Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Dàn Khoan, Tàu TQ: Hút Dầu Biển Đông

Sẽ tìm dầu dưới biển 3,000 mét, khoan sâu 10,000 mét dưới đáy biển… Tố Mỹ gây phức tạp
 
 
 
 
Dàn khoan dầu khổng lồ Marine 981
 
 
 
DA NANG (AsiaNews, South China Morning Post)VietBao – Trung Quốc trong năm nay sẽ đưa một tàu khổng lồ và một dàn khoan dầu khổng lồ vào Biển Động để khai thác dầu.
Bản tin từ thông tấn Ky Tô Giáo AsiaNews cho biết TQ sẽ đưa tàu dầu khí Marine Oil and Gas 708, và dàn khoan dầu khổng lồ Marine 981 để thăm dò dầu khí ở biển sâu trong năm 2012 ở Biển Đông (người TQ gọi là Biển Hoa Nam).
Tuy nhiên, người cán bộ TQ không nói rõ sẽ hút dầu ở phần nào biển Đông. Tàu 708 được đóng tại TQ, có thể thăm dò dầu khí ở độ sâu 3,000 mét và có thể khoan 600 mét dưới đáy biển.
Tàu này dài 105 mét và rộng 23.4 mét. Tàu này trang bị nhiều máy móc tối tân và có thể chịu sóng cấp 12.
Còn dàn khoan 981 có mục tiêu khoan dầu ở đáy biển sâu ở Biển Đông trong năm 2012. Dàn khoan khổng lồ có thể hoạt động ở sâu 3,000 mét và khoan ở độ sâu 10,000 mét dưới đáy biển. Công suất hoạt động mạnh gấp 18 lần các dàn khoan dầu hiện có.
AsiaNews nói rằng các túi dầu vùng Biển đông là khởi nguyên tranh chấp lãnh hải ở Hoàng Sa và Trường Sa, liên hệ tới TQ, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan và Brunei. Các nước như VN và Phi không thể dễ dàng thăm dò dầu khí ở độ sâu như thế.
Một viên chức CSTQ, Viện Trưởng Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Năng Lượng, viết trên tờ Global Times rằng, “Chúng ta phải luôn luôn tới trước, khi cạnh tranh giành tài nguyên. [Bởi vì] tài nguyên không thể tái tạo cũng như không nhiều vô lượng trong vùng biển tranh chấp này. Các dàn khoan khổng lồ sẽ tới Biển Đông, giúp TQ thiết lập hiện diện quan trọng hơn ở vùng biển chưa thăm dò này.”
TQ đòi 85% diện tích vùng Biển Đông, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của VN.
Trong khi đó, báo South China Morning Post có bài viết phân tích về bản phúc trình của Viện Khoa học Xã Hội, trong đó cho biết tình hình Mỹ trở lại Châu Á đang tạo ra các phức tạp chưa từng có.
Bản phúc trình của viện nghiên cứu TQ này nói, Mỹ trở lại Châu Á là để chia sẻ sức tăng kinh tế vùng này, “cũng như để kềm chế sức thăng tiến của TQ.”

Không có nhận xét nào: