hãy để tâm nhìn về xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ở Việt Nam. Học trò ở xã nầy mỗi ngày đi học phải gói áo quần cầm trên tay giơ cao lên, bơi qua sông Khe Rào, dài hơn 20 thước mới tới trường để học.
Những sự kiện viện dẫn trên đây cho phép nghĩ rằng chỉ thị của ông Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn dùng để tuyên truyền phỉnh gạt người trong xứ mà thôi. Cũng giống như ngày xưa Hà Nội rêu rao không ngừng, tuyên truyền dối gạt là miền Nam đói khổ, đồng bào bị Mỹ-Ngụy bóc lột tận xương tủy. Vì vậy mà sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thân nhân người Bắc vào Nam thăm gia đình di cư từ 1954, đem theo vài lít gạo, đôi ba cái chén sành, một hộp sữa đặc quí giá để tặng nhau, gọi là cứu đói. Ðến nơi, mắc cỡ ngỡ ngàng nhìn gia đình trù phú nên xin tiền bạc đồ vật mang về Bắc. Trong lúc đó, từng đoàn xe bộ đội chở chiến lợi phẩm giống như bọn giặc thời thượng cổ, sau chiến thắng cướp của bắt đàn bà con gái đem về sử dụng!
Cái trò rung cây nhát khỉ bên ngoài, múa may để phỉnh gạt trong xứ đã xẩy ra vài lần với Nghị Quyết 36 ký ngày 26 tháng 3 năm 2004 (2004/BCT/DCSVN) hô hào: “Tích cực đầu tư cho chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng Việt.” Cộng sản Hà Nội còn tuyên bố công khai đã tháo khoán một ngân sách lớn để thực hiện Nghị Quyết 36 nầy.
Nhìn lại 7 năm qua cộng sản đã làm được gì? Ðầu tư bao nhiêu cho chương trình dạy tiếng Việt? Cử bao nhiêu giáo viên? Ðến những nơi nào để giúp bà con học tiếng Việt? Có chăng là một số rất ít những thầy cô xâm nhập vào một vài trung tâm Việt ngữ. Nhưng khi dạy trẻ em, họ bị lộ mặt rõ ràng vì dùng ngôn ngữ của Việt cộng hoặc phát sách giáo khoa khác với sách vở của tổ chức các trung tâm dạy tiếng Việt ở hải ngoại, liền bị “cám ơn” tức khắc dù là thiện nguyện viên với đầy thiện chí.
Tuyệt đại đa số người Việt tị nạn cộng sản biết cảnh giác trước âm mưu xâm nhập của cộng sản. Và kế hoạch tuyên truyền của một vài phần tử bị cộng đồng “đặc biệt lưu ý,” họ sẽ lợi dụng tự do báo chí để chụp mũ với mục đích chia rẽ cộng đồng. Âm mưu nhuộm đỏ cộng đồng của Hà Nội sẽ không bao giờ thành công trên đất Mỹ nầy.

Không có nhận xét nào: