Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Mỹ rút hàng chục nghìn binh lính, thảm họa đến gần

Mỹ rời bỏi Irak, ảnh: ČTK.
Nhà Trắng đang cần tiết kiệm ngân sách và vì thế sẽ không thể đầu tư nhiều tiền vào quân đội. Trong những năm tới, từ châu Âu và nhiều địa đ Nhà Trắng đang cần tiết kiệm ngân sách và vì thế sẽ không thể đầu tư nhiều tiền vào quân đội. Trong những năm tới, từ châu Âu và nhiều địa điểm khác trên thế giới, 10-15% lính Mỹ sẽ dần trở về nước. iểm khác trên thế giới, 10-15% lính Mỹ sẽ dần trở về nước.

Thay vì lực lượng vũ trang có khả năng chiến đấu ở hai chiến trường trên thế giới trong cùng một lúc, Mỹ sẽ chỉ duy trì một đội quân vừa đủ cho một cuộc chiến. Đây là chiến lược được dự tính đến trong khuôn khổ phương án tiết kiệm ngân sách 450 tỷ đô-la.
Thay đổi chiến lược quân đội
"Chúng tôi muốn cải thiện các chiến lược sao cho thực tế nhất,” một nhân viên bộ Quốc phòng Mỹ cho biết. Nội trong hôm nay, các bước chính thức về việc rút quân sẽ được bộ trường Leon Panetta công bố trong cuộc họp báo.
Chính sách đưa quân tham chiến đã được Nhà Trắng duy trì hàng chục năm nay, nhưng kể từ bây giờ, Mỹ sẽ chỉ gửi quân đến một cuộc chiến lớn, nơi họ có đủ sức “làm kinh động đối thủ” trong một khoảng thời gian ngắn.
"Libya đã cho thấy rằng không cần luôn có mặt ở địa điểm xung đột,” trang Reuters trích lời của nhân viện bộ Quốc phòng.

Mỹ còn nhiều khoản chi tiêu quan trọng hơn quân đội, ảnh: boatchop.
Mỹ còn nhiều khoản chi tiêu quan trọng hơn quân đội, ảnh: boatchop.
4000 binh sĩ rời khỏi châu Âu
Không chỉ ở những địa điểm có xung đột, bộ đội Mỹ cũng sẽ rời khỏi châu Âu, chủ yếu là Đức. Theo tờ Daily Mail, từ khoảng 80 nghìn quân đóng tại châu Âu, 4000 chiến sĩ sẽ trở về nước. Đây là lần thứ hai Mỹ rút quân hàng loạt khỏi châu Âu kể từ sau thời kì chiến tranh lạnh, lúc đó có đến 300 nghìn bộ đội Mỹ đóng quân tại đây.
Ngoài ra, Mỹ cũng rút quân khỏi cả Nam Mỹ và châu Phi, đưa tổng số binh sĩ trở về nước chiếm tới 10-15% quân đội hiện nay, mà cụ thể là 47 nghìn quân rút về nội trong vòng 4 năm tới. Như vậy, quân đội Mỹ sẽ chỉ được duy trì ở Trung Đông và châu Á do tình hình của Iran và Bắc Triều Tiên.
Thảm họa sắp đến
Các chiến lược quân đội này được đề bạt trong phạm vi dự án giảm thiểu ngân sách khoảng 450 tỷ đô-la sẽ được Mỹ thực hiện trong vòng 10 năm. Nhiều nhà phê bình lên tiếng phản đối nói, phần lớn là các chính trị gia đảng Cộng hòa trong Quốc hội.
"Bỏ đi chiến lược tham gia cả hai cuộc chiến một lúc là sự khởi đầu của thảm họa,” tướng Dave Deptula, người lãnh đạo các hoạt động không quân ở vịnh Persia vào năm 1991 nhận xét. Theo ông, phương án thay đổi mới này chỉ củng cố lòng can đảm của các đối thủ.
"Tổng thống đã cho thấy rằng người của ông sẽ nghiên cứu cẩn thận các chi phí vũ trang và sắp đặt để việc giảm thiểu được thực hiện chín xác mục đích và thỏa mãn được những thức cần thiết,” Jay Carney từ Nhà Trắng phản đối ý kiến trên.
Kể từ sau vụ khủng bố 11.9, Lầu Năm góc đã chi thêm rất nhiều tiền cho các hoạt động quân đội. Trong năm 1945, quân đội Mỹ tiêu tốn hết 908 tỷ đô-la, vào năm 2010, con số này là 644 tỷ trong khi trước 11.9, nó chỉ đạt 346 tỷ đô la.
Nghiêm Trang – vietinfo.eu

Không có nhận xét nào: