Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn mới đây tuyên bố: "Đến trước ngày 1/7/2014, kiều bào nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch."
Theo một Khái niệm kiều bào theo cách hiểu của giới chức là khá rộng và đây là vấn đề đang gây tranh cãi trong cả giới luật sư.
Bấmnhận xét của thứ trưởng Sơn hồi đầu năm 2014, thì "kiều bào chúng ta ở bên ngoài" gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài và những người định cư lâu năm nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
Nếu dựa theo số liệu của Bấmtrang tin chính thức thuộc Bộ Ngoại giao thì số người Việt sinh sống ở hải ngoại tính đến cuối năm 2012 là khoảng hơn bốn triệu người.
Trong bài phỏng vấn với BấmVNExpress.net, ông Sơn nói đến nay mới chỉ có khoảng 6.000 trong số hơn 4,5 triệu người Việt sống ở nước ngoài tiến hành đăng ký giữ quốc tịch, "là con số rất nhỏ, gây thiệt thòi cho bà con".
∇ Nghe Bài Này
|
Như vậy ông Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dường như trông đợi toàn bộ những người này, cùng những người ra đi kể từ cuối 2012 cho tới nay, đều phải đăng ký nếu muốn giữ quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, các phát biểu này không nói rõ khái niệm 'người Việt ở nước ngoài' và 'công dân nước ngoài gốc Việt' khác nhau ra sao.
Các trường hợp di dân bất hợp pháp, chẳng hạn như tình trạng "người rơm" không có bất kỳ loại giấy tờ nào ở Anh hay châu Âu, cũng chưa được những phát biểu của ông thứ trưởng làm rõ là sẽ được giải quyết ra sao.
Ai phải đăng ký?
Tuy nhiên, giới luật gia lại đưa ra cách giải thích khác.
Một chuyên gia về luật quốc tịch từ hãng luật Minh Mẫn ở Thành Phố Hồ Chí Minh nói với BBC Tiếng Việt rằng việc đang sở hữu một cuốn hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng đã là điều kiện cần và đủ để chứng tỏ một người là công dân Việt Nam.
Luật sư Trí nói: "Khi có hộ chiếu Việt Nam đang còn giá trị sử dụng thì không cần thiết phải đăng ký bởi hiển nhiên [người đó] được công nhận là có quốc tịch Việt Nam rồi."
Quy định về quốc tịch VN
Điều 13 Luật Quốc tịch 2008:
1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.
Điều 18 Nghị định 78/2009:
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2009 mà không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam thì phải đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
2. Việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 1/7/2014. Hết thời hạn này, người nói tại khoản 1 Điều này không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thì mất quốc tịch Việt Nam; nếu muốn có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Thế còn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cườngngay từ hồi Luật Quốc tịch mới được thông qua, hồi cuối năm 2008, đã xác định ranh giới giữa các đối tượng chịu sự điều chỉnh của điều luật này.
Ông Hà Hùng Cường nói rằng quy định đăng ký chỉ hướng tới những ai đã ra nước ngoài sinh sống từ trước tháng 7/2009:
"Từ 1/7/2009, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký," trang tin BấmVNExpress dẫn lời ông Bộ trưởng.
Theo Luật Quốc tịch 2008 và hướng dẫn thi hành thì những người cần đăng ký giữ quốc tịch là những người hội đủ hai điều kiện.
Thứ nhất, người đó phải là người chưa mất quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 1/7/2009.
Thứ hai, người đó phải không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng.
Nếu dựa vào những quy định trên thì những người vẫn đang có quốc tịch Việt Nam từ ngày 1/7/2009 tới nay đương nhiên không cần đăng ký giữ quốc tịch kể cả khi hộ chiếu của họ đã hết hạn mà chưa xin cấp hộ chiếu mới.
Tuy nhiên, các ý kiến của người Việt Nam ở cả trong nước và nước ngoài về vấn đề này vẫn còn rất khác nhau.
Một luật sư Việt kiều từ châu Âu hiện sống tại TPHCM nói với BBC rằng những quy định yêu cầu 'đăng ký giữ quốc tịch' mà chính quyền Việt Nam ban hành là thứ 'không giống với bất cứ nước nào'.
Chẳng hạn trang web của BấmLãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco thì hiện có cả mẫu đơn cho người 'đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam' cho bản thân và cả 'con chưa thành niên'.
Mẫu đơn cũng nói người khai cần cho biết họ đang 'có từ hai quốc tịch trở nên' hay không.
Trang này cũng nói việc đăng ký cần trả lệ phí bằng tiền mặt, hoặc Money Order, Cashier’s Check hoặc Certified Check.
1 nhận xét:
địch mẹ cái lủ láo khoéc....
gần tới ngày đồng bào chôn sống
chúng mầy....
Đăng nhận xét