Mẹ lao động Nguyễn Thị Toại mong ngóng con trở về |
Nghi án nữ “ô sin” mất tích ở Ả rập- Xê út
Sáng ngày 14/1/2012 đường dây nóng của báo PLVN Online tiếp nhận một thông tin rất ‘sốc” từ Hà Tĩnh: một phụ nữ được đưa đi lao động tại Ả rập- Xê út đã “mất tích” 25 tháng, người nhà không thể liên lạc được.
Sáng ngày 14/1/2012 đường dây nóng của báo PLVN Online tiếp nhận một thông tin rất ‘sốc” từ Hà Tĩnh: một phụ nữ được đưa đi lao động tại Ả rập- Xê út đã “mất tích” 25 tháng, người nhà không thể liên lạc được.
Phóng viên PLVN ngay lập tức đã tới Hà Tĩnh và nhanh chóng được chính quyền địa phương xác nhận người lao động “nghi” đã mất tích là chị Nguyễn Thị Toại- SN 1980 con ông Nguyễn Bá Kỳ (SN:1956) và bà Hoàng Thị Bính (SN: 1959) trú tại ở tổ dân số 16, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Bà Hoàng Thị Bính cho biết, khoảng giữa năm 2009 bà được một người môi giới XKLĐ ở Kỳ Anh Hà Tĩnh giới thiệu cho gặp ông Tuấn ở Nghệ An để xin cho chị Toại đi XKLĐ.
Ông Tuấn đã giới thiệu và đưa chị Toại ra Hà Nội học 01 tháng tại công ty CP Vạn Xuân Hà Tĩnh- chi nhánh Hà Nội ( viết tắt là công ty Vivaxan). Người trực tiếp nhận chị Toại từ “tay” ông Tuấn là bà Trần Khánh Ninh- Phó giám đốc Chi nhánh Hà Nội của công ty Vivaxan.
Bà Bính còn nhớ như in, sáng ngày 18-10-2009, chị Toại được bà Ninh đưa lên sân bay Nội Bài để bay chuyến 11 giờ vào TP Hồ Chí Minh sau đó 2 giờ bay sang Ả rập- Xê út.
Cùng bay với chị Toại hôm đó còn có 20 người nữa, cả nam và nữ trong đó có hai bạn học của chị Toại một chị người Thái Nguyên và một chị người Hải Phòng. Bà Bính cũng cho biết trước khi lên máy bay chị Toại được bà Ninh đưa cho 4 bản hợp đồng để ký, sau đó chị Toại được giữ lại 2 bản mang theo sang nước ngoài còn bà Ninh giữ hai bản.
Theo hợp đồng mà bà Bính đọc trước khi chị Toại cầm lên máy bay thì thời hạn hợp đồng của chị Toại là 24 tháng, công việc của chị là giúp việc gia đình cho chủ là người Ả rập- Xê út, mức lương là 3,6 triệu đồng/ tháng.
Chị Toại đi được 2 tháng, không thấy điện thoại về, sốt ruột tình hình của con bà Bính lên Hà Nội gặp bà Trần Khánh Ninh.
Tại công ty Vivaxan chi nhánh Hà Nội, bà Bính được nhân viên của Vivaxan là cô Phượng điện thoại sang nhà chủ của chị Toại và bà được nói chuyện với chị Toại chừng 3 phút.
Cuộc điện thoại ngắn ngủi nhưng đẫm nước mắt khi chị Toại nức nở cho mẹ biết chị không biết tiếng, không ăn được đồ ăn ở nước ngoài và chủ nhà đối xử không tốt. “Con khổ lắm, mẹ xin với công ty cho con về”, chị Toại đã nói với mẹ như thế.
Nói nguyện vọng của chị Toại với công ty bà Bính nhận được những lời trấn an rằng lao động nào mới sang cũng nhớ nhà và muốn về như thế. Ngẫm hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng con của Toại ở Việt Nam cũng không được yên lành nên bà Bính nhắm mắt nghe theo lời tư vấn của công ty.
Bà Bính nào ngờ, “con khổ lắm, mẹ xin với công ty cho con về” chính là câu nói cuối cùng bà Bính nghe được từ con gái trong suốt 27 tháng qua kể từ khi chị Toại xuất cảnh.
Bà Bính cho biết đã nhiều lần ra công ty gặp bà PGĐ Ninh và lần nào cũng bà Ninh cũng nói không liên lạc được với chủ nhà chị Toại đang ở vì công ty không có người nói tiếng Ả rập và các khó khăn khác.
“Có lần tôi làm căng, ăn chực nằm chờ thì được nhân viên nói tiếng Anh bấm điện thoại sang bên kia tìm gặp con tôi nhưng không được, máy điện thoại báo tín hiệu bận suốt”, bà Bính kể.
Suốt 25 tháng kể từ cuộc nói chuyện sau 2 tháng chị Toại xuất cảnh như đã kể ở trên, gia đình bà Bính không hề nhận được bất kỳ thông tin nào từ con, tiền lương chị Toại cũng không gửi về gia đình một xu nào.
Lao động Nguyễn Thị Toại khi còn ở Việt Nam |
Đau đáu mong tin con nhưng tiếng không biết, địa chỉ của con thì không bà Bính chỉ bấu víu vào nguồn hy vọng mong manh từ những lần ra công ty liên lạc sang Ả rập thì được gặp người bạn xuất cảnh cùng với chị Toại.
“Cô này tốt lắm nhưng tôi cũng không biết tên, chỉ biết cô là người Thái Nguyên. Cô ấy bảo hồi đầu còn gọi điện được cho chị Toại nhưng hơn 20 tháng nay cô không gọi được cho chị Toại nữa”, bà Bính nói rồi đưa cho phóng viên số máy của cô bạn của chị Toại hiện vẫn đang làm việc tại Ả rập Xê út.
Nhớ là hợp đồng 24 tháng, ngày 8-9-201, nhẩm tính hợp đồng sắp hết hạn, bà Bính lại liên lạc ra công ty Vivaxan để hỏi thông tin về con gái mình. “Cô Ninh ( bà Trần Khánh Ninh- PGĐ chi nhánh HN-pv), nói tôi cứ yên tâm khoảng hai tháng nữa cháu Toại về, tiền bạc cháu mang về đầy đủ. Thế nhưng đến nay đã quá thời hạn hợp đồng gần 3 tháng con tôi không về cũng không có thông tin gì, tôi gọi ra công ty thì cô Ninh không tiếp máy, chỉ có nhân viên trả lời kiểu muốn phủi bỏ trách nhiệm”, bà Bính bức xúc cho biết.
Vivaxan muốn “chối bỏ” trách nhiệm?
Theo thông tin mà bà Bính cung cấp, ngày 14/1/2012, phóng viên PLVN Online đã gặp được bà Trần Khánh Ninh tại Chi nhánh Hà Nội công ty Vivaxan tại ngõ 176 phố Mai Dịch. Bà Ninh cho biết mới được bổ nhiệm là giám đốc chi nhánh Hà Nội của Vivaxan.
Tuy nhiên, khi đề cập đến trường hợp lao động Nguyễn Thị Toại thì bà Ninh lại nói : lao động Toại không phải lao động của công ty.
Căn cứ mà bà Ninh nói lao động Toại không phải của công ty là : không có giấy tờ gì chứng minh.
Khi phóng viên nói hợp đồng chị Toại đang giữ và bà Ninh cũng giữ thì bà Ninh im lặng lảng sang chuyện khác.
Kỳ lạ hơn, dù không nhận đó là lao động của mình đưa đi nhưng bà Ninh lại thừa nhận rằng trong suốt thời gian qua đã nhiều lần gặp bà Bính- mẹ của lao động Toại- và đã gọi điện cho chủ nhà chị Toại ở nhiều lần.
Bà Ninh cũng cho biết Vivaxan trước đây làm thị trường Ả rập- Xê út rất thành công và Đại sứ quán tại Hà Nội đã nhờ Vivaxan tìm lao động giúp việc gia đình đưa sang làm việc cho các chủ sử dụng Ả rập- xê út.
Bà Ninh cũng biết một cách rành mạch rằng chị Toại đã ký kết hợp đồng với chủ sử dụng là một người làm việc tại Đại sứ quán Ả rập- Xê út tại Ai Cập. Chị Toại ở với vợ con của người này tại Ả rập- Xê út.
Theo bà Ninh thì gia đình lao động Toại bức xúc chủ yếu vì chị Toại không gửi tiền về nhà.“Con bác ấy ù ờ, không biết cách gửi tiền về nhà, bác ấy chỉ bức xúc việc chị ấy không gửi tiền về nhà thôi, chị ấy đi làm có gửi tiền về không thì công ty không thể can thiệp được”, bà Ninh nói và khẳng định lao động Toại không mất tích. “Con bác ấy vẫn đang làm việc ở nhà ấy, chị ấy mất tích là không bao giờ có, bọn em đã liên lạc được với chị ấy nhiều lần”.
“Cô này tốt lắm nhưng tôi cũng không biết tên, chỉ biết cô là người Thái Nguyên. Cô ấy bảo hồi đầu còn gọi điện được cho chị Toại nhưng hơn 20 tháng nay cô không gọi được cho chị Toại nữa”, bà Bính nói rồi đưa cho phóng viên số máy của cô bạn của chị Toại hiện vẫn đang làm việc tại Ả rập Xê út.
Nhớ là hợp đồng 24 tháng, ngày 8-9-201, nhẩm tính hợp đồng sắp hết hạn, bà Bính lại liên lạc ra công ty Vivaxan để hỏi thông tin về con gái mình. “Cô Ninh ( bà Trần Khánh Ninh- PGĐ chi nhánh HN-pv), nói tôi cứ yên tâm khoảng hai tháng nữa cháu Toại về, tiền bạc cháu mang về đầy đủ. Thế nhưng đến nay đã quá thời hạn hợp đồng gần 3 tháng con tôi không về cũng không có thông tin gì, tôi gọi ra công ty thì cô Ninh không tiếp máy, chỉ có nhân viên trả lời kiểu muốn phủi bỏ trách nhiệm”, bà Bính bức xúc cho biết.
Vivaxan muốn “chối bỏ” trách nhiệm?
Theo thông tin mà bà Bính cung cấp, ngày 14/1/2012, phóng viên PLVN Online đã gặp được bà Trần Khánh Ninh tại Chi nhánh Hà Nội công ty Vivaxan tại ngõ 176 phố Mai Dịch. Bà Ninh cho biết mới được bổ nhiệm là giám đốc chi nhánh Hà Nội của Vivaxan.
Tuy nhiên, khi đề cập đến trường hợp lao động Nguyễn Thị Toại thì bà Ninh lại nói : lao động Toại không phải lao động của công ty.
Căn cứ mà bà Ninh nói lao động Toại không phải của công ty là : không có giấy tờ gì chứng minh.
Khi phóng viên nói hợp đồng chị Toại đang giữ và bà Ninh cũng giữ thì bà Ninh im lặng lảng sang chuyện khác.
Kỳ lạ hơn, dù không nhận đó là lao động của mình đưa đi nhưng bà Ninh lại thừa nhận rằng trong suốt thời gian qua đã nhiều lần gặp bà Bính- mẹ của lao động Toại- và đã gọi điện cho chủ nhà chị Toại ở nhiều lần.
Bà Ninh cũng cho biết Vivaxan trước đây làm thị trường Ả rập- Xê út rất thành công và Đại sứ quán tại Hà Nội đã nhờ Vivaxan tìm lao động giúp việc gia đình đưa sang làm việc cho các chủ sử dụng Ả rập- xê út.
Bà Ninh cũng biết một cách rành mạch rằng chị Toại đã ký kết hợp đồng với chủ sử dụng là một người làm việc tại Đại sứ quán Ả rập- Xê út tại Ai Cập. Chị Toại ở với vợ con của người này tại Ả rập- Xê út.
Theo bà Ninh thì gia đình lao động Toại bức xúc chủ yếu vì chị Toại không gửi tiền về nhà.“Con bác ấy ù ờ, không biết cách gửi tiền về nhà, bác ấy chỉ bức xúc việc chị ấy không gửi tiền về nhà thôi, chị ấy đi làm có gửi tiền về không thì công ty không thể can thiệp được”, bà Ninh nói và khẳng định lao động Toại không mất tích. “Con bác ấy vẫn đang làm việc ở nhà ấy, chị ấy mất tích là không bao giờ có, bọn em đã liên lạc được với chị ấy nhiều lần”.
Bà Ninh còn cho rằng trong “nguyên tắc” XKLĐ thì mẹ lao động không được phép đại diện phản ảnh mà là phải là chồng của lao động. “Mặc dù không phải người được ủy quyền nhưng bác ấy- mẹ lao động Toại- đến thì công ty tiếp nhận giải quyết cho bác ấy thôi. Bác ấy tới đây cả năm trời nay, ăn ở ở đây và công ty đã liên lạc gặp con bác ấy nhiều lần rồi, chủ và con bác ấy đều nói khi nào về thì sẽ mang tiền về chứ không gửi về. Chứ không có chuyện mất tích”, bà Ninh nhấn mạnh.
Cách trả lời bất nhất của bà Ninh đã nói lên tất cả sự thật mà Vivaxan muốn chối bỏ.
Điều đó càng rõ ràng hơn khi vào cuối ngày 14/1/2012, sau cuộc làm việc với phóng viên, bà Ninh đã trực tiếp liên lạc với gia đình lao động Toại để trấn an. “Cô Ninh gọi cho tôi bảo gia đình ra Hà Nội gặp và nói Toại được gia hạn thêm hợp đồng 01 năm nữa”, bà Bính lo lắng cho biết.
Lao động Toại hiện đang ở đâu? Vì sao trong 27 tháng làm việc ở nước ngoài chỉ liên lạc được 01 lần duy nhất sau khi xuất cảnh 02 tháng? Cơ quan chức năng cần kiểm tra gấp và có sự can thiệp kịp thời để tìm ra dấu tích của người lao động.
Cách trả lời bất nhất của bà Ninh đã nói lên tất cả sự thật mà Vivaxan muốn chối bỏ.
Điều đó càng rõ ràng hơn khi vào cuối ngày 14/1/2012, sau cuộc làm việc với phóng viên, bà Ninh đã trực tiếp liên lạc với gia đình lao động Toại để trấn an. “Cô Ninh gọi cho tôi bảo gia đình ra Hà Nội gặp và nói Toại được gia hạn thêm hợp đồng 01 năm nữa”, bà Bính lo lắng cho biết.
Lao động Toại hiện đang ở đâu? Vì sao trong 27 tháng làm việc ở nước ngoài chỉ liên lạc được 01 lần duy nhất sau khi xuất cảnh 02 tháng? Cơ quan chức năng cần kiểm tra gấp và có sự can thiệp kịp thời để tìm ra dấu tích của người lao động.
Nguồn: Phapluatvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét