(tranh luận với bài báo :"ĐỘC LẬP HAY ĐỐI LẬP?” của một số tờ báo gần đây)
Võ Ngọc Lục (Quảng Nam)
Võ Ngọc Lục (Quảng Nam)
Ảnh minh họa của Petrotimes |
“Xấu che, tốt khoe”
(VNTB)- Mở đầu bài viết, tôi xin được mượn một ý trong Kinh thánh: khi Sáng thế con người bắt đầu phạm tội thì bản chất tự nhiên của con người không còn hướng về cái thiện mà hướng về cái ác nhiều hơn, trong đó thể hiện rõ nhất là sự ích kỷ, tham lam, kiêu ngạo, con người bất đầu muốn được khen hơn chê, muốn lợi ích được thuộc về mình hơn mà không muốn thuộc về kẻ khác, và trong lòng không muốn có ai hơn mình hay cạnh tranh với mình để đạt được mục đích cao nhất cho mình.
Chính vì vậy trải qua thực tế cuộc sống, con người cũng đúc kết kinh nghiệm để có lợi nhất cho mình, hay gia đình hay đồng bọn như “xấu che, tốt khoe”.
Nhưng đó là xu hướng tội lỗi ích kỷ của con người, và đương nhiên điều đó không phải là điều tạo hóa muốn cho con người và cũng không muốn con người cứ tiếp tục hoành hành theo kiểu “làm vua một cõi” hay “xem trời bằng vung”.
Và từ đó xã hội dân chủ ra đời theo qui luật số đông quản lý và giám sát số ít, đó xem như qui luật tất yếu mà xã hội loài người hướng tới, để khống chế được lòng ham muốn vô biên của con người, và sau này một số “thuyết chính trị” của con người trên thế giới dựng nên đi ngược lại nhằm phục vụ lợi ích cho họ đều bị xã hội loài người loại bỏ trong những thập niên gần đây.
Thật ra trong xã hội ngày nay, điều con người hướng tới không phải đạt được như mong muốn như một thiên đàng trên đất, nhưng nhờ sự phát triển thần kỳ của công nghệ thông tin mà thế giới đang tiến tới một thế giới phẳng, mà ở đó ít ra sự gian ác và bản chất xấu xa của con người không còn có thể che giấu được nữa mà phải bị thế giới loài người lên án và từ bỏ. Vậy nên quan điểm “xấu che, tốt khoe”, và không muốn ai nói đụng đến mình của con người không còn phù hợp mà nó còn có tác dụng ngược lại cho những ai cố giữ quan điểm đó.
Vì sao phải có Đối lập?
Quay lại với chủ đề bài viết, chúng ta lần lượt phân tích về nhìn nhận thế nào về “Đối lập”:
1. Thế nào là : “Đối lập”?
Đối lập là thể hiện quan điểm khác biệt hay trái ngược nhau trong một hay nhiều lĩnh vực của những người hay những tổ chức hay những chủ thể khác nhau.
2. Vì sao phải có Đối lập?
Vì như đã phân tích ở trên, con người hay tất cả tổ chức của con người đều không phải là thánh nên không thể hoàn hảo được và dục vọng của con người luôn hướng về cái ác, mà tổ chức thì nhiều người gộp lại nên giống như gộp nhiều cái ác, cái tham lam lại thì tai họa khôn lường mà số còn lại bên ngoài phải chịu giống như bị trị vậy. Chính vì vậy cần phải có Đối lập như một cái “phanh” để kìm hãm những cái dục vọng đương lên đó một cách hiệu quả nhất.
3. Đối lập có phải là xấu hay không?
Có một câu danh ngôn rất chí lý: “Người chỉ trích trước mặt ta là bạn tốt ta, người khen trước mặt ta là kẻ thù ta”. Thật vậy, kẻ chỉ ra điều sai để ta dừng lại và sửa đổi thì thật là quý hơn vàng, kẻ mà khen trước mặt ta thì chỉ có là kẻ doa nịnh, là tay sai mà thôi, vì họ khen thì chưa chắc đã tốt, mà nếu chúng ta tốt thì chưa hẳn đã tốt toàn diện nhưng họ làm cho ta kiêu ngạo, mù quáng và dẫn tới bại hoại. Và nhiều chính trị gia cũng kết luận: “Tranh luận là động lực của sự phát triển”.
*Kết luận:
Qua những phân tích trên cho thấy đối lập là rất cần thiết cho một xã hội tiến bộ, nó thể hiện rõ nét một xã hội văn minh, đem lại sự công bằng mà quy luật tất yếu của xã hội loài người phải hướng tới. Chúng ta đừng nên nhầm lẫn hay cố tình nhầm lẫn để đánh đồng giữa Đối lập và Đối đầu. Ngày nay, nếu một xã hội văn minh dân chủ thì phải biết lắng nghe, chấp nhận và khuyến khích những tiếng nói đối lập như một quy luật tất yếu.
Chúng ta phải hiểu rằng đối lập để giám sát nhau, nhằm kiềm chế và loại bỏ cái xấu phát huy cái tốt, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Còn chúng ta chỉ sợ và lên án những hành động thiếu hiểu biêt, nhận thức sai lệch, cộng với lòng tham lam và ích kỷ của con người sẽ dẫn tới Đối đầu bằng bạo lực làm hủy hoại dân tộc và đất nước.
Võ Ngọc Lục
(VNTB)- Mở đầu bài viết, tôi xin được mượn một ý trong Kinh thánh: khi Sáng thế con người bắt đầu phạm tội thì bản chất tự nhiên của con người không còn hướng về cái thiện mà hướng về cái ác nhiều hơn, trong đó thể hiện rõ nhất là sự ích kỷ, tham lam, kiêu ngạo, con người bất đầu muốn được khen hơn chê, muốn lợi ích được thuộc về mình hơn mà không muốn thuộc về kẻ khác, và trong lòng không muốn có ai hơn mình hay cạnh tranh với mình để đạt được mục đích cao nhất cho mình.
Chính vì vậy trải qua thực tế cuộc sống, con người cũng đúc kết kinh nghiệm để có lợi nhất cho mình, hay gia đình hay đồng bọn như “xấu che, tốt khoe”.
Nhưng đó là xu hướng tội lỗi ích kỷ của con người, và đương nhiên điều đó không phải là điều tạo hóa muốn cho con người và cũng không muốn con người cứ tiếp tục hoành hành theo kiểu “làm vua một cõi” hay “xem trời bằng vung”.
Và từ đó xã hội dân chủ ra đời theo qui luật số đông quản lý và giám sát số ít, đó xem như qui luật tất yếu mà xã hội loài người hướng tới, để khống chế được lòng ham muốn vô biên của con người, và sau này một số “thuyết chính trị” của con người trên thế giới dựng nên đi ngược lại nhằm phục vụ lợi ích cho họ đều bị xã hội loài người loại bỏ trong những thập niên gần đây.
Thật ra trong xã hội ngày nay, điều con người hướng tới không phải đạt được như mong muốn như một thiên đàng trên đất, nhưng nhờ sự phát triển thần kỳ của công nghệ thông tin mà thế giới đang tiến tới một thế giới phẳng, mà ở đó ít ra sự gian ác và bản chất xấu xa của con người không còn có thể che giấu được nữa mà phải bị thế giới loài người lên án và từ bỏ. Vậy nên quan điểm “xấu che, tốt khoe”, và không muốn ai nói đụng đến mình của con người không còn phù hợp mà nó còn có tác dụng ngược lại cho những ai cố giữ quan điểm đó.
Vì sao phải có Đối lập?
Quay lại với chủ đề bài viết, chúng ta lần lượt phân tích về nhìn nhận thế nào về “Đối lập”:
1. Thế nào là : “Đối lập”?
Đối lập là thể hiện quan điểm khác biệt hay trái ngược nhau trong một hay nhiều lĩnh vực của những người hay những tổ chức hay những chủ thể khác nhau.
2. Vì sao phải có Đối lập?
Vì như đã phân tích ở trên, con người hay tất cả tổ chức của con người đều không phải là thánh nên không thể hoàn hảo được và dục vọng của con người luôn hướng về cái ác, mà tổ chức thì nhiều người gộp lại nên giống như gộp nhiều cái ác, cái tham lam lại thì tai họa khôn lường mà số còn lại bên ngoài phải chịu giống như bị trị vậy. Chính vì vậy cần phải có Đối lập như một cái “phanh” để kìm hãm những cái dục vọng đương lên đó một cách hiệu quả nhất.
3. Đối lập có phải là xấu hay không?
Có một câu danh ngôn rất chí lý: “Người chỉ trích trước mặt ta là bạn tốt ta, người khen trước mặt ta là kẻ thù ta”. Thật vậy, kẻ chỉ ra điều sai để ta dừng lại và sửa đổi thì thật là quý hơn vàng, kẻ mà khen trước mặt ta thì chỉ có là kẻ doa nịnh, là tay sai mà thôi, vì họ khen thì chưa chắc đã tốt, mà nếu chúng ta tốt thì chưa hẳn đã tốt toàn diện nhưng họ làm cho ta kiêu ngạo, mù quáng và dẫn tới bại hoại. Và nhiều chính trị gia cũng kết luận: “Tranh luận là động lực của sự phát triển”.
*Kết luận:
Qua những phân tích trên cho thấy đối lập là rất cần thiết cho một xã hội tiến bộ, nó thể hiện rõ nét một xã hội văn minh, đem lại sự công bằng mà quy luật tất yếu của xã hội loài người phải hướng tới. Chúng ta đừng nên nhầm lẫn hay cố tình nhầm lẫn để đánh đồng giữa Đối lập và Đối đầu. Ngày nay, nếu một xã hội văn minh dân chủ thì phải biết lắng nghe, chấp nhận và khuyến khích những tiếng nói đối lập như một quy luật tất yếu.
Chúng ta phải hiểu rằng đối lập để giám sát nhau, nhằm kiềm chế và loại bỏ cái xấu phát huy cái tốt, cùng nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Còn chúng ta chỉ sợ và lên án những hành động thiếu hiểu biêt, nhận thức sai lệch, cộng với lòng tham lam và ích kỷ của con người sẽ dẫn tới Đối đầu bằng bạo lực làm hủy hoại dân tộc và đất nước.
Võ Ngọc Lục
( Việt Nam Thời Báo )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét