Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Hải quân Hoa Kỳ vừa cho biết trong những năm tới, nước này có thể sẽ cho một số tàu tuần tra đóng tại Singapore và Philippines.
Đây là một dấu chỉ cho thấy Hoa Kỳ đang nghiêm túc thực hiện kế hoạch trở lại Châu Á Thái Bình Dương - một trong các sự kiện được chú ý nhất trong năm qua. Quỳnh Chi tổng hợp và tường trình.
Mục tiêu kinh tế - chính trị
Vào tháng 11, nhân chuyến thăm Úc, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu trước quốc hội Úc rằng: “Với tư cách Tổng thống, với tư cách là một nước thuộc vùng Thái Bình Dương, tôi đã ra một quyết định kỹ càng và có tính chiến lược. Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hướng tương lai khu vực này”. Thậm chí, ông Obama còn khẳng định, mặc dù Hoa Kỳ đang gặp khó khăn về ngân sách, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến sự hiện diện của nước này ở Thái Bình Dương.Đối với nước Mỹ thì họ nghĩ rằng nếu quay về Á Châu thì phải đạtđược 2 mục tiêu, thứ nhất là mục tiêu kinh tế và thứ hai là mục tiêu chính trị và quân sự.Trong năm nay, người ta bắt đầu chú ý đến sự kiện nước này tuyên bố trở lại khu vực Thái bình dương với những phát biểu của cả tổng thống, ngoại trưởng và bộ trưởng bộ quốc phòng. Bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ” của bà Ngoại trưởng Hilary Clinton đăng trên Foreign Policy như phát súng đầu tiên chính thức công nhận sự trở lại của Washington ở khu vực. Bài viết khẳng định “Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong thập niên tới là tăng cường đầu tư bền vững về mặt ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những vấn đề khác tại vùng Châu Á- Thái bình dương”.
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Có thể nói, sự hạ nhiệt của cuộc chiến Iraq và việc rút quân khỏi Afghanistan dần cho phép Hoa Kỳ chuyển hướng sự quan tâm của mình từ Trung Đông sang Châu Á. Tuy nhiên, đó chưa phải là lý do chính của vấn đề.
Thực tế, chính sự phát triển và ổn định kinh tế của một số nước trong khu vực, chính sự trỗi dậy khó kềm chế của Trung Quốc cùng với sự phức tạp ở Biển Đông đã khiến Hoa Kỳ quyết định chuyển trọng tâm sang Châu Á, mặc dù đang gặp khó khăn ngân sách. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài RFA, GS Nguyễn Mạnh Hùng, từ khoa Quan hệ Quốc tế của trường George Mason, Hoa Kỳ cho biết:
“Nhưng gần đây chúng ta thấy bởi vì sự tăng mạnh của Trung Quốc, so với Châu Âu một cách tương đối thì có rất nhiều vấn đề, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 người ta thấy Á Châu vẫn giữ được một mức độ tăng trưởng nào đó thì người ta cho rằng đây là cái trung tâm phát triển của thế giới. Và như vậy đối với nước Mỹ thì họ nghĩ rằng nếu quay về Á Châu thì phải đạt được 2 mục tiêu, thứ nhất là mục tiêu kinh tế và thứ hai là mục tiêu chính trị và quân sự”.
Trở lại để ở lại
Biển Đông là thủy lộ ngắn nhất giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và có nhiều cảng với lưu lượng tàu thuyền lớn nhất thế giới. Thực tế, hơn một nửa sản lượng dầu của cả thế giới được vận chuyển qua con đường này. Và bảo vệ tự do hàng hải nơi đây được Hoa Kỳ xem đây là lợi ích quốc gia.Trả lời Quỳnh Chi trong một cuộc phỏng vấn gần đây, dân biểu liên bang Hoa Kỳ Loreta Sanchez cũng khẳng định:
Một vấn đề rất quan trọng nữa là vấn đề dân chủ, nhân quyền để bảo vệ tự do cá nhân. Đó hầu như là những giá trị ngoại giao của Hoa Kỳ.“Thực tế thì Hoa Kỳ quan ngại về sự lớn mạnh của Trung Quốc, là nhân tố lớn nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đặc biệt khi nước này xâm lấn các vùng lãnh hải của Việt Nam tại Biển Đông thì vấn đề lại càng gây rắc rối”.
Ô. Andrew Shearer
Để thực hiện kế hoạch trở lại Châu Á của mình và cũng để khẳng định “Chúng tôi trở lại để ở lại – We are back to stay” như bà Hilary Clinton từng nói, Hoa Kỳ có nhiều hoạt động đáng chú ý.
Đầu tiên, việc tổng thống Hoa Kỳ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali hồi tháng 11 được xem là một dấu chỉ cho thấy khu vực này trở nên hết sức quan trọng đối với Washington. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị tổng tống Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Website Nhà Trắng cho biết, trong một cuộc họp giữa lãnh đạo 18 nước tham dự tại hội nghị, ông Obama khẳng định “Dù chúng tôi không phải là một nguyên đơn trong vụ tranh chấp Biển Đông, dù chúng tôi không bênh vực bên nào, chúng tôi có lợi ích mạnh mẽ trong việc duy trì an ninh hàng hải nói chung, và trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng”.
Chuyến viếng thăm Miến Điện của bà Ngoại trưởng Hilary Clinton vào tháng 11 cũng là một trong những dấu chỉ cho thấy nước này muốn can dự sâu hơn vào khu vực. Đây là chuyến viếng thăm mang tính lịch sử vì sau 50 năm, một vị ngoài trưởng Hoa Kỳ mới thăm Miến Điện – một quốc gia nằm dưới chỉ thống trị của quân đội trong một thời gian dài.
Những dấu hiệu cho thấy Miến Điện đang dần vượt ra khỏi sự ảnh hưởng của Trung Quốc bằng những cải cách mang tính dân chủ trong thời gian gần đây, sẽ là cơ hội để Hoa Kỳ tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á, giữa lúc Miến Điện đã được chính thức chấp nhận trở thành chủ tịch luân phiên khối ASEAN trong năm 2014.
Việc Hoa Kỳ tiến gần hơn với Myanmar có thể thấy được, nhưng có lẽ hãy còn quá sớm để khẳng định các thế tấn - thủ trong ván cờ này. Tuy nhiên, có một điều người ta có thể khẳng định, Hoa Kỳ đã đi một nước cờ lớn tại Úc trên bào cờ trở lại Châu Á - Thái bình dương của mình. Tháng 11 vừa qua, đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ, nữ thủ tướng Úc, bà Julia Gillard đã tuyên bố bắt đầu từ năm 2012, nước này chấp nhận cho Washington triển khai 2,500 quân ở căn cứ Darwin của Úc.
Mặc dù 2.500 quân là một con số không lớn, nhưng nó là một dấu chỉ ngoại giao quan trọng cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng để biểu diễn trên sân khấu khu vực này hơn bất cứ lúc nào trong hơn bốn thập niên qua. Darwin chính là cửa ngõ vào Đông Nam Á trong khi tại khu vực tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có tranh chấp về biển đảo với Nhật Bản và với 5 nước Đông Nam Á tại quần đảo Hoàng sa, Trường Sa.
Sau khi cuộc chiến tại Việt Nam kết thúc, một loạt các căn cứ của Hoa Kỳ ở Thái Lan và Philippines bị giải thể. Trừ các căn cứ Hoa Kỳ ở khu vực Bắc Á tại Nam Hàn và Nhật Bản, Darwin sẽ là căn cứ quân sự đầu tiên gần ĐNA sau khi chiến tranh kết thúc tại Việt Nam. GS Nguyễn Mạnh Hùng nói về tầm quan trọng của việc triển khai quân Hoa Kỳ tại căn cứ Darwin:
Gần đây thì Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờphải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.“Cho nên bây giờ thì đây là lần đầu tiên chúng ta thấy có một căn cứ mới của Mỹ ở gần Đông Nam Á hơn, còn các căn cứ kia thì ở Bắc Á (Nhật Bản và Nam Hàn), thì bây giờ ở gần Đông Nam Á hơn. Và điều quan trọng mà tôi nghĩ là chính sách ngoại giao của Úc từ xưa vẫn cứ “chơi nước đôi”, như từ khi Mỹ rút đi thì Úc muốn tự mình là một phần của Châu Á. Thế nhưng chúng ta thấy trong những năm gần đây thì Trung Quốc mạnh quá và Bắc Kinh có thái độ hung hăng quá, thành ra Úc bây giờ phải quyết định rõ rệt, và Úc bây giờ phải chọn rồi là phải đứng vào liên minh của Mỹ.”
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Chào nước Mỹ lần nữa
Bắt đầu từ mấy tháng gần đây, người ta thấy có sự tăng cường và kêu gọi hợp tác giữa Washington, Ấn Độ, Úc, và Nhật Bản. Mới cách đây mấy ngày, Đô đốc Jonathan Greenert, viết trên một ấn phẩm được Học viện Hải quân Hoa Kỳ xuất bản, cho biết trong những năm tới, Hoa Kỳ có thể đưa thêm tàu tuần tra vào Singapore và Philippines – cũng là một hành động cho thấy Hoa Kỳ ráo riết trở lại Châu Á.Việc Hoa Kỳ trở lại Châu Á là một điều không còn gì để nghi ngờ. Điều người ta thắc mắc là Hoa Kỳ sẽ mang những gì đến khu vực này. Trong bài diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ trước quốc hội Úc trong tháng 11, ông Obama cho biết sẽ có 3 vấn đề Hoa Kỳ mang đến Châu Á. Hai vấn đề đầu tiên và dễ thấy nhất là “an ninh” và “thịnh vượng”. Ông Andrew Shearer, Giám đốc nghiên cứu viện Lowy (Úc) về Chính sách Quốc tế, cho biết trong một lần phỏng vấn với đài RFA về điều thứ 3 mà Hoa Kỳ sẽ mang đến Châu Á:
“Ngoài những vấn đề ấy, còn một vấn đề rất quan trọng nữa là vấn đề dân chủ, nhân quyền để bảo vệ tự do cá nhân. Đó hầu như là những giá trị ngoại giao của Hoa Kỳ. Những điều này đã được biết đến, cụ thể là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cũng đã có những đồng thuận về việc thay đổi dân chủ tại các nước trong khu vực này. Và dĩ nhiên là rõ ràng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò xúc tác trong sự thay đổi ấy.”
Những điều mà ông Andrew vừa trình bày, được ông Obama gọi chung là “giá trị con người”.
Giới quan sát cho rằng, mang được 3 điều trên đến với Châu Á Thái Bình Dương là một chương trình nghị sự đầy tham vọng của chính quyền Obama. Và thực hiện nó như thế nào, cũng như liệu Hoa Kỳ sẽ ít để lại dấu tích so với những lần trước hay không còn là một ẩn số. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, với những đồng minh ở Châu Á như Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Philippines, Thái Lan; với những căn cứ quân sự ở Bắc Á (Nhật Bản và Nam Hàn); với việc tham gia vào các khối kinh tế như APEC, G20, TPP; và với việc vươn đến những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Vietnam, Brunei, và các nước trong vùng Đảo Thái Bình Dương… Hoa Kỳ xem như đã “bước được một chân” vào khu vực. Có lẽ chính vì thế mà giới quan sát cho rằng Hoa Kỳ thực sự chưa bao giờ rời Châu Á - TBD, như ý kiến của ông Alan Dupont, giám đốc trung tâm nghiên cứu về an ninh quốc tế của trường đại học Sydney khi vào tháng trước ông từng viết rằng “Xin chào nước Mỹ lần nữa – như thể bạn chưa bao giờ ra đi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét