Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, tổ chức ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi năm 2010.
DR
Hội thảo khoa học « Di sản văn hóa, nghệ thuật Đông Nam Á trong mối quan hệ với châu Âu và Ba Lan » đang diễn ra tại thành phố Krakow, Ba Lan từ 29/9 đến 2/10. Thông tín viên RFI Lê Thanh Hải, đang có mặt tại Krakow để tham gia hội thảo, cho biết có nhiều công trình nghiên cứu giá trị liên quan đến Việt Nam, giúp các nhà khoa học các nước hiểu thêm về văn hóa Việt, đặc biệt trong đó có vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.
Giáo sư Choi Horim dẫn cả phái đoàn từ Hàn Quốc sang để giới thiệu bảo tàng dân tộc học ở Hà Nội. Nhờ có Tiến sĩ Nie Nakamura mà khán giả tại bảo tàng Manggha ở cố đô Kraków của Ba Lan được biết đến họa sĩ Đàng Năng Thọ và những di sản tư tưởng Chămpa. Các chuyên gia bảo tàng từ Mỹ, Úc và châu Âu được giáo sư Oscar Salemink giúp hiểu rõ hơn về văn hóa cồng chiêng đang được Unesco xếp hạng di sản thế giới. Nhờ có nghiên cứu sinh Edyta Koszko mà các nhà khoa học đến từ Đông Nam Á biết đến lịch sử và văn hóa chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa, minh chứng bằng lễ hội và tín ngưỡng trên đảo Lý Sơn.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu trình bày các bài học kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác bảo vệ di sản ở khu đô thị đang thuộc loại phát triển với tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á. Các đại biểu cũng được nghe Tiến sĩ Albina Legostaeva giới thiệu tranh Đông Hồ ở bảo tàng quốc gia Matxcơva, Joyce Fan từ bảo tàng quốc gia Singapore trình bày các bức tranh của một họa sĩ mà ngay cả người Việt cũng ít được biết đến là Tôn Đức Lượng. Angie Simonds giới thiệu khu gốm sứ Việt Nam ở bảo tàng Boston, còn Pimchanok Pongkasetkan thì so sánh hiện vật Việt Nam ở bảo tàng gốm sứ Bangkok.
Bộ Văn hóa Ba Lan và các tổ chức có liên quan đài thọ chỗ ở, chỗ họp và ăn uống trong suốt thời gian hội thảo, nhưng các nhà khoa học vẫn phải tự mua vé máy bay sao cho rẻ nhất và thu xếp việc riêng để tới đây vừa trình bày vừa lắng nghe các câu chuyện văn hóa nghệ thuật Đông Nam Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét