Giống như trong thời Chủ tịch Mao Trạch Đông, xuất hiện và không xuất hiện tại các sự kiện hay trên các bức ảnh luôn được xem là mang tính tượng trưng cao khi tìm cách lý giải một cá nhân nào đó được sủng ái hay thất sủng trong tôn ti trật tự xã hội.
Sự thật luôn khó xác minh vì không ai xác nhận hay phủ nhận lý do xuất hiện hay biến mất, thăng chức hay giáng chức.
Hiện nay điều không thể tranh cãi là Đức Giám mục phụ tá Joseph Xing Wenzhi của giáo phận Thượng Hải đã bị loại. Đức cha Xing người gốc Sơn Đông được chọn làm người phụ tá cho Đức Giám mục Aloysius Jin Luxian khi vượt qua tất cả các ứng viên Thượng Hải. Đức cha Xing từng được mọi người nghĩ sẽ kế vị Đức cha Jin, 95 tuổi. Hiện nay ngài dường như đã bị thất sủng, có lẽ trong một thời gian ngắn hay có thể mãi mãi.
Ngài bắt đầu gặp rắc rối vào tháng 12-2010 hay có lẽ từ lúc ngài trở thành giám mục.
Đây là “vụ đức giám mục bị mất tích” ở Thượng Hải. Nhưng thay vì hỏi ngài đang ở đâu, câu hỏi thật sự là “việc mất tích này có nghĩa là gì?”
Các giới Công giáo ở Trung Quốc truyền nhau tin đồn Đức cha Xing bị mất tích từ tháng trước.
Hôm 10-12-2011, lẽ ra ngài đã có thể thay thế Đức cha Jin chủ trì lễ phong chức linh mục. Lễ phong chức đã bị hoãn lại do Đức cha Jin bị té và phải nhập viện.
Sau đó Đức cha Xing không dâng lễ Giáng sinh và trong tuần lễ trước Giáng sinh, Đức cha Jin bổ nhiệm một linh mục ở tuổi 40 là cha Thaddeus Ma Daqin làm tổng đại diện giáo phận.
Đại hội Đại biểu Công giáo toàn quốc lần thứ 8 được tổ chức ngoài ước muốn của Tòa Thánh hồi tháng 12-2010. Nổi bật nhất trong các hình ảnh đầu tiên về đại hội được truyền hình nhà nước đưa tin là hình Đức cha Xing.
Dường như nhà chức trách tin rằng nếu Đức cha Xing có mặt thì đại hội đã được xem là thành công một nửa rồi.
Tuy nhiên, thành công có được từ việc Đức cha Xing vâng theo yêu cầu của Đức cha Jin tham dự đại hội bị gặp phải sự vắng mặt của Đức Giám mục Xianxian Joseph Li Liangui.
Tại đại hội, Đức cha Xing bị chỉ trích vì “không làm ba việc”. Đó là ngài không mặc áo giám mục, không đội mũ sọ và không bày tỏ quan điểm ủng hộ đại hội.
Mặc dù ngài đến Bắc Kinh, nhưng thái đội thiếu hợp tác của ngài được xem là thể hiện sự coi thường liên minh yêu nước gồm Hội Công giáo yêu nước Trung Quốc (CCPA) và Hội đồng Giám mục Giáo hội Công giáo Trung Quốc, cả hai đều không được Tòa Thánh công nhận.
Trên thực tế, dù Đức cha Jin làm chủ tịch danh dự của liên minh này, thì sự coi thường như thế là chuyện bình thường ở Thượng Hải.
Liên minh có lịch sử căng thẳng với giáo phận Thượng Hải từ thời ông Anthony Liu Bainian, phó chủ tịch CCPA ở Bắc Kinh từ năm 1992-2009.
Đức cha Jin là lãnh đạo của cộng đoàn “công khai” ở giáo phận Thượng Hải. Có lần ngài đã chỉ trích thẳng vào mặt ông Liu rằng “Giáo hội tại Trung Quốc lộn xộn là vì ông!”
Đức cha Xing được chọn làm giám mục phụ tá trong hoàn cảnh như thế. Vốn được xem là người con chính trực của Sơn Đông, Đức cha Xing cũng e ngại và chẳng thích thú gì việc những người khác ở Thượng Hải bị các viên chức của liên minh yêu nước này chèn ép.
Trong chuyến thăm làm việc ở Thượng Hải hồi tháng 10, phó chủ tịch CCPA Liu Yuanlong đến thăm Đức cha Jin. Các chức sắc tôn giáo của Thượng Hải hoan nghênh chuyến thăm của Liu. Nhưng chỉ có các nhân viên CCPA địa phương ra tiếp đón ông.
Đây là sự trái ngược hoàn toàn so với các chuyến viếng thăm tương tự tại các tỉnh thành khác. Ngoài ra, cảnh tượng không có giáo sĩ trông có vẻ không được tốt đẹp mấy đối với cộng đoàn Giáo hội công khai được nhà nước công nhận.
Không ngạc nhiên gì khi Đức cha Xing được tin là không thể kế vị Đức cha Jin.
Có ba lý do cho việc này: Ngài là cái gai trong mắt các chức sắc tôn giáo và chính quyền không thích ngài. Ngài ngang bướng và yếu kém trong quan hệ cá nhân. Tính khí của ngài bị những người khác nghi ngờ và được xem là không ủng hộ sự hòa hợp trong giáo phận.
Nhưng những lý do này hoàn toàn không giải thích được sự đột nhiên mất tích của Đức cha Xing.
Tương tự vụ gần đây của Đức cha Li, giám mục giáo phận Xianxian. Sau khi có tin đồn ngài về hưu giữa năm 2011, người ta bàn tán một vụ tai tiếng liên quan đến đức cha có khả năng gây ra tranh chấp trong giáo phận. Nhưng tất cả các linh mục của ngài hiệp nhất ủng hộ ngài và căng thẳng đã tan biến.
Nếu Đức cha Xing của Thượng Hải đang bị áp lực, thì đây sẽ là cuộc thử thách nghị lực và sức mạnh của giáo phận Thượng Hải.
Linh mục Huabei từ Bắc Kinh
China
China
Linh mục Huabei là bút danh của một linh mục ở miền bắc Trung Quốc từng sống ở Thượng Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét