Những ai tuyên xưng mình là người Công giáo, người tôn thờ sự thật, vì chính Chúa giê Su đã nói “Ta là đường là sự thật…”. Do đó, những việc làm của chúng ta đều phải hướng về sự thật, tôn trọng sự thật. Vì dù chúng ta có dùng tài hùng biện, sự thông mình, kiến thức uyên bác đến đâu cũng không qua được sự thật. Nếu chúng ta có mục đích che lấp sự thật thì sự sống đạo của chúng ta ra vô ích và đó là những chứng cớ buộc tội chúng ta. Trái lại, nếu chúng ta – dù là giáo dân, linh mục, giám mục hay cả Giáo Hoàng có lầm lỗi, chúng ta phải thành tâm chấp nhận sự thật và ăn năn hối cãi. Ðó là thái độ và hành động phải có. Sự thật, chân lý, điều đúng, điều phải không căn cứ vào tuổi tác, chức vụ v.v.. mà căn cứ vào những gì xảy ra trên thực tế. Không phải Ðức Cha nói là luôn luôn đúng, hay giáo dân nói là luôn luôn sai. Với định hướng đó, chúng ta tìm hiểu bài giảng của linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm 12 năm trước và những câu trả lời của Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Khảm trong bài phỏng vấn hôm nay, 22.12.2011 nói lên điều gì. Bài giảng và câu trả lời phỏng vấn không thay đổi nội dung và ý nghĩa của cái gọi là “Tứ Chung Luận” của Marx.
.Ai đưa bài giảng 12 năm trước ra công luận lần này? – Website của TGP Saigon trong đó Ðức GM NVK là người chủ chốt. Ai là người phỏng vấn? Người của Website TGPSaigon. Chúng ta không bàn đến mục đích cho đặng lại bài giảng này của Tòa Tổng Giáo Phận. Ðiều cần thiết phải bàn ở đây là nội dung của bài giảng 12 năm trước và cũng được Ðức Cha Khảm vẫn giữ nguyên lập luận cũ – trước sau như một.
Cánh chung luận là gì? –
Cánh Chung luận của người Công Giáo: Theo Ðức Cha Khảm thì “Với người Công Giáo, nói đến cánh chung luận là nói đến suy tư về những sự cuối cùng của đời người và thế giới, cụ thể là Chết, Phán Xét, Thiên Ðàng, Hỏa ngục. Cho nên gọi là Tứ Chung”. Nói cách khác đây là một tiến trình, một cuộc hành trình mà người Công Giáo phải đi qua trong thời gian sống và sau khi chết. Con người có tự do hành động, có tự do để quyết định cho mình một cuộc sống, y như cỏ lùng được tự do mọc trong lúa. Và chịu trách nhiệm những gì mình đã làm trong cuộc sống. Nhưng đến khi chết, Chúa sẽ phán xét cuộc đời người đó đã sống như thế nào, và tùy thuộc vào những gì người đó đã làm mà Chúa cho vào Thiên đàng hay xuống Ðịa ngục. Rất may, Ðức Cha Khảm định nghĩa rất đúng, rất phù hợp với Phúc Âm theo Thánh Matthêu ngày lễ Chúa Kitô Vua. Ðoạn Phúc Âm này ngầm chứa sự công bằng qua sự phán xét và tùy thuộc hành động của cá nhân con người đó mà được thưởng hay bị phạt. Thiên Ðàng là nơi lý tưởng mà con người sau khi chết phải đến. Yêu thương, giúp đỡ người khác là cách tốt nhất nếu không nói là duy nhất để con người được lên Thiên Ðàng (Ta khát các con cho uống, Ta đói các con cho ăn…). Là người Công Giáo chúng ta phải suy nghĩ về 4 cái sau cùng này để sống đúng theo lời Chúa dạy ngày sau mới mong được hưởng nước Thiên Ðàng.
Cánh chung luận của Marx. Cũng theo Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Khảm thì quả thực Marx có một cánh chung luận “trình bày cái điểm tới của lịch sử nhân loại, là một xã hội Cộng Sản hoàn hão trong đó không có cảnh người bóc lột người, mà mỗi người trong anh chị em và tôi chỉ cần làm việc theo khả năng, còn nhu cầu có bao nhiêu là cứ việc xài. Người ta sống với nhau trong tình huynh đệ, một thiên đàng tại thế…”. Và Ðức Cha Khảm ca ngợi (lượng giá) cái Cánh Chung Luận này là “rất hấp dẫn, rất cụ thể, là điểm tới của lịch sử nhân loại.” Và vì rất cụ thể, rất hấp dẫn đó nó (cánh chung luận) cuốn hút cả triệu con người chấp nhận bao nhiêu hy sinh để xây dựng tương lai (sic). Ðến đây thì chúng ta thấy rõ ý muốn của Ðức Cha Khảm: muốn đạt tới cái thiên đường hạ giới, cái xã hội Cộng Sản hoàn hão, cái người không bóc lột người, cái sống trong tình huynh đệ, v.v… mỗi cá nhân trong xã hội đó PHẢI HY SINH. Nhưng Hy Sinh là gì? – Nguyên nghĩa hy sinh là “súc vật dùng để tế lễ”, hay “liều từ bỏ mặt này để có lợi cho mặt khác”, thực tế là cho cái mình có, là từ chối cái mình được hưởng, ngay cả sự sống của mình. Từ chối “làm tùy sức, tiêu tùy cần mà phải làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ, từ chối sống trong tình huynh đệ (đấu cha tố mẹ, giết lầm hơn bỏ sót…), từ chối hay hy sinh tất cả quyền lợi của mình để thế hệ sau thụ hưởng tức là “để xây dựng tương lai” như Ðức Cha Khảm nói. Bài toán đã có đáp số “cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Ðức Cha Khảm ca ngợi cái hay, cái hoàn hão, cái đẹp của tình huynh đệ, cái “muốn xài bao nhiêu cứ việc” v.v… của Marx, nhưng trên thực tế nó chưa có, nó chỉ là “cái điểm tới của lịch sử” mà con người trong xã hội Cộng Sản phải hy sinh nó mới có và chưa chắc có trong đời người hy sinh mà nó sẽ có trong tương lai tức là cái… bánh vẽ. Lập luận của Ðức Cha Khảm trùng hợp với lời cán bộ Cọng Sản xã năm 1978, 1979: Ở Liên Xô bây giờ bánh mì ở dâu cũng có, không phải mua,muốn ăn là cứ việc lấy (cứ việc xài), nhưng bây giờ chúng ta phải chung nhau đất rẫy, chung nhau dụng cụ sản xất, chung công vào” tức là hy sinh để vài chục năm sau chúng ta có mọi thứ như Liên Xô bánh mì muốn ăn bao nhiêu cứ việc xài!
Nhà Nước đại diện cho “xã hội Cộng Sản” phá Thánh Giá Ðồng Chiêm? Chấp nhận hy sinh! Nhà Nước Cộng Sản tịch thu đất Nhà Chung, Nhà Dòng Chúa Cứu Thế, Nhà Dòng Thiên An v.v…? Chấp nhận hy sinh. Nhà nước đuổi dân ra khỏi vườn, nhà để bán cho tư bản ngoại quốc? Chấp nhận hy sinh, không có khiếu nai. Nếu không hy sinh thì chưa ý thức được 2 chữ hy sinh để xây dựng tương lai. Có thể vì thế mà trong khi Giáo sĩ và Giáo Dân Thái Hà đòi lại đất cho Cộng Sản mượn, mà bài giảng 12 năm trước được tung lên trên Web của TGP Saigon trong thời điểm này.
Ðức Cha Khảm ghi nhận cánh chung luận của Marx là có, là hiện hữu. Nói cách khác nó cùng hiện hữu với Cánh Chung Luận của Công Giáo. Và điều quan trọng là ngài quan niệm: “cần phân biệt giữa ghi nhận và lượng giá. Thực tế thế nào, cứ ghi nhận như vậy. Còn lượng giá đúng hay sai, thành công hay thất bại , điều đó tùy mỗi người và lịch sử sẽ chứng minh.” Qua những trình bày trên của Ðức Cha Khảm, chúng ta thấy ngài đã ghi nhận Cánh chung luận của Marx là có thật, trong đó là thiên đàng hạ giới cũng có thật nhưng trong tương lai và ngài lượng giá rằng nó “có chứ không phải không”, nó là thiên đàng hạ giới v.v… rất tốt đẹp, cuốn hút cả triệu người Thưa Ðức Cha, thưa quý anh chị em, lịch sử là những gì đã qua, lịch sử không phải là những gì sẽ tới! Nhà thần học và triết gia Nguyễn Văn Khảm chơi chữ thật hay. Hơn nữa, trong lượng giá có so sánh. Ở trường hợp này phải có sự so sánh giữa cánh chung luận của Marx và cánh chung luận của Công Giáo. Vì Ðức Cha đứng trên tòa giảng của Chúa. Bổn phận Ðức Cha là rao giảng nước Chúa. Phải hướng dẫn dân Chúa đâu là SỰ THẬT, đâu là ÐƯỜNG, đâu là CHÂN LÝ mà con chiên của Ðức Cha phải đi chứ không thể ởm ờ, bất quyết trong khi đó thì Ðức Cha ca ngợi Cánh Chung của Marx tận tình. Ðó là điều đáng nói, phải nói, không thể không nói. Nếu không, Ðức Cha chỉ lợi dụng tòa giảng của Chúa để tuyên truyền cho chủ nghĩa Marx.
Nhưng “Cánh Chung luận” hay “Tứ Chung” của Marx có hay không? Nó có hội đủ tứ (bốn) chung hay không? Nó có nói những gì sẽ xãy ra cho con người sau cái chết hay không? Trả lời những câu hỏi này chúng ta sẽ thấy cái mà Ðức Cha Khảm khẳng định là có chỉ là sản phẫm tưởng tượng. Con người đã hy sinh trong xã hội Cộng Sản khi chết đi về đâu Ðức Cha Khảm và Cộng Sản không nói tới, hay không thể nói tới. Nếu cho rằng “Cánh Chung Luận của Marx là cuộc sống thiên đàng giữa trần gian thì mấy chữ Cánh Chung Luận (của Marx) Ðức Cha Khảm dùng là LẠC ÐỀ. Nếu cái mà Ðức Cha Khảm gọi là Cánh Chung Luận Marxist có thì đó chỉ là một đáp số của khoa học xã hội chứ không phải là cái chung luận, cái tứ chung của con người.
Có người nghi ngờ hay bào chữa cho Ðức Cha Khảm với ý nghĩ: hay là Ðức Cha Khảm “chửi xéo” Cộng Sản, hay Ðức Cha Khảm dạy dỗ Cộng Sản, đưa cái tưởng tượng làm cái thực tế? Thưa không. Cái không thứ nhất là chính Ðức Cha Khảm ở tại Nhà Thờ Thánh Phao Lồ Ngoại Thành, Roma, trước mấy chục Giám Mục Việt Nam ngài đã cảnh cáo những ai chỉ trích ngài ủng hộ Cộng Sản, trong số được ngài dạy dỗ có cả các giám mục hiện diện. Cái không thứ hai là trong suốt bài giảng cũng như bài trả lời phỏng vấn của Ðức Cha Khảm không thấy có một “dấu chỉ” nào hướng người nghe, người đọc về ý nghĩ đó. Hơn nữa, một giám mục đứng trên tòa giảng của Chúa không thể làm chuyện đó được.
Hãy nhìn nhận sự thật. Sự thật là Cánh Chung Luận của Marx không có thực. Giải quyết những vấn đề con người mà chỉ giới hạn trong cuộc sống ở trên thế gian, chỉ là vấn đề xã hội, dù cho đó là “thiên đường” trong tương lai, thì cái thiên đường đó không chứa đựng cái gì sau khi con người chết. Sự thật là Ðức Cha Khảm đã khuyên giáo dân của ngài chấp nhận cái thiên đường hạ giới trong tương lai mà hy sinh tất cả những gì đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay đòi hỏi, không được phản kháng dù tiêu cực hay tích cực. Sự thật là những việc mà Việt Gian Cộng Sản đã và đang làm phản lại những gì mà Ðức Cha Khảm ca ngợi (người không bóc lột người, tình huynh đệ v.v…) nên phải phản đối, phải buộc CS trả cái quyền đó cho xã hội tức là dân chúng.
Với tư cách cũng như chức vụ Giám Mục, nhất là đứng trên tòa giảng của Thiên Chúa, những lời của một Giám Mục rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến dân Chúa, Ðức Cha Khảm đã lợi dụng những điều đó để làm lợi cho Việt Gian Cộng Sản. Ý thức được điều đó, những giáo dân tầm thường đã phải – cực chẳng đã – nêu lên những cái sai trái đó để mong làm sáng tỏ vấn đề, để cho nhiều người phải vấp phạm. Một bác sĩ, trong vài trường hợp ch83ng những phải cho “thuốc đắng để đả tật, mà có khi cũng phải dùng dao để giải phẩu, cắt bỏ những gì phá hoại cơ thể con người – Xin đừng trách những bác sĩ giải phẩu.
Những ai tôn trọng sự thật hãy khuyên Ðức Cha Khảm trở về với sự thật chứ đừng vì 2 chữ “Ðức Cha” mà nhắm mắt binh vực sự sai trái của ngài, bỏ sự thật, vì SỰ THẬT LÀ CHÚA GIÊ SU.
Lê Văn Ấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét