Tướng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên (thứ hai từ bên trái sang) tiếp phái đoàn của thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flournoy (REUTERS)
Theo hãng tin AFP, cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Trung được dự kiến từ trước đã mở ra hôm nay 7/12/2011 tại thủ đô Bắc Kinh trong bối cảnh những dấu hiệu đối đầu quân sự giữa hai quốc gia đang gia tăng. Vào tháng 9/2011, sự kiện Mỹ thông báo bán vũ khí cho Đài Loan đã khiến Bắc Kinh nổi giận, dọa cắt đứt các cuộc đối thoại quốc phòng song phương.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cho biết thứ trưởng Quốc phòng Michele Flournoy, nhân vật số 3 của Lầu Năm Góc, đã gặp tổng tham mưu phó quân đội Trung Quốc, tướng Mã Hiểu Thiên. Cơ quan ngoại giao Mỹ cũng cho biết đây là cuộc gặp thứ 12 trong khuôn khổ các cuộc « thảo luận mang tính tham khảo ».
Nhưng đây cũng là cuộc đối thoại quân sự ở cấp bộ đầu tiên được mở lại kể từ hồi tháng 9 khi Mỹ thông báo bán cho Đài Loan một lượng lớn vũ khí trị giá lên tới gần 6 tỷ đô la. Việc làm này của Mỹ đã khiến Bắc Kinh nổi giận, dọa cắt đứt các cuộc đối thoại quốc phòng với Washington.
Theo Tân Hoa xã, trong cuộc đối thoại lần này hai bên sẽ trao đổi về các chủ đề như quan hệ quân sự giữa hai cường quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên, Biển Đông và việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Khai mạc cuộc đối thoại quốc phòng thường niên hôm nay, tướng Mã Hiểu Thiên phát biểu « Hy vọng hai bên sẽ nắm bắt những cơ hội tốt nhất để mở rộng hiểu biết lẫn nhau, kiềm chế và tránh những đánh giá sai lầm ».
Một ngày trước khi diễn ra cuộc đối thoại này Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi Hải quân Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục hiện đại hóa nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Ngay sau đó, Washington đã đáp lại qua phát biểu của phát ngôn viên Bộ Quốc phong rằng Trung Quốc có « quyền » tăng cường khả năng quân sự của mình nhưng phải làm một cách « minh bạch ».
Thời gian gần đây Bắc Kinh ngày càng tỏ rõ thái độ quyết đoán trong các tranh chấp chủ quyền trên biển với các nước láng giềng. Nổi lên trong đó có vấn đề Biển Đông, một khu vực được đánh giá là giàu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt đồng thời là một tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới.
Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền hầu hết khu vực này trong khi Việt Nam và Philippines liên tục tố cáo gấy hấn trên biển làm gia tăng căng thẳng. Trong khi đó Washington cũng không che giấu mối quan tâm đặc biệt đối với châu Á Thái Bình Dương cùng những tuyên bố cứng rắn tỏ rõ quyết tâm hiện diện tại khu vực này, cụ thể là việc cho triển khai binh lính tại Úc.
Vẫn liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ, nhưng trên các vấn đề kinh tế. AFP dẫn nguồn tin Tân Hoa xã cho biết trong cộc gặp cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson tại Bắc Kinh hôm qua, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Hoa Kỳ không nên « chính trị hóa các vấn đề kinh tế ». Phó chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ gỡ bỏ những hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cấp sang Trung Quốc cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Trung Quốc vào Mỹ.
Washington vẫn cho rằng thâm hụt cán cân thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc là do Bắc Kinh duy trì giá đồng nhân dân tệ quá thấp, hàng hóa Mỹ khó xâm nhập thị trường Trung Quốc. Ngược lại, Bắc Kinh cũng phàn nàn Washington gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông.
Nhưng đây cũng là cuộc đối thoại quân sự ở cấp bộ đầu tiên được mở lại kể từ hồi tháng 9 khi Mỹ thông báo bán cho Đài Loan một lượng lớn vũ khí trị giá lên tới gần 6 tỷ đô la. Việc làm này của Mỹ đã khiến Bắc Kinh nổi giận, dọa cắt đứt các cuộc đối thoại quốc phòng với Washington.
Theo Tân Hoa xã, trong cuộc đối thoại lần này hai bên sẽ trao đổi về các chủ đề như quan hệ quân sự giữa hai cường quốc, tình hình bán đảo Triều Tiên, Biển Đông và việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Khai mạc cuộc đối thoại quốc phòng thường niên hôm nay, tướng Mã Hiểu Thiên phát biểu « Hy vọng hai bên sẽ nắm bắt những cơ hội tốt nhất để mở rộng hiểu biết lẫn nhau, kiềm chế và tránh những đánh giá sai lầm ».
Một ngày trước khi diễn ra cuộc đối thoại này Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi Hải quân Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục hiện đại hóa nhằm bảo vệ an ninh quốc gia. Ngay sau đó, Washington đã đáp lại qua phát biểu của phát ngôn viên Bộ Quốc phong rằng Trung Quốc có « quyền » tăng cường khả năng quân sự của mình nhưng phải làm một cách « minh bạch ».
Thời gian gần đây Bắc Kinh ngày càng tỏ rõ thái độ quyết đoán trong các tranh chấp chủ quyền trên biển với các nước láng giềng. Nổi lên trong đó có vấn đề Biển Đông, một khu vực được đánh giá là giàu tài nguyên dầu mỏ và khí đốt đồng thời là một tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới.
Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền hầu hết khu vực này trong khi Việt Nam và Philippines liên tục tố cáo gấy hấn trên biển làm gia tăng căng thẳng. Trong khi đó Washington cũng không che giấu mối quan tâm đặc biệt đối với châu Á Thái Bình Dương cùng những tuyên bố cứng rắn tỏ rõ quyết tâm hiện diện tại khu vực này, cụ thể là việc cho triển khai binh lính tại Úc.
Vẫn liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ, nhưng trên các vấn đề kinh tế. AFP dẫn nguồn tin Tân Hoa xã cho biết trong cộc gặp cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson tại Bắc Kinh hôm qua, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Hoa Kỳ không nên « chính trị hóa các vấn đề kinh tế ». Phó chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ gỡ bỏ những hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cấp sang Trung Quốc cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Trung Quốc vào Mỹ.
Washington vẫn cho rằng thâm hụt cán cân thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc là do Bắc Kinh duy trì giá đồng nhân dân tệ quá thấp, hàng hóa Mỹ khó xâm nhập thị trường Trung Quốc. Ngược lại, Bắc Kinh cũng phàn nàn Washington gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét