Pages

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Binh lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Iraq

Quân Mỹ rời Iraq
Đơn vị cuối cùng của quân Mỹ rút đi để lại
một Iraq vẫn còn mong manh về dân chủ,
an ninh và quốc phòng.
Đoàn xe quân sự cuối cùng của binh lính Hoa Kỳ rời khỏi Iraq lăn bánh vào lãnh thổ Kuwait, sau gần chín năm tiến hành cuộc xâm lược lật đổ ông Saddam Hussein.
Đội hình thiết xa cuối cùng với khoảng 100 xe bọc thép chở 500 binh lính đã vượt qua sa mạc phía nam Iraq trong đêm.

Vào đỉnh điểm, Hoa Kỳ có 170.000 binh sĩ Mỹ và hơn 500 căn cứ hoạt động ở Iraq.
Gần 4.500 lính Mỹ và hàng chục ngàn người Iraq đã chết kể từ khi Hoa Kỳ dẫn đầu chiến dịch tiến công nước này vào năm 2003.

Các hoạt động đã gây phí tổn ngân sách cho Washington tới gần một nghìn tỷ USD.
Lực lượng quân sự Hoa Kỳ kết thúc sứ mạng chiến đấu ở Iraq vào năm 2010 và bàn giao các vai trò an ninh của họ cho chính quyền nước này.
Khi các xe bọc thép cuối cùng vượt qua biên giới, cửa khẩu đã được đóng lại phía sau họ và các binh sĩ Hoa Kỳ đã bắt tay các binh lính Kuwait.
Hoa Kỳ chỉ duy trì hiện diện quân sự tối thiểu tại Iraq với 157 binh sĩ chịu trách nhiệm về đào tạo đóng tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ, bên cạnh một phiên chế nhỏ thủy quân lục chiến với nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đại diện ngoại giao.
"Ngợi ca"
Binh sỹ Mỹ rút khỏi Iraq
Các binh sỹ Mỹ rút khỏi doanh trại ở Camp Victory, một trong các căn cứ cuối cùng tại Iraq.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đánh dấu chấm hết cuộc chiến khi ông gặp mặt Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki trong tuần.
Ông Obama công bố vào tháng Mười rằng tất cả các binh sĩ Hoa Kỳ sẽ rời Iraq vào cuối năm 2011, một thời hạn trước đó từng được cựu Tổng thống George W Bush nhất trí hồi năm 2008.
Trong một bài phát biểu mới đây tại Fort Bragg, Bắc Carolina, Tổng thống Obama ca ngợi các binh sĩ Hoa Kỳ đã phục vụ tại Iraq.
Ông thừa nhận rằng cuộc chiến gây tranh cãi, nhưng nói với những binh sỹ hồi hương rằng họ đã để lại phía sau "một nước Iraq có chủ quyền, ổn định và tự chủ".
Tuy nhiên, các phóng viên cho hay hiện có những mối quan ngại tại Washington rằng Iraq không có hệ thống chính trị thật sự mạnh mẽ, hoặc khả năng tự vệ biên giới còn hạn chế.
Ngoài ra, người ta cũng lo ngại rằng Iraq có thể bị rơi trở lại vào xung đột giáo phái, hoặc bị ảnh hưởng bởi Iran.
Trong khi đó, Washington vẫn muốn giữ một hoạt động đào tạo quy mô nhỏ và duy trì sự hiện diện chống khủng bố ở Iraq.
Thế nhưng các quan chức Mỹ đã chưa thể thỏa thuận với Baghdad về các vấn đề pháp lý, bao gồm trong đó một quy chế miễn trừ cho các binh sỹ.

Không có nhận xét nào: