Vào sáng hôm qua, ít nhất 118 công nhân thuộc hai nhà máy sản xuất hàng mang nhãn mác Adidas và Puma đồng loạt ngất. Theo người phó lãnh đạo của huyện Pur Senchey (thuộc thủ đô Phnom Penh), địa phương có hai nhà máy nói trên, thì một cuộc điều tra cho phép xác định sơ bộ nhiễm độc thực phẩm là nguyên nhân chính.
Các công nhân đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng liên tục đi ngoài và nôn mửa. Tuy nhiên, tính mạng của những người này không bị đe dọa. Phó lãnh đạo huyện Pur Senchey cũng cho biết thêm trong phân xưởng chất lượng không khí cũng rất kém.
Tại nhà máy thứ ba, 61 công nhân khác cũng bị ngộ độc thực phẩm. Còn tại nhà máy thứ tư, có hơn 50 công nhân bị nhiễm độc do thuốc trừ sâu.
Từ lâu nay, các nghiệp đoàn tại Cam Bốt thường xuyên lên án việc ăn uống kém hay lao động quá sức là các nguyên nhân gây ngất xỉu hàng loạt.
Từ Phnom Penh, thông tín viên RFI StéphanieGee cho biết thêm chi tiết về phản ứng của giới bảo vệ nhân quyền,
« Tin nói trên không phải là trọng tâm của truyền thông địa phương. Hiện tượng này xẩy ra liên tục tại Cam Bốt. Theo ông Joel Preston nhà hoạt động bảo vệ quyền của người lao động (thuộc Community Legal Education Center/Trung tâm giáo dục luật pháp cộng đồng), lương thấp khiến công nhân buộc phải làm thêm giờ bổ sung, khiến họ trở nên yếu đuối, và dễ tổn thương khi họ hít phải không khí có mang chất độc.
Theo một số thành viên của giới chủ và lãnh đạo chính quyền, tâm trạng hoảng sợ của các công nhân đã để lại hậu quả này. Theo nhà bảo vệ nhân quyền Joel Preston, hiện còn ít điều được thực hiện để giải quyết vấn đề này. Do đó, theo tổ chức phi chính phủ này, cần phải tăng cường thanh tra điều kiện lao động tại cácdoanh nghiệp ».
Lĩnh vực dệt may tại Cam Bốt sử dụng khoảng 650.000 công nhân, trong đó có 400.000 người làm việc tại các nhà máy gia công cho các tập đoàn quốc tế lớn. Dệt may là một lĩnh vực sống còn đối với nền kinh tế Cam Bốt. Hồi đầu năm nay, một phong trào phản kháng của công nhân ngành dệt may đã bị đàn áp nặng nề (ít nhất bốn người thiệt mạng). Các công nhân đòi hỏi được tăng lương gấp đôi tới mức 160 đô la/tháng (tương đương 117 euro).
Các công nhân đã được đưa vào bệnh viện trong tình trạng liên tục đi ngoài và nôn mửa. Tuy nhiên, tính mạng của những người này không bị đe dọa. Phó lãnh đạo huyện Pur Senchey cũng cho biết thêm trong phân xưởng chất lượng không khí cũng rất kém.
Tại nhà máy thứ ba, 61 công nhân khác cũng bị ngộ độc thực phẩm. Còn tại nhà máy thứ tư, có hơn 50 công nhân bị nhiễm độc do thuốc trừ sâu.
Từ lâu nay, các nghiệp đoàn tại Cam Bốt thường xuyên lên án việc ăn uống kém hay lao động quá sức là các nguyên nhân gây ngất xỉu hàng loạt.
Từ Phnom Penh, thông tín viên RFI Stéphanie
« Tin nói trên không phải là trọng tâm của truyền thông địa phương. Hiện tượng này xẩy ra liên tục tại Cam Bốt. Theo ông Joel Preston nhà hoạt động bảo vệ quyền của người lao động (thuộc Community Legal Education Center/Trung tâm giáo dục luật pháp cộng đồng), lương thấp khiến công nhân buộc phải làm thêm giờ bổ sung, khiến họ trở nên yếu đuối, và dễ tổn thương khi họ hít phải không khí có mang chất độc.
Theo một số thành viên của giới chủ và lãnh đạo chính quyền, tâm trạng hoảng sợ của các công nhân đã để lại hậu quả này. Theo nhà bảo vệ nhân quyền Joel Preston, hiện còn ít điều được thực hiện để giải quyết vấn đề này. Do đó, theo tổ chức phi chính phủ này, cần phải tăng cường thanh tra điều kiện lao động tại các
Lĩnh vực dệt may tại Cam Bốt sử dụng khoảng 650.000 công nhân, trong đó có 400.000 người làm việc tại các nhà máy gia công cho các tập đoàn quốc tế lớn. Dệt may là một lĩnh vực sống còn đối với nền kinh tế Cam Bốt. Hồi đầu năm nay, một phong trào phản kháng của công nhân ngành dệt may đã bị đàn áp nặng nề (ít nhất bốn người thiệt mạng). Các công nhân đòi hỏi được tăng lương gấp đôi tới mức 160 đô la/tháng (tương đương 117 euro).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét