Pages

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Chết bời Trung Quốc (6): Lãnh đạo tàn ác, độc tài và những kẻ phò Trung Quốc

Chết bời Trung Quốc (6): Lãnh đạo tàn ác, độc tài và những kẻ phò Trung Quốc
VRNs

Chương 13: Chết Bởi Những Tàn Ác Của Lãnh Đạo Trung Quốc.
Trong “thiên đường” của những công nhân Trung Quốc, kẻ thù thông thường nhất của đảng Cộng sản lại là những công dân của chính họ. Tại những phần đất bị chiếm đóng như Tây Tạng, Nội Mông, và Tân Cương, những kẻ thù của đảng Cộng sản Trung Quốc này cũng là những người bản xứ can đảm đi tìm quyền tự chủ từ chế độ Bắc Kinh; họ đòi hỏi quyền được chia một phần sự thịnh vượng từ việc khai thác các nguồn tài nguyên trên mảnh đất quê hương; và họ căm phẫn tột cùng trước làn sóng tràn vào của sắc dân thống trị người Hán mà Bắc Kinh đã đưa vào nhập cư để xóa nhòa và tẩy sạch gốc tích di truyền của họ.
Đối với hàng trăm triệu nạn nhân này của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có ba vấn đề: 1/Sự áp bức nội địa do mô hình tăng trưởng kinh tế đầy ô nhiễm vận hành trên lao động rẻ mạt; 2/ Một hệ thống thần quyền cứng ngắc của Đảng Cộng sản dựa trên giai cấp đã hạn chế sự thăng tiến xã hội; 3/Một chế độ độc tài toàn trị theo dõi mọi động thái của người dân, ức chế mọi hơi thở, và tuyệt đối không dung thứ đối lập.

Thứ nhất là đế quốc đỏ nói dối. Điều 35, Hiến Pháp của Trung Quốc đã ghi như sau: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do diễn hành và biểu tình.” Nhưng nếu ai đòi hỏi điều này thì sẽ tự chuốc lấy hoặc bị đánh đập, hoặc bị bỏ tù hay cả hai. Điều 40 Hiến Pháp ghi rằng: “Tự do và quyền riêng tư thư tín của các công dân nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc được bảo vệ bởi luật pháp”. Điều này cũng thật nực cười. Trung Quốc đã sử dụng hơn 500,000 công an mạng và nhân viên kiểm duyệt để kiểm soát mọi trao đỗi của dân chúng. Sự kiện có quá nhiều công dân Trung Quốc bị bỏ tù vì cố thực thi quyền tự do được quy định trong điều 35 và điều 40 của Hiến Pháp, rõ ràng cho thấy rằng công an Trung Quốc không buồn đọc điều 37 Hiến pháp – nêu rõ: “Quyền tự do của các công dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là bất khả xâm phạm.”
Thứ hai là đế quốc đỏ bần cùng. Phần lớn sự đổi mới và năng động mà chúng ta liên kết với Trung Quốc bắt nguồn từ đời Đường (khoảng từ 600 đến 900 trước Công nguyên) và đầu triều đại nhà Minh (từ 1370 đến 1450). Đặc biệt dưới triều đại nhà Minh, trong khi Châu Âu còn ngủ vùi trong thời kỳ tăm tối, Trung Quốc đã phát triển một nền kinh tế tiêu dùng vững chắc với sự hỗ trợ của một đế chế sáng tạo kỹ thuật và thương mại to lớn. Tuy nhiên, giấc mộng đế quốc của Trung Quốc đã không thành hiện thực và Trung Quốc từ từ rơi vào thời kỳ đen tối trong lúc Phương Tây phát triển rực rỡ. Sau hy vọng ngắn ngủi về một nền cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn vào năm 1912, Trung Quốc nhanh chóng bị cuốn vào cuộc nội chiến đẫm máu đa phương giữa các phe quốc gia, cộng sản, và nhiều lãnh chúa. Đây là một cuộc hỗn loạn làm suy nhược toàn diện, dẫn đến cuộc xâm lược tàn bạo của Nhật Bản và đạt đến đỉnh điểm với sự trổi dậy của Mao Trạch Đông, sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào năm 1949 và sự đào thoát của những lực lượng quốc gia sang Đài Loan.
Thứ ba là đế quốc đỏ sát nhân. Mao Trạch Đông đã tái thống nhất Trung Quốc dưới sự cai trị của “Hán” tộc, trục xuất vô điều kiện tất cả những người ngoại quốc, và khôi phục niềm tự hào Trung Hoa. Điều đó nói rằng, cái giá mà nhân dân Trung Quốc đã phải trả – bằng máu, nước mắt, mồ hôi, lao động cưỡng bức, tù tội và sống trong nơm nớp sợ hãi – cho cuộc giải phóng kiểu cộng sản của Mao là một cái giá cực kỳ đắt. Trong khi Hitler giết hay tiêu diệt khoảng 12 triệu thường dân và Stalin khoảng 23 triệu trong các cuộc thanh trừng và bỏ đói của ông ta, thì con số người chết do Mao lên khoảng 49 đến 78 triệu. Điều đó khiến Mao trở thành kẻ giết người hàng loạt tồi tệ nhất của mọi thời đại – ít nhất đó là theo ông Piero Scaruff, người đã thống kê những vụ diệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử.
Thứ tư là đế quốc đỏ trổi dậy. Người đã đưa Trung Quốc ra khỏi vũng lầy kinh tế của Mao là Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình là nhân vật quan trọng nhất ở Trung Quốc ngày nay vì hai lý do. 1/Trong khi Mikhail Gorbachev nhượng bộ những người biểu tình và cho phép giải thể một Liên Bang Xô Viết, chính Đặng Tiểu Bình là người đã ra lệnh quân đội Trung Quốc tàn sát những người biểu tình tại Thiên An Môn vào năm 1989 – để bảo vệ nhà nước Trung Cộng tàn nhẫn và áp bức. 2/Đặng Tiểu Bình đã một mình thúc đẩy nhãn hiệu chủ nghĩa tư bản trọng thương được nhà nước bao cấp, đặc trưng của nền kinh tế Trung Quốc “lợi mình, hại người” ngày nay. Chính ông Đặng là người đã mở cửa những đặc khu kinh tế cho Tây Phương và cuối cùng giải phóng một lực lượng lao động khổng lồ của chính họ trên thị trường thế giới được trang bị những vũ khí hủy diệt việc làm mạnh mẽ như trợ cấp xuất khẩu phi pháp và thao túng tiền tệ. Chính đó là Trung Quốc ngày nay mà Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đã tạo ra, tàn nhẫn với nhân dân của mình và chơi bẩn với các đối tác mậu dịch trên khắp thế giới.
Chương 14: Chết Bởi Những Chính Sách Tàn Độc Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Thứ nhất là chính sách triệt sản phụ nữ. Trung Quốc là quốc gia vừa bị nhân mãn, vừa đông dân nhất hành tinh. Tuy nhiên, trong nhiều cách, lối giải quyết nạn nhân mãn của Trung Quốc – chính sách một con – đã tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết. Nền tảng của chính sách cưỡng chế là số tiền phạt đối với trường hợp sinh con thứ hai: số tiền phạt to lớn gần như luôn luôn vượt quá mức thu nhập hàng năm của nhiều gia đình. Mức tiền phạt lớn đó có nghĩa là đa số những cặp vợ chồng nào lỡ mang thai đứa con thứ hai sẽ kiệt quệ tài chánh nếu quyết định giữ đứa con. Hậu quả không có gì ngạc nhiên là Trung Quốc có nhiều vụ phá thai hơn phần còn lại của thế giới cộng lại với gần 13 triệu mỗi năm – và đó là con số ước lượng dè dặt của chính quyền.
Tuy nhiên, ngay cả một cặp vợ chồng có đủ tiền để trả tiền phạt hay đủ điều kiện được miễn, điều đó cũng không có nghĩa là họ có thể sinh đứa thứ hai. Các quan chức quá hăng say tại địa phương, những người mà cơ hội thăng tiến của họ phụ thuộc vào mức độ chấp hành chính sách một con, thường được biết đã cưỡng ép tập trung phụ nữ mang thai. Do chính sách một con và chuộng nam giới mà ngày nay hơn một trăm triệu đàn ông Trung Quốc không thể tìm được vợ. Những “cành cây trụi lá” này – theo cách gọi của Trung Quốc - lớn hơn số đàn ông của Nhật và Nam Hàn gộp lại hay bằng toàn bộ thanh niên của Hoa Kỳ. Hậu quả không tránh khỏi là sự gia tăng đột biến về nạn mãi dâm (cùng tất cả những hệ lụy của nó), nạn nô lệ tình dục, buôn bán phụ nữ và ngay cả bắt cóc phụ nữ từ nước ngoài.
Thứ hai là chính sách diệt chủng và Hán hóa. Cưỡng bức triệt sản không chỉ giới hạn đối với phụ nữ Trung Quốc muốn có đứa con thứ hai. Nó còn là thủ tục vận hành tiêu chuẩn tại Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan – ba vùng của cái được gọi một cách mỉa mai là tỉnh “tự trị” của Trung Quốc. Đây là bức tranh lớn hơn của chính sách diệt chủng các sắc tộc thiểu số. Ngày nay, cả ba vùng lãnh thổ này đang hứng chịu một chiến dịch diệt chủng tàn nhẫn nhằm mục tiêu thay thế sắc dân bản xứ bằng sắc dân Trung Hoa gốc Hán. Điều này gọi là Hán hóa (Hanification) Tây Tạng, Nội Mông và Đông Turkestan liên quan đến tất cả mọi thứ – từ việc sắp xếp đưa vào hàng triệu sắc dân Hán và giết hại người dân địa phương hàng loạt, đến việc triệt sản người phụ nữ địa phương và lai giống của họ thông qua chính sách kết hôn với đàn ông người Hán.
Chính sách diệt chủng bản xứ đã thành công nhất tại Nội Mông, nơi có đến 80% dân số là người Hán. Theo đảng Nhân Dân Nội Mông, để thực hiện chính sách Hán hóa này, hơn một phần tư triệu dân Mông Cổ đã bị sát hại trong khi hơn 15 triệu người Hoa được di cư đến để xóa dần nền văn hóa Nội Mông. Như đối vối Đông Turkestan – nơi được biết như là Tỉnh Tân Cương trên bản đồ của Trung Quốc – 240 ngàn dân Duy Ngô Nhĩ, đa số là phụ nữ, đã bị cưỡng bức rời khỏi quê hương của họ, theo lời điều trần trước hạ viện Hoa Kỳ của bà Rebiya Kadeer, một lãnh đạo của người Duy Ngô Nhĩ bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Đa số những người phụ nữ này đã bị ép buộc làm vợ đàn ông Hán để lai giống, trong khi nhiều người khác bị cưỡng bức làm nô lệ lao động và làm điếm rẻ tiền.
Thứ ba là nạn nô lệ lao động. Lao động trong những nhà máy lụp xụp nóng bức là một trong những điều kiện “bán lao động – bán nô lệ” mà hàng triệu công nhân Trung Quốc phải đối mặt. Đây là điều có thực ngay cả trong các nhà máy mà bề ngoài có vẻ được đặt dưới sự chỉ huy của những công ty lớn của Hoa Kỳ như Microsoft và Walmart. Chẳng hạn, công nhân hãng Yuwei ở phía Nam thành phố Đông Quan làm việc vất vả 7 ngày 1 tuần, trong những ca làm 14 giờ mỗi ngày, và thường điều khiển những dụng cụ với các thiết bị an toàn bị cố tình vô hiệu hóa. Một kết quả là tốc độ sản xuất cao trông thấy; nhưng kết quả kia cũng đạt tỷ lệ cao không kém, đó là công nhân bị cắt, bị cụt tay, chân, ngón, hay bị tàn phế.
Trong tình trạng lao động tồi tệ nói trên, theo sự điều nghiên của IHS Child Slave labor News thì tỉ lệ lao động trẻ em tuổi từ 10 đến 14 tuổi ở Trung Quốc chiếm 11.6%. Rất nhiều nhà máy Trung Quốc thích nhận lao động trẻ em vì rẻ và sẵn sàng nghe lời, nhanh nhẹn để có thể điều khiển trong những khu vực có nhiều máy móc. Ngoài những điều kiện làm việc tồi tàn, nguy hiểm và nhàm chán, công nhân Trung Quốc còn phải chịu đựng một áp lực khác tạo ra từ cuộc sống xa nhà hàng trăm dặm. Họ buồn vì nhớ nhà, nhớ người thân nhưng lại không có điều kiện về thăm. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng như vậy, đã có nhiều công nhân chịu không nổi phải tự tử.
Chương 15: Chết Bởi Những Người Ủng Hộ Trung Quốc.
Mỗi ngày trên toàn quốc Hoa Kỳ, có một số đông người cố bênh vực và ca tụng Trung Quốc, không hề nhận thức về những điều tồi tệ mà Trung Quốc đang nhắm vào Hoa Kỳ như đánh cắp tài sản trí tuệ, đánh cắp hàng triệu việc làm của công nhân Hoa Kỳ, ráo riết tân trang vũ khí để đánh chìm hải quân Hoa Kỳ…. Một số nhà báo, giáo sư đại học và bình luận gia nổi tiếng như Fareed Zakaria, James Fallows, Tom Friedman, Fred Hiatt, Nicholas Kristof, David Leonhardt và Joseph Stiglitz, là những người đứng về phía Trung Quốc để chống lại những người đang thúc đẩy những cải cách mà đáng lý đã phải làm từ lâu.
Hiện có một liên minh gồm những đoàn thể, công ty và cá nhân liên kết một cách không chính thức để ủng hộ Trung Quốc qua 6 trường phái như sau:
Trường Phái Phóng Khoáng: Dân Chủ Hóa và Thuần Phục Con Rồng
Nội dung chính trong lập luận ủng hộ Trung Quốc của nhóm này là: Chúng ta phải tiếp cận con Rồng để chế ngự nó. Theo quan điểm này, tất cả những gì mà một Trung Quốc độc tài toàn trị thật sự cần để trở thành một Trung Quốc dân chủ là thời gian – và một liều lượng khổng lồ của thịnh vượng kinh tế. Nhóm này còn lập luận rằng: khi trở nên sung túc hơn, Trung Quốc sẽ trở thành như Hoa Kỳ, có nghĩa là, một nền dân chủ văn minh, biết tôn trọng tự do ngôn luận, nhân quyền, sở hữu trí tuệ, những nguyên tắc tự do mậu dịch, và giá trị thiêng liêng của các thùng phiếu. Chính những lập luận sai lầm này đang là nền tảng cho nguồn gốc của những vấn đề kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính quyền Bill Clinton đã không ngừng sử dụng luận cứ đó trong những năm cuối thập niên 1990 để hỗ trợ cho chính sách “can dự” (engagement) với Trung Quốc và gây áp lực với các nhà lập pháp để đưa Trung Quốc vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới vào năm 2000.
Trường Phái Bảo Thủ: Tự Do Mậu Dịch Bằng Mọi Giá
Có lẽ những hung thủ lợi hại nhất của nhóm này là những tay tài phiệt lớn như Goldman Sachs và Morgan Staley. Họ đã thiết lập một vài chi nhánh thuộc loại nhất của Hoa Kỳ tại Trung Quốc, thường có một quan hệ khắng khít với những cán bộ Trung Quốc và muốn bảo đảm rằng không có gì có thể làm chao đảo chiếc thuyền chở vàng của họ. Với mục đích đó, họ đã thuê hai trong số những tay súng đánh thuê có thành tích cao nhất trong cuộc tranh luận về Trung Quốc, đó là Jim O’Neil, Chủ tịch Ban quản trị tài sản của Goldman Sachs và Stephen Roach, Cựu chủ tịch của Morgan Stanley Asia. Cũng như các biên tập viên của The Wall Street Journal, hai người luân phiên nhanh chóng chụp mũ “bảo hộ” hay “bài Trung Quốc” cho bất cứ ai tìm cách cải tổ với Trung Quốc – và cả hai được tán thưởng như những ca sĩ nhạc Rock trên báo chí của nhà nước Trung Quốc. Điểm nổi bật giữa hai tên đánh thuê nặng ký này với đám đông là cách xử dụng thông minh các lập luận kinh tế và xuyên tạc các thống kê.
Những Người Nhân Nhượng Trong Chóp Bu Quyền Lực Tại Hoa Thịnh Đốn
Thập niên vừa qua, trong khi Trung Quốc chế ngự nền kinh tế Hoa Kỳ, dường như nó không là vấn đề cho bất cứ ai ngồi ở Tòa Bạch Ốc, ai điều hành Bộ Tài Chánh, hay ai chiếm đa số tại Capital Hill. Bất luận đảng chính trị nào nắm quyền lực, sự đồng thuận trong nhóm “những kẻ nhân nhượng trong chóp bu quyền lực tại Hoa Thịnh Đốn” là nên nhân nhượng hơn là đối đầu với Con Rồng. Điểm đáng ngại nhất, có lẽ là Tổng Thống Obama thực sự không hiểu những phức tạp của kinh tế vĩ mô toàn cầu và như là một phiên bản hiện đại của Neville Chamberlain, “tuyệt đối tin rằng” sự “trổi dậy” của Trung Quốc sẽ “hòa bình” và “tốt cho Hoa Kỳ”. Dù cách nào đi nữa, chúng ta ở Hoa Kỳ đã không được đáp ứng tốt về những câu hỏi liên quan tới Trung Quốc từ hai chủ nhân gần đây nhất của Toà Bạch Ốc.
Những Bậc Thầy Toàn Cầu Hóa “Thế Giới Phẳng”
Những bậc thầy về Toàn cầu hóa là những người như Tom Friedman, Nocholas Kristof, và Fareed Zakaria viết những bài bóng bẩy ca ngợi Trung Quốc và đăng trên những tạp chí và nhật báo có uy tín quốc gia như Atlantic Monthly, The New York Times và Tuần Báo Time. Những nhân vật này có chung một nền tảng nhận định rất sai lầm rằng các công nhân và những công ty Hoa Kỳ thuê mướn họ không còn khả năng cạnh tranh chi phí với những quốc gia đang phát triển như Trung Quốc. Vấn đề hiện nay của Hoa Kỳ với Trung Quốc không phải là cạnh tranh về lương thấp. Các công ty và công nhân Hoa Kỳ phải vượt qua những trợ cấp xuất khẩu phi pháp của Trung Quốc, sự thao túng tiền tệ và nhiều vũ khí tiêu diệt việc làm của Trung Quốc. Nhưng các bậc thầy Toàn cầu hóa từ chối ghi nhận sự thật này và thay vì vậy, họ khăng khăng rằng những người công nhân Hoa Kỳ không cần những công việc sản xuất bởi vì những công việc này “dứt khoát” phải đưa sang những quốc gia như Trung Quốc.
Những Nhóm Tư Vấn Dẫn Mối Cho Gấu Trúc
Nhóm Tư Vấn Dẫn Mối Cho Gấu Trúc trong và ngoài Washington D.C vốn thường xuyên nhảy vào các cuộc tranh luận về Trung Quốc. Họ lên tiếng bênh vực Trung Quốc một cách rất thiển cận, thậm chí họ còn cố tình đưa ra những luận điệu tạo sự hoài nghi trong dư luận qua các dữ kiện nguỵ tạo từ chính họ. Sau đây là một danh sách không theo thứ tự gồm những nhóm tư vấn và các nhà phân tích thiếu sáng suốt và hiểu biết về Trung Quốc: Albert Kiedel của Atlantic Council.; Peter Bottelier và Doug Paal của The Carnegie Endowment; Kenneth Lieberthal, Bob Rubin và John Thornton của The Brookings Institute; Charles Freeman của Center for Strategic and International Studies (Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế); Ed Gresser của Progressive Policy Institute.
Đoàn Hùng

Không có nhận xét nào: