Mặc dù Rồng là con vật có thật hay không trong những truyền thuyết, nhưng hình tượng của nó đã gắn liền với văn hoá Việt Nam qua chữ Hồng Bàng (Hán: 鴻龐). Các di tích về con Rồng Việt Nam tuy còn khá ít. Nhưng con Rồng Việt Nam vẫn luôn mang bản sắc đặc biệt riêng của nó trong nền Văn hoá Việt.
Thời vua Lý dựng nghiệp, thấy Rồng bay lên nên gọi là Thăng Long. Các địa danh trong nước cũng mang hình ảnh Rồng như: Vịnh Hạ Long, núi Hàm Rồng, Long Khánh, Long Biên, Vĩnh Long, Long Hải …. Ngay cả trái cây như: Trái thanh long, Long nhãn, cây xương rồng… Nét văn hoá đặc trưng tiêu biểu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ được biết qua hình ảnh Cửu Long Giang.
Thời vua Lý dựng nghiệp, thấy Rồng bay lên nên gọi là Thăng Long. Các địa danh trong nước cũng mang hình ảnh Rồng như: Vịnh Hạ Long, núi Hàm Rồng, Long Khánh, Long Biên, Vĩnh Long, Long Hải …. Ngay cả trái cây như: Trái thanh long, Long nhãn, cây xương rồng… Nét văn hoá đặc trưng tiêu biểu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ được biết qua hình ảnh Cửu Long Giang.
Trong Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, con Rồng Đại Việt luôn có những đặc tính biểu trưng rõ ràng đặc trưng : Thân rồng có 12 khúc, trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. 12 khúc thân này đại diện cho 12 tháng trong năm. Thân mềm mại uốn lượn là biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết.
Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, cặp sừng nhỏ, mắt lồi to, hàm mở rộng, răng nanh chĩa lên, lưỡi mảnh rất dài, cái mào ở mũi có những nét nổi sóng đều đặn. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên châu. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng…
Dù “Con Rồng, cháu Tiên” chỉ là truyền thuyết của lịch sử Văn Lang, nhưng nó vẫn là ý thức nguyên hợp của xã hội nguyên thủy, để giúp cho việc tiến trình lịch sử của người Việt, từ khi rời bỏ cách sống du mục, tiến dần vào sự khám phá và biết khai thác thiên nhiên để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu trong đời sống của chính mình.
Trong 12 con giáp, Rồng được xem là con vật bay trên trời cao, ở gần các vị thần linh. Rồng tương trưng cho sự cao cả, anh hùng, vĩ đại, sức mạnh phi thường và cũng là biểu tượng cho sự phồn thịnh và vương giả.
Trong truyền thuyết dân gian Việt Nam có câu:
“Trên trời có cây hóa kiểng,
Dưới biển có cá hóa long,”
Cá hóa long là câu chuyện cá chép hoá rồng, theo sách Tam Tần-ký nói: Long-Môn là nơi dữ sóng, cá khó vượt qua, nếu vượt qua được thì sẽ hóa rồng.” Vượt Vũ Môn để hóa rồng là niềm ước mơ của những con cá chép sẽ từ kiếp con cá tầm thường muốn trở thành những con rồng siêu phàm.
Cá chép cũng được xem là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí. Niềm tin hóa rồng của nó, là ngụ ý diễn đạt cho sự hướng đến việc phát triển hoàn thiện hơn trong cuộc sống thường nhật.
Năm mèo sắp qua, năm Rồng sắp. Để chào đón một năm mới, một mùa xuân thật đẹp với cái Tết rộn rã trong tinh thần “Con Rồng cháu Tiên”, từ gia đình cho đến xã hội mọi người cùng đối xử với nhau trên thuận dưới hoà, kính già thương trẻ, chia sẽ với những người nghèo khổ… qua cái nhìn mới. Hy vọng năm con Rồng sẽ là năm mang lại nhiều điều hên trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ sức khoẻ cho đến tinh thần cũng như bề mặt tiền tài và sự thành công dài trong sự nghiệp cho mọi người.
Ước mơ hóa thành rồng là ước mơ đầy ý nghĩa để cho người con Việt được thăng tiến như “Rồng lên mây”.
Kính bút
TS Huệ Dân
Tác giả gửi trực tiếp cho LTCG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét