Pages

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Ba tổ chức Nhân quyền Quốc tế lên tiếng về Đối thoại Nhân quyền Việt Nam–Liên Âu


*******************************************************************************************Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt NamB.P. 60063 – 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) – Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85Fax : Paris (331) 45 98 32 61 – E-mail : queme.democracy@gmail.comWeb : http://www.queme.net*******************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 10.1.2012
Ba tổ chức Nhân quyền Quốc tế lên tiếng về Đối thoại Nhân quyền Việt Nam–Liên Âu :
“Thử nghiệm tối hậu cho cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu–Việt Nam phải là việc trả tự do đồng loạt cho những nhà đấu tranh đòi hỏi dân chủ”
PARIS, Ngày 10.01.2012 (QUÊ MẸ) – Trong hai ngày sắp tới, 12.1.2012, cuộc đối thoại Nhân quyền cấp cao sẽ được tổ chức lần đầu tại Hà Nội giữa Việt Nam và Liên Âu. Đây là kết quả đạt được sau việc thỏa thuận Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam dự tính sẽ ký kết vào giữa năm 2012.

Để thông tin cho công luận thế giới thấu rõ tình trạng đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam tiếp diễn không ngưng từ mấy năm qua, đồng thời tạo áp lực cho cuộc đối thoại Việt Nam – Liên Âu mang đến thành quả cụ thể, ba tổ chức Nhân quyền Quốc tế có trụ sở tại Paris, Genève, Bangkok đã ra bản thông cáo chung công bố hôm nay.
Ba tổ chức nhân quyền quốc tế này là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam(Vietnam Committee on Human Rights), Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH, International Federation for Human Rights) Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn(OMCT, World Organisation Against Torture).
Trong thế giới quyền lực ngày nay, chỉ có tiếng nói của các chính quyền là có thể thay đổi hay lũng đoạn thực tế xã hội. Đặc biệt các quốc gia sống dưới chế độ độc tài tả khuynh hay hữu lkhuynh là nơi nhân dân và trí thức bị đàn áp thẳng tay, mà chẳng có quyền đối trọng hay tự do ngôn luận, tư tưởng và báo chí để bênh vực cho đại đa số nhân dân thấp cổ bé miệng.
Từ gần nửa sau thế kỷ XX sang thập kỷ đầu thế kỷ XXI, xuất hiện các xã hội dân sự thông qua các tổ chức Phi chính phủ (NGO) : kỷ nguyên mới cho một lực lượng toàn cầu nẩy sinh từnền văn hóa phản quyền lực – các tổ chức Phi chính phủ. Đương nhiên tại các nước độc tài như Bắc Triều tiên, Trung quốc, Việt Nam… các tổ chức Phi chính phủ bị cấm xuất hiện, vì quyền lập hội nằm trong tay Đảng hay bó rọ trong chiếc lừ Mặt trận Tổ quốc. Tuy nhiên, để gọi là “hội nhập” với thế giới văn minh, gần đây tại các diễn đàn quốc tế Hà Nội cho xuất cảng một số tổ chức Phi-phi-chính-phủ mà thuật ngữ thế giới gọi là GONGO (Government Organized Non-Governmental Organization), thay vì NGO (Non-Governmental Organization) để làm đàn két hát ca cho Đảng.
Trong cuộc chiến đấu cho nhân quyền và dân chủ ngày nay, người Việt dân tộc cần kết liên với lực lượng phản quyền lực toàn cầu là các tổ chức Phi Chính phủ để nói lên thảm trạng quê hương ngày càng lún bùn trong sự tha hóa và vọng ngoại triền miên của các chính quyền phi dân tộc.
Sau đây là Bản Lên Tiếng chung của ba tổ chức nhân quyền quốc tế đồng loạt phát đi từ ba thủ đô Âu Á, Paris, Genève, Bangkok :
THÔNG CÁO BÁO CHÍ – Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam–Liên Âu :
« Thử nghiệm tối hậu cho cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam phải là việc trả tự do đồng loạt cho những nhà đấu tranh đòi hỏi dân chủ »

Paris-Genève-Bangkok, 10.1.2012 – Cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên về Nhân quyền giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt Nam phải được thể hiện bằng việc trả tự do cho tất cả những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền hiện đang bị cầm tù, cấm cố hay quản chế, là lời tuyên bố của các tổ chức nhân quyền Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders), là tổ chức liên đới với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền(FIDH, International Federation for Human Rights) Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT, World Organisation Against Torture).
Vào ngày 12.1.2012, Liên Âu sẽ mở cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên thường niên về nhân quyền với Việt Nam tại Hà Nội. Sự nâng cấp đối thoại nhân quyền là kết quả tiếp sau việc thỏa thuận Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam dự tính sẽ ký kết vào giữa năm 2012. Cuộc đối thoại diễn ra vào lúc những đàn áp chống giới ly khai và bỏ tù các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền tiếp diễn từ năm 2009, mà những án lệnh cuối cùng vừa xẩy ra cách đây chưa đầy hai tuần lễ.
“Tự do cho những nhà bảo vệ nhân quyền để hoạt động mà không sợ bị trả thù phải được chủ yếu nằm trong nghị trình của cuộc đối thoại đầu tiên này, và Liên Âu phải lấy mọi biện pháp cần thiết, với quyết tâm chính trị cần đủ, tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam để nhà cầm quyền bảo vệ thay vì tống vào tù những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền”, là lời bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, tuyên bố.
Ngày 29.12.2011, tòa án tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, kết án Bà Hồ Thị Bích Khương và Mục sư Nguyễn Trung Tôn, là hai nhà hoạt động đòi hỏi quyền sở hữu đất đai và công bằng xã hội, 5 năm và 2 năm tù vì “những hành động chống Nhà nước”“phát tán tài liệu chống CHXHCNVN” (chiếu điều 88 Bộ luật Hình sự), sau khi công an tịch thu tại tư gia bà Bích Khương 78 bài viết bênh vực nhân quyền. Ngoài án tù, Bà Bích Khương và Mục sư Tôn còn bị mỗi người từ 3 đến 2 năm quản chế. Báo chí nhà nước còn tố cáo bà Bích Khương và Mục sư Tôn đã “ thu thập hồ sơ và viết nhiều bài bôi xấu uy danh đảng Cộng sản và chế độ xã hội”. Bà Bích Khương cũng bị tố cáo đã trả lời phỏng vấn trên các cơ quan truyền thông nước ngoài cũng như tham gia các phong trào dân chủ mà mục tiêu nhằm“chống đối Nhà nước”. Hiện nay họ bị giam giữ tại tỉnh Nghệ An, bà Bích Khương dự tính kháng án.
Bà Bích Khương và Mục sư Tôn nằm trong danh sách hàng chục người hoạt động bảo vệ nhân quyền, bao gồm các nhà văn và đấu sĩ bị sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm hay lãnh án tù trong hai năm vừa qua vì những hoạt động cho nhân quyền (xin xem bản Danh sách không toàn bộ các trường hợp đặc biệt quan ngại về các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và những nhà hoạt động bị cầm tù hay quản chế tại Việt Nam của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên tuyên bố rằng Việt Nam tôn trọng nhân quyền theo luật pháp được hành xử. Tháng 2 năm 2011, Việt Nam tuyên bố ý định thỉnh cầu một ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ cho niên khóa 2013 – 2016, và đã được các đối tác trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hậu thuẫn.
“Việt Nam xem như đoan chắc thứ quyền lực của họ để một mặt cam kết mọi nhân quyền trong công tác đối ngoại, nhưng lại vi phạm các quyền này trong việc đối nội”, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nhận xét. Ông cũng nói “Đã tới lúc Liên Âu phải yêu sách Việt Nam hồi đáp về sự chênh lệch này, và dành mọi ưu tiên cho nhân quyền trong liên hệ song phương với Việt Nam nhằm chấp dứt mọi xung kích vào các quyền tự do cơ bản trong thực tế”. Ông Ái cũng đặc biệt yêu cầu Liên Âu gây áp lực trả tự do cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, vì đòi hỏi nhân quyền mà bị quản chế dù không hề trưng ra tội danh hay được xét xử công khai.
“Tự do cho những ai tranh đấu bảo vệ quyền cho người khác là điều kiện tiên khởi hiển nhiên cho cuộc đối thoại thực sự xứng đáng với danh xưng đối thoại. Những tiến bộ thực hữu và có thể đo lường phải là tiêu chuẩn cho sự thành công của điều gọi là thành công”, ông Gérald Staberock, Tổng thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT) khẳng định.
—————————-
Liên lạc hỏi thêm tin tức, xin gọi :
· Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam : Penelope Faulkner +33 1 45 98 30 85
· Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền : Karine Appy, Arthur Manet +33 1 43 55 25 18
· Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn : Delphine Reculeau +41 22 809 49 39
—————————-

DANH SÁCH KHÔNG TOÀN BỘ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT QUAN NGẠI VỀ CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ NHÂN QUYỀN VÀ NHỮNG NHÀ HOẠT ĐỘNG BỊ CẦM TÙ HAY QUẢN CHẾ TẠI VIỆT NAM

- Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon không thông qua xét xử. Không được quyền tự do đi lại, mọi liên lạc, trao đổi bị kiểm soát và mọi cuộc thăm viếng bị theo dõi. Hòa thượng mất quyền công dân, vì không có hộ khẩu khiến người công dân phải sống trong tình trạng bất hợp pháp. Hòa thượng đã trải qua 29 năm trong các nhà tù, lưu đày về quê quán hoặc quản chế vì những lời kêu gọi ôn hòa của ngài cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Ngài được Tổ Hành động Chống bắt bớ trái phép của LHQ công nhận là người bị bắt giam trái phép (chiếu theo Công bố 18/2005).
- Dù được trả tự do sau khi mãn hạn tù vào tháng 10.2010, Blogger Nguyễn Văn Hải (tựĐiếu Cày), người sáng lập Câu lạc bộ Ký giả tự do, vẫn bị tiếp tục giam cầm, vì bị tái kết án tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” vào ngày 20.10.2010. Trước đó ông bị kết án 2 năm rưởi tù với tội danh dối trá “trốn thuế” vào tháng 9.2008. Hiện nay gia đình không được phép thăm nuôi và không biết tình hình ông ra sao. Ngày 5.7.2011, vợ Điếu Cày được Trung tá công an Đặng Hồng Điệp thuộc Cơ quan An ninh Điều tra ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết Điếu Cày “bị mất tay (hay cánh tay)” trong tù.
- Ngày 4.4.2011, ông Cù Huy Hà Vũ, luật gia và nhà hoạt động bảo vệ môi sinh và chính trị, bị Tòa án Nhân dân Hà Nội kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế vì “tán phát và tuyên truyền chống phá CHXHCNVN” (điều 88 bộ Luật Hình sự) trong một phiên xử bất công mà các quyền của phiên tòa công khai do một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị đã bị tước đoạt. Xử phúc thẩm vào ngày 2.8.2011, bản án vẫn giữ nguyên. Hai tuần lễ trước khi bị bắt , ngày 5.11.2010, ông Hà Vũ đã đâm đơn kiện Thủ tướng trong việc ký Nghị định 136 năm 2006 cấm công dân khiếu nại tập thể.
- Nhà báo tự do Trương Minh Đức, bị kết án 5 năm tù trong một phiên xử bất công hôm 18.7.2008 vì đã “lợi dụng những quyền tự do và dân chủ để xâm phạm quyền lợi Nhà nước”(điều 258 bộ Luật Hình sự), mà thực tế ông chỉ viết về nạn tham những tại tỉnh Kiên Giang. Vợ ông Trương Minh Đức cho biết tình trạng sức khỏe ông suy yếu vì điều kiện giam cầm khắc khe. Đầu tháng 4.2010 ông bị chuyển từ trại K2 ở Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, là nơi ông bị giam từ năm 2007, sang trại K4 ở sâu trong rừng.
- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bị Tòa án Nhân dân Hải Phòng kết án 6 năm tù và 3 năm “quản chế hành chính” hôm 9.10.2009 vì tội “tuyên truyền chống phá CHXHCNVN” (điều 88 bộ Luật Hình sự) do viết bài bênh vực cho nhân quyền và kêu gọi cải cách dân chủ.
- Bà Phạm Thanh Nghiên, bị Tòa án Nhân dân Hải Phòng kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế hôm 29.1.2010, vì tội “tuyên truyền chống phá CHXHCNVN” (điều 88 bộ Luật Hình sự), do tổ chức biểu tình bênh vực Dân oan.
- Doanh nhân dịch vụ Viễn thông và Blogger Trần Huỳnh Duy Thức, nhà hoạt động cho dân chủ, viết nhiều bài bênh vực các quyền tự do, bị Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án 16 năm tù và 5 năm quản chế hôm 20.1.2010 vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79 bộ Luật Hình sự) do ông sử dụng Internet và các Blogs phổ biến các quan điểm dân chủ. Bị kết án ban đầu là tuyên truyền chống chủ nghĩa xã hội, chiếu điều 88 bộ Luật Hình sự, cùng với nhóm người cùng ông hoạt động. Tất cả nhóm được đưa lên truyền hình nhà nước xin “tự thú”. Sau đó các tội bỗng chuyển sang điều 79 là tội nặng hơn có thể đưa tới tử hình. Trong nhóm này, ông Trần Huỳnh Duy Thức lãnh án nặng hơn cả, vì ông đã khước từ nhận tội để xin khoan hồng. Các thành viên khác trong nhóm gồm có :
- Kỹ sư công nghệ thông tin được đào luyện tại Pháp, Blogger Nguyễn Tiến Trung, bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế vì sử dụng Internet kêu gọi cải cách dân chủ ;
- Doanh nhân Lê Thăng Long, bị kết án 5 năm tù và 3 năm quản chế (sau giảm xuống 3 năm rưởi trong phiên phúc thẩm), cũng vì đăng tải các lời kêu gọi cải cách dân chủ trên Internet ;
- Cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Trần Anh Kim, bị kết án 5 năm tù rưởi và 3 năm quản chế trong cùng nhóm tội trạng hôm 28.12.2009 tại Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình, vì những bài viết kêu gọi dân chủ trên Internet.
- Ông Vi Đức Hồi, nhà hoạt động dân chủ, tác giả các bài viết về nạn tham những và những bất công xã hội, bị bắt hôm 27.10.2010. Ngày 26.1.2011 bị khép vào tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” và bị kết án 8 năm tù và 3 năm quản chế. Ngày 26.4.2011 tại phiên xử phúc thẩm tỉnh Lạng Sơn án giảm xuống 5 năm tù và 3 năm quản chế.
- Các ông Nguyễn Văn LíaTrần Hoài Ân, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo thuộc giáo phái không được nhà nước công nhận, là những người bênh vực cho quyền tự do tôn giáo, bị tuyên án phạm tội hôm 12.12.2011 tại Tòa án Nhân dân Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang, vì “lợi dụng các quyền tự do và dân chủ xâm phạm quyền lợi Nhà nước” (điều 258 bộ Luật Hình sự). Hai người lãnh án 5 năm và 3 năm tù.
- Nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút hiệu Hoàng Khương), phóng viên báo Tuổi Trẻ (của Nhà nước) bị bắt hôm 2.1.2012 vì viết loạt bài điều tra vụ “Công an Bình thạnh nhận hối lộ”. Hiện bị Công an khởi tố “thiếu sót nghiệp vụ” và giam giữ tại trại giam Chí Hòa, Saigon. Trong hai tháng 7 và 9.2011, Hoàng Khương viết loạt bài về nạn hối lộ của Cảnh sát giao thông, khiến một công an bị câu lưu. Ngày 28.11.2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP có văn bản gửi báo Tuổi Trẻ yêu cầu “kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Hoàng Khương”. Cùng thời gian, nhằm tạo dư luận xấu báo Công An Nhân Dân của ngành Công An viết nhiều bài đả kích và đòi truy tố Hoàng Khương.

Không có nhận xét nào: