Pages

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Nuôi con hay buôn con? Nạn nhân hay thủ phạm ?



SGTT.VN – Bây giờ mọi thứ là hàng hoá cả. Nhiều ông bố bà mẹ cho con đi du học, ai hỏi thì trả lời ngoài miệng là cho con đi nước tân tiến để mở mang đầu óc. Nhưng bên trong, không ít bậc cha mẹ tính toán sao cho con học xong ở lại xứ người, còn nếu về nước phải vào được “chỗ bở ăn”. Cứ nhìn những bản lý lịch đẹp mà xem. Thí dụ: cha làm phó giám đốc ngân hàng, mẹ là chủ nhiệm khoa bệnh viện; hoặc cha làm cục phó ở dầu khí, mẹ hiệu trưởng trường điểm… Những “cặp đôi hoàn hảo” như thế có rất nhiều trong cuộc sống hôm nay.
Thiên hạ khôn như vậy, còn mình không lẽ cứ bắt con đi cày chân chính? Thế là các bậc làm cha làm mẹ phải tính nước cho con. Bởi ở công sở của cha mẹ cũng có thí dụ nhãn tiền. Có một vị trí ngon còn bỏ trống, giới thiệu ai cũng không đủ tiêu chuẩn. Rồi bỗng một ngày đẹp trời, có một đứa lạ mặt, chả có một tiêu chuẩn nào, đến ngồi chễm chệ. Đó là con một ông sếp mà cơ quan là cấp dưới. Tệ nhất là mọi người đều “À ra thế chứ”, như thầm công nhận việc phải thế, coi như đúng luật đời.
Một cô giáo đang say mê theo đuổi học hành, vừa dạy học vừa theo đuổi nghề nghiên cứu văn học. Bà mẹ ở quê hỏi lương cô bao nhiêu. Rồi bà la lên: “Tưởng lương bao nhiêu, chứ có 5 triệu đồng thì sao phải bỏ vào tận Sài Gòn? Ở nhà, chúng nó lên Hà Nội đánh giày còn hơn thế!” Cô gái khóc, vừa thương mẹ quê nghèo chỉ lo tiền, vừa thương mình sao cứ sống chết với nghề nghiệp khó khăn…

Trong khi đó, ở bất kỳ một xóm nào đấy thuộc thành phố, đều có thể thấy cảnh này: một gia đình không phải của ông to bà lớn, chỉ làm chức cỏn con trong sân bay, cán bộ làng nhàng một cơ quan quyền lực, thậm chí làm nhân viên hành chính thôi, vậy mà lo cho con cái rất ghê: vừa nghỉ hè chưa ai kịp làm gì, đã thấy nhà ấy xuất hiện thầy dạy kèm học hè; giờ học của lũ con, bố mẹ cũng không dám làm ồn… Quyết tâm đổi đời bằng tương lai con cái. Rồi những đứa con vào được vị trí tốt. Khi bố buôn lậu bị bắt, con chạy cho bố ra, vậy là bõ đồng tiền đầu tư cho con ăn học!
Nhưng tiền nhiều cũng chẳng dám bất cần ai. Cuộc sống không nương nhờ lẫn nhau, không có người quen thì khi đau ốm làm sao có thầy thuốc giỏi đến chữa, xin việc cho con ai mà giúp đỡ. Tiền càng nhiều, càng phải mở quan hệ. Cuộc sống đầy bất trắc, có dám bảo không cần quen ai hay không? Phải quan hệ để khi ra sân bay, gọi cô A để tránh khám xét; để khi lỡ đau ốm dù nhiều tiền nhưng bệnh viện tư lại không có chuyên khoa giỏi, vào viện công thì gọi cô B cho khỏi xếp hàng. Nhiều đầu dây mối nhợ kết bè nó mới ra cái tên gần đây hay nhắc là “nhóm lợi ích”.
Thế nên con học gì, phải tính toán. Các chuyên gia cứ ra sức phân tích là nên cho con tự chọn ngành học theo năng lực. Nhưng con cái phải là phương tiện tiền – quyền. Thế mới không bõ công đầu tư!
NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI


Đừng để mưu lợi làm hoen ố tâm hồn trẻ thơ
Chuyên viên tâm lý Trần Văn Dương, giám đốc trung tâm Tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em, TP.HCM
Con cái luôn là niềm tự hào của cha mẹ, là nơi cha mẹ gửi trọn vẹn niềm tin yêu của mình. Chẳng có cái quyền nào lớn hơn quyền được làm cha, làm mẹ, và chẳng đồng tiền nào có thể đánh đổi tình cảm thiêng liêng ấy. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà các giá trị vật chất, giá trị của đồng tiền ngày càng được coi trọng, đã có những ông bố bà mẹ sử dụng con cái như một quân cờ trong những toan tính tiền – quyền của mình! Con trẻ với tâm hồn ngây thơ trong trắng không thể để những mưu lợi vật chất của người lớn làm hoen ố. Những đứa trẻ như thế khi lớn lên sẽ suy nghĩ làm sao, sẽ sống như thế nào khi nhận ra hành động bất hợp lý của cha mẹ mình?
Đành rằng chúng ta là những bậc sinh thành nhưng không thể nghĩ rằng con cái do mình đẻ ra thì mình quyết định tất cả. Đã có những người cha, người mẹ sẵn sàng làm những việc xấu vì họ cho rằng đang vun vén cho tương lai con, bất chấp cả chuyện họ bị dư luận lên án, bị bêu riếu thì con cái sẽ xấu hổ, nhục nhã thế nào…


Làm gì cũng nên nghĩ đến con
Phan Hồng Linh, 34 tuổi, Bình Thạnh, TP.HCM
Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra đều đã là một công dân độc lập trong xã hội. Cha mẹ chỉ có trách nhiệm dưỡng dục và quyền được trao yêu thương. Vậy mà có cha mẹ sẵn sàng làm mọi chuyện chỉ để gom thật nhiều tiền, để dành tương lai cho con. Các bậc cha mẹ đó không ngờ hết hậu quả, con cái họ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu một ngày việc xấu của họ bị phơi bày trước pháp luật. Lúc đó, một núi tiền cũng không thể làm liền vết thương trong lòng đứa bé. Vì vậy, trước khi quyết định một việc gì, cha mẹ nên cân nhắc kỹ càng, rằng điều đó ảnh hưởng thế nào đến tương lai con cái. Bạn sinh một đứa bé thì bạn phải có trách nhiệm dưỡng dục đứa bé đó nên người, cũng có nghĩa rằng bạn đang dưỡng dạy một công dân tương lai của xã hội. Đừng vì một phút nhất thời, vụ lợi mà bạn vô tình làm hỏng đi một nhân cách.
-Nóng bỏng nạn buôn người – Kỳ 2: Nạn nhân thành thủ phạm
25/08/2012 3:10-Đã có không ít trường hợp phụ nữ từ nạn nhân bị lừa bán, khi trở về lại trở thành một mắt xích trong đường dây buôn bán người, lừa gạt những cô gái nhẹ dạ.
Lừa bạn, bán người thân
Leo mấy con dốc ngoằn ngoèo, chúng tôi mới tới được nhà Lý Mẩy P. (18 tuổi), xã Bản Hồ, H.Sa Pa (Lào Cai) vào buổi trưa, nhưng căn nhà tối mịt, trống huơ trống hoác, đồ đạc đáng giá nhất trong nhà là một chiếc giường. Ông Lý Lão Tả, Phó chủ tịch xã Bản Hồ, cho biết bố mẹ P. đều đi tù vì tội buôn bán ma túy, bố thụ án hơn 20 năm, mẹ P. cũng chịu mức án hơn 7 năm. Mới nhìn, ít ai nghĩ cô gái này là người Dao, chưa học xong lớp 2, vì vẻ ngoài đỏm dáng và ăn mặc rất sành điệu. Cô em gái học lớp 9 cũng đã dùng một chiếc điện thoại chụp ảnh, quay phim khá mới. Khi chúng tôi hỏi có biết Mẩy P. sang Trung Quốc làm gì không, đều chỉ nhận được cái lắc đầu không biết. Nhưng theo cán bộ xã, Mẩy P. “mất tích” khoảng 6 – 7 tháng thì về nhà, khi về có dẫn theo một cặp vợ chồng Trung Quốc, cặp vợ chồng này từng cho nhà Mẩy P. 10 triệu đồng.
Với miếng mồi làm bên Trung Quốc sướng lắm, sang Trung Quốc “trồng chuối, không làm cũng có tiền, một tháng được mười mấy triệu tiền”, Mẩy P. mượn tay em gái đã lôi kéo được 2 nạn nhân khác cùng trong thôn là Lý Tả Mẩy K. (15 tuổi) và Chẻo Lở M. (15 tuổi). Rất may khi hai em vừa qua biên giới Trung Quốc, phát hiện mình bị mang đi bán, nhân lúc bọn chúng sơ hở đã bỏ trốn theo đường khoảng 3 km, được công an Trung Quốc giải cứu và trao trả cho phía Việt Nam.
Em Sùng T.M, 16 tuổi ở thôn Suối Thầu, xã Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) cũng bị chị dâu và một đối tượng tên là Vàng Xéo Dình (Bản Lầu, Mường Khương) lừa bán. Trước đó, người chị dâu này mất tích một tháng thì trở về, khi về mang theo 2.000 nhân dân tệ, và còn cho chị em trong xóm rất nhiều số điện thoại của người Trung Quốc. Cũng chính chị dâu M. giới thiệu Vàng Xéo Dình cho em. Kể với chúng tôi, em M. cho biết ngày 10.6 âm lịch năm nay, Dình rủ nếu em đi chơi cùng sẽ cho tiền để nhà trả nợ. M. không muốn đi, nhưng chị dâu rủ đi cùng, tới nửa đường thì người chị dâu “mất tích”. Khi sang đến giáp biên giới Trung Quốc, biết mình bị bán, M. giằng co chống cự với Dình, chạy trốn được vào một nhà người Mông ở bản Lầu. Tới giờ, người chị dâu kia vẫn “mất tích”.
Nóng bỏng nạn buôn người
Sùng T.M kể lại quá trình bị lừa bán
Giả vờ yêu
Em Liêng Hót L., người dân tộc Chin (quê ở Lâm Đồng), nói tiếng Kinh còn chưa sõi kể “người yêu em rủ đi Sa Pa”. Nhưng “người yêu” này của L. chỉ là một thanh niên vừa làm quen với em được 1 ngày, nói yêu là L. liền đồng ý theo hắn ta đi xe khách từ Lâm Đồng ra Sa Pa, dù khi ấy em cũng chưa hề biết Sa Pa hay Trung Quốc ở đâu. Tới Lào Cai đã khoảng 6 giờ tối, L. được đối tượng cõng qua suối, bán em cho chủ chứa Trung Quốc. L. chưa đi học bao giờ, khi chúng tôi gặp, em đã về Việt Nam được hơn 1 tuần nhưng vẫn chưa liên lạc với gia đình vì “không nhớ số”.
Cũng với chiêu giả vờ yêu, Thào Seo Hầu (trú tại Phong Hải, Bảo Thắng, Lào Cai) đã móc ngoặc với vài đối tượng khác, bán cô bé Ly T.G (sinh năm 1997) lấy 13.000 nhân dân tệ chia nhau. Hầu và các đối tượng còn lại đã bị tòa tuyên phạt án tù giam, nhưng nỗi đau với gia đình bị hại chưa thể nguôi ngoai, khi con gái của họ vẫn chưa trở về.
Nhà Chấu.T.G ở thôn Lùng Trù, xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà, Lào Cai). Nhà G. cheo leo trên đỉnh núi, để đến đó chúng tôi phải cuốc bộ hơn 1 tiếng trên những con dốc ngoằn ngoèo. G. không biết tiếng Kinh, từ khi sinh ra đến giờ chỉ quanh quẩn làm nương. Vậy mà, tối ngày 28.2, trên đường xuống nhà anh rể xem ti vi, được mấy thanh niên người Mông không quen biết rủ đi chơi, G. đã đi luôn. Một tên hứa lấy G. làm vợ, nói nhà hắn ở Si Ma Cai, gần biên giới nên rẽ đi đường bờ suối. G. bị bán cho 2 người Trung Quốc vào nhà chứa. Bị nhốt cùng 9-10 nạn nhân khác, cơ hội thoát thân đến với G. khi có cô gái trong nhà chứa nhảy lầu tự tử. Công an Trung Quốc tới điều tra và giải cứu, G. được trao trả về Việt Nam ngày 31.7.
Không chỉ các nạn nhân dân tộc ít người, “bùa yêu” của kẻ tội phạm cũng đã làm xao lòng cả những sinh viên đại học tại Hà Nội. Nhiều sinh viên nữ đã dính bẫy của Trần Hồng Sơn (sinh năm 1988, trú tại thôn Rừng Trám, xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc), sau một thời gian tán tỉnh đã nhận lời yêu. Kết quả bị tên này bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm. Sơn đã bị công an Lào Cai bắt giữ hồi đầu năm 2012, nhưng có nạn nhân trong đường dây mua bán phụ nữ kéo dài khắp các tỉnh thành cả nước của y vẫn chưa trở về được.
Nóng bỏng nạn buôn người
Gia cảnh nghèo khó, nhiều nạn nhân thành tội phạm (Ảnh chụp tại nhà Lý Mẩy P.) – Ảnh: Hà Hằng

Từ nạn nhân thành thủ phạm
Tháng 4.2012, trong chuyên án mang bí số 427T phối hợp với công an Trung Quốc, Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đã bắt được Bùi Thị Thu, sinh năm 1991, dân tộc Mường, trú tại thôn Bản Quẩn, xã Bản Phiệt (Bảo Thắng, Lào Cai). Trước đây Thu từng bị lừa đưa sang Cô Cầu – Trung Quốc làm gái mại dâm. Sau gần 2 năm làm gái, chính chủ chứa người Trung Quốc đã bàn với Thu về Việt Nam tìm gái đưa sang Trung Quốc bán làm gái mại dâm, với mức giá 3.000 nhân dân tệ/người. Do đã vay của chủ chứa đó 30.000 tệ nên Thu đồng ý và điện thoại cho một đầu mối ở Việt Nam để lừa tìm các cô gái Việt Nam đưa sang Trung Quốc cho Thu. Khoảng cuối tháng 11.2011, Thu và đầu mối Việt Nam đã lừa trót lọt hai phụ nữ cho chủ chứa Trung Quốc để lấy tiền. Nhưng đến chuyến thứ 2, Thu đã bị bắt.
Hà Thị Qua (quê huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) năm 2007 bị lừa bán sang biên giới làm gái mại dâm. Đến năm 2008, Qua được một người đàn ông Trung Quốc đưa về nhà sống như vợ chồng. Sau một thời gian, người chồng hờ bàn với Qua về Việt Nam tìm phụ nữ đưa sang bán cho các ổ mại dâm với giá 3 triệu đồng/người. Qua đã cầm một số tiền khá lớn về Việt Nam tìm và buôn bán trót lọt vài người. Trước khi bị công an biên phòng Lào Cai bắt, Qua đã lừa Lò T.X, 15 tuổi, người cùng xã. Dụ dỗ X. sang Trung Quốc bán quần áo với mức thu nhập cao, Qua đã đưa X. đi từ Tân Uyên sang Lào Cai. Rất may cho X., khi đang xuống đò chuẩn bị sang Trung Quốc thì bộ đội biên phòng phát hiện, giải cứu.—


(GDVN) – Bà Tám Mai, người chuyên môi giới lấy chồng Đài, nay chuyển sang môi giới chồng Hàn cho biết: “Đa phần cũng là loại “sứt càng gãy gọng” cả thôi. Bên ấy ế vợ, gần hết đời mà chưa biết mùi đàn bà là gì, đành ôm mớ tiền qua đây tìm vợ. Vậy thôi!”.
Cù lao Tân Lập nằm trên dòng sông Hậu, thuộc huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm, trên cù lao này đã diễn ra bao chuyện dâu bể. Từ chuyện cây mía, con cá đến “nạn” lấy chồng ngoại đều đang có sự đổi thay chóng mặt.
Hồi trước, cù lao Tân Lập, cũng là xã Tân Lập nổi tiếng khắp vùng sông nước miền Tây với đặc sản mía đường. Mía trồng trên đất cù lao nằm giữa sông Hậu mênh mang phù sa thì khỏi phải chê. 
Toàn xã có gần 200.000 ha đất canh tác thì một nửa là trồng mía. Dân trong vùng nhờ nghề trồng mía và chế biến đường thủ công có thu nhập rất cao. Mía đường Tân Lập chu du khắp vùng sông nước miền Tây. So với các vùng khác, Tân Lập thuộc hạng trù phú, ấm no. Con gái Tân Lập cũng nổi tiếng xinh đẹp vì sống trên cù lao, bốn bề là nước sông Hậu vỗ về quanh năm. 
Đùng một cái, hàng loạt nhà máy đường công nghiệp ra đời. Ngay lập tức, hơn 500 lò đường, lò rượu cồn, lò đường kết tinh  thủ công của Tân Lập bị hạ knock out ngay trên quê hương mình. Các lò đường đóng cửa hàng loạt, nhiều chủ lò bị phá sản. 
Anh Phạm Văn Huấn, Phó Chủ tịch xã Tân Lập nhớ lại: “Còn hơn bị chiến tranh tàn phá, Tân Lập tiêu điều. Các lò đường nằm chỏng chơ, rách nát, buồn thê thảm như cảnh chợ chiều. Dân mất công ăn việc làm. Toàn cù lao đìu hiu như có tang vậy!”.
Rộ mốt lấy chồng Đài Loan
Ông Võ Minh Phương, một chủ lò đường ở ấp Phước Lộc, bị phá sản, nợ nần đầm đìa, là người đầu tiên “mở hàng” cho phong trào lấy chồng Đài Loan. Bị nợ vây đòi tối ngày, ông khăn gói lên thành phố tha phương lập nghiệp. Quen một người bạn ở thành phố, biết ông có con gái, người này mai mối cho một chàng rể Đài Loan. Chàng rể xứ Đài về tận nơi xem mắt, thấy con gái ông thì đứng chết trân một hồi, luôn mồm thốt lên “Hảo, hảo”! Thế là một đám cưới với người Đài Loan diễn ra. 
Ông Phương kể lại: “Lúc đó cũng thấy kỳ kỳ với bà con chòm xóm. Bà con dè bỉu tôi là “bán con” lấy tiền. Đám trai tráng trong làng ra đường gặp tôi thì nhìn lom lom, chọc quê tôi là “ba của nàng Kiều”. Mắc cỡ lắm, đi ra cứ cúi mặt xuống đường. Nhưng đang kẹt quá. Con gái tôi thương ba nợ nần, chấp thuận làm dâu xa xứ để tôi có số tiền trả nợ và ít vốn làm ăn!”.
Những bộ phim tình cảm Hàn Quốc, những kiểu thời trang tóc, quần áo Hàn Quốc đã dọn đường cho những ông rể Hàn về miền Tây tìm vợ.
May cho cô gái Tân Lập đầu tiên làm dâu xứ người. Cô đã sống khá hạnh phúc. Mấy năm sau, cô gái út đủ tuổi, cô chị bên kia trở về mai mối em gái út cho một chàng Đài Loan khác. Cuộc sống nhà ông Phương đổi thay, được “lên đời” trở lại. 
Vợ chồng ông được 2 cô con gái ở bên xứ Đài cho đi du lịch, mở mày mở mặt với thiên hạ. Thế là phong trào “lấy chồng Đài” nổ ra rầm rộ trên xã Cù lao Tân Lập. 
Điểm chung nhất là các chàng rể xứ Đài phần nhiều có tuổi bằng hoặc hơn cha mẹ vợ! Bà Hai Thuận có con lấy Đài Loan thú thật: “Lúc đầu thấy chướng lắm, nghĩ thương con gái mình đứt ruột. Dần dần mới quen. Chồng con gái tôi hơn tôi gần 1 con giáp, tôi chẳng dám gọi bằng con dù biết rằng có gọi, nó cũng không hiểu”. 
Nhưng trường hợp này chưa bi đát bằng “chàng rể Đài” nhà bà Tư Lắm ở đầu xã. Chàng rể bị tật, hai chân teo như 2 ống tre khô, đầu cứ ngoẻo một bên, khóe miệng giật giật, nước miếng chảy ra phát gớm. Ngày đám cưới, cô dâu phải đỡ chồng đứng thẳng để chụp hình, quay phim. Bà mai mối miệng cứ oang oang dịch lại lời người nhà đàng trai: “Nó hơi bị tật một chút nhưng được cái là còn zin. Nó chung thủy lắm, không biết lăng nhăng!”.
Nghe ai cũng cười mà buồn cho cô dâu. Mẹ cô dâu than thở: “Biết vậy để làm đám trên Sài Gòn cho khuất mặt bà con xóm giềng!”.
Phó Chủ tịch Huấn cho biết, toàn xã có tới 600 hộ làm sui gia với Đài Loan. Trong đó có gia đình có 5 cô con gái thì hết 4 cô làm dâu xứ Đài. Tuy nhiên, không phải cô gái Tân Lập nào đi làm dâu xứ Đài cũng được may mắn như con gái ông Phương. 
Theo số liệu từ Sở Tư pháp Cần Thơ, 79% các cô gái lấy chồng Hàn Quốc có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số còn lại do sở thích lấy chồng Hàn vì bị ảnh hưởng của phim ảnh, thời trang Hàn.
Có cô lấy phải chồng quá nghèo, ôm con về gởi ngoại rồi lên thành phố tìm cơ hội “hiệp 2”, “hiệp 3”; có cô lấy mấy bận toàn gặp chàng rể chẳng ra gì, chán đời thành gái “bia ôm”; có cô lấy chồng Đài lâu lắm không thấy tin tức gì, nay mới biết đã …lìa đời vì chồng bạo hành…
Dù sao cũng phải thừa nhận một sự thật là nhờ những cô gái xinh đẹp của đất cù lao đi làm dâu xứ người mà miền quê nghèo có thêm những căn nhà khang trang, xinh xắn dọc đường làng.
… Đến “ấp” Hàn Quốc” ở miền Tây
Khoảng 5 năm nay, phong trào lấy chồng Đài Loan bị giảm xuống vì cuộc đổ bộ của các chàng rể Hàn Quốc. 
Những bộ phim tình cảm Hàn Quốc, những kiểu thời trang tóc, quần áo Hàn Quốc đã dọn đường cho những ông rể Hàn về miền Tây tìm vợ. Các cô gái miền Tây lâu nay say đắm chàng Jang Dong Gun cứ mơ có ngày sẽ khoác tay một “chàng” như Jang Dong Gun nhanh chóng vỡ mộng. Bởi đa số các ông rể Hàn đi tìm vợ chẳng hơn gì rể Đài.
Bà Tám Mai, người chuyên môi giới lấy chồng Đài, nay chuyển sang môi giới chồng Hàn cho biết: “Đa phần cũng là loại “sứt càng gãy gọng” cả thôi. Bên ấy ế vợ, gần hết đời mà chưa biết mùi đàn bà là gì, đành ôm mớ tiền qua đây tìm vợ. Vậy thôi!”. 

Có cô lấy mấy bận toàn gặp chàng rể chẳng ra gì, chán đời thành gái “bia ôm”.
Tuy nhiên, so với đàn ông Đài Loan, đàn ông Hàn Quốc tiền bạc rủng rỉnh hơn! Cho nên, nhiều chàng rể Hàn Quốc bên kia đã 2 thứ tóc trên đầu vẫn phải nương nhờ cha mẹ, hùng hồn về miền Tây tìm vợ!  Vì vậy mà ngoài cù lao Tân Lập, ở các xã Thuận Hưng, Kiên Trung (Thốt Nốt), Vĩnh Trinh (Vĩnh Thạnh) lâu nay là “thị trường” cung cấp vợ cho đàn ông Đài Loan nay nhanh chóng chuyển qua cung cấp vợ cho đàn ông Hàn Quốc!

Ông Trần Văn Tùng, ở xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt gả con gái đầu lòng cho chàng rể Hàn lớn hơn ông 4 tuổi vào năm ngoái. Thấy có vẻ được, đầu năm nay thêm một cô con gái của ông tiếp bước chị, lên xe hoa làm dâu xứ Hàn. Trong xã này có nhiều ấp mang tên “ấp Hàn Quốc” bởi nhiều hộ có “sui gia” với bên Hàn Quốc. 
Anh Phan Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hưng cho biết: “Gần 10% hộ nghèo trong xã đã chọn cách lấy chồng Hàn Quốc. 
Thông thường, gả con xong, nhà gái được chừng 200 – 300 triệu đồng, một con số không nhỏ ở vùng nông thôn!”.
(Còn nữa)…

Không có nhận xét nào: