Pages

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Nhân Quyền, thực tế Việt Nam

MONTREAL – Tối ngày 16/12/2011 trong buổi “Thảo luận về bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” do Cộng đồng Người Việt Quốc gia vùng Montreal tổ chức, các đề tài Lịch sử Nhân quyền và Tình hình Quốc nội, Nhân phẩm Phụ nữ Việt Nam, “Tôn giáo và Nhân quyền đã được các thuyết trình viên ô. Phạm Hữu Trác, bà Cấn Thị Bích Ngọc, Lm Phêrô Lê An Khang lần lượt trình bày trước khi vào phần thảo luận ngắn. Dưới đây là nội dung phần trình bầy của ô. Phạm Hữu Trác, Chủ nhiệm Cơ sở Truyền Thông – Communications..
Nhân quyền trong lịch sử
Tự do và nhân phẩm là những giá trị thiêng liêng tự nhiên từ lúc bắt đầu có loài người. Khi Ông Adam nhận trái táo do bà Eve đưa, ông ta có tự do lựa chọn, đó là quyền tự do đầu tiên của loài người.
Trước công nguyên đã có những luật lệ để bảo vệ người dân. Lịch sử nhắc lại các đạo luật Ur-Nammu (-2050), Hammurabi (-1780), và đặc biệt là hành động của đại đế Cyrus le Grand trả tự do cho những người Do Thái bị bắt đi làm nô lệ tại Babylone khoảng năm (-540) trước Tây Lịch.
Sau công nguyên, qua một thời kỳ trung cổ đen tối, vua Henri nước Anh ban hành luật Magna Carta năm 1225, rồi ngày 13-2-1689 nuớc Anh có luật Bill of Rights. Tuyên Ngôn Nhân Quyền Mỹ 1776, Tuyên Ngôn Nhân Quyền Pháp năm 1789.

Nhưng những luât đó chỉ giới hạn phạm vi trong lãnh thổ một nước, phải chờ đến giữa thế kỷ 20, sau trận thế chìến thứ hai, trải qua cuộc tàn sát ghê gớm nhất trong lịch sử, nhân loại mới tìm ra được môt phương án để bảo vệ nhân phẩm và tự do con người. Thưa đó là bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền phổ quát, chung cho mọi quốc gia trên hoàn cầu được chấp thuận tại Paris ngày 10-12-1948.
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền
Ngay sau khi Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 24-10 1945, bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền được một ủy ban họp tại hồ Success Nữu Ước từ 27-1-1947 tới 10-2-1947 soạn thảo, chung kết và được chấp thuận ngày 10-12-1948 tại điện Chaillot, Pháp quốc. Có 48 nước bỏ phiếu thuận, 8 nước bỏ phiếu trắng, không có phiếu chống.
Có nhiều nhân vật đã tham gia vào việc soạn thảo tuyên ngôn, xin tạm kể bà Eleanor Rosevelt, ông René Cassi,, ông John Humphrey, ông Charles Malik, ông Peter Chang.
Nội dung Bản Tuyên Ngôn quốc tế nhân quyền có 30 điều. Nội dung gồm
- Nguyên tắc căn bản về nhân phẩm,
- Tự do, binh đẳng 2 điều đầu tiên,
- Quyền căn bản của cá nhân,
- Quyền của mỗi người tương quan với người khác, với nhóm khác hay tổ chức khác,
- Quyền tín ngưỡng, tôn giáo, quyền công dân, quyền chính trị,
- Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.
Ba điều cuối cùng nói đến giới hạn, bổn phận và trật tự xã hội và chính trị
Năm 1966, LHQ còn chấp thuận hai công ước quốc tế nữa, đó là Công Ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.
Tại Canada bản Charte of Rights and Freedoms năm 1982 có 34 điều. Bản tuyên ngôn nhân quyền đã thành luật hiến pháp, do đó việc bảo vệ nhân quyền mang hiến tính.
Tại Québec, Charte des Droits et Libertés năm 1975 có 56 điều. Đặc bìẹt có thành lập 2 cơ chế: Commission des droits de la personne et des droits de la jeunesse và Tribunal des Droits de la Personne (Tòa Án Nhân Quyền).
Hôm nay thắp nến nguyện cầu cho giáo xứ Thái Hà, tưởng cũng nên nhắc đến giáo huấn về chính trị của Giáo Hoàng Gioan XXIII trong thông điệp Pacem in Terris năm 1963, trong đó GH đã xác quyết chỉ có hòa binh vĩnh cửu khi công bằng xã hội được tôn trọng, khi không còn cảnh bóc lột người, khi ấm no được đảm bảo.
Nhân quyền tại Việt Nam
Chương V của hiến pháp Việt Nam quy định QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN có 34 điều, từ điều 49 đến điều 83, có 6 điều nói về nhân quyền (điều 68 về đi lại, di trú, 69 về ngôn luận, 70 về tín ngưỡng, 71 về xâm phạm thân thể, 73 về chỗ ở, 74 về khiếu nại), phần còn lại là nguyên tắc tổng quát (5), dân quyền (13) chính trị (1) và nghĩa vụ (9).
Đặc biệt điều 51 nói quyền không tách rời nghĩa vụ (vụ Nguyễn Văn Lía, Trần Hoài An).
Những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam
Rất nhiều tổ chức quan sát nhân quyền Việt Nam đã đưa ra các bản báo cáo những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Xin tạm kể: Amnesty International, Reporters sans Frontières, Human Rights Watch, Vietnam Human Rights, Freedom House, U.S. State Department, Fédération Internationale des Ligues des Droits de l’Homme, U.S. Commission on Religious Freedom, High Commission for Human Rights …
Mặc dù Việt Nam đã ký vào bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và 7 công ước về nhân quyền, nhưng trên thực tế quyền con người vẫn vi phạm trong nhiều lãnh vực.
1. Bạo hành: đàn áp của công an, giam cầm trái phép, người dân bị xâm phạm an ninh, bị bắt bất cứ lúc nào, không biết giam ở đâu.
2. Xâm phạm các quyền căn bản: tự do ý kiến, thư tín, đời tư, lập hội, biểu tình
3. Xử án bất công theo lệnh đảng: hình sự hóa các hoạt động của người yêu nước, trái với tinh thần luật pháp, đàn áp luật sư.
4. Dân quyền: Ứng cử phải thông qua hiệp thương của Mặt Trận Tổ Quốc, không cho phép lập các nghiệp đoàn tư, kiểm soát theo dõi các cơ quan từ thiện quốc tế NGO.
5. Nhà cầm quyền hợp tác với giới kinh doanh khai thác lao động: khai thác xuất cảng lao động, trung gian buôn bán cô dâu, đồng lõa nô lệ tình dục.
6. Tự do tôn giáo: ngăn cản hành đạo, chiếm đoạt cơ sở của tôn giáo, kiểm soát việc đào tạo và tấn phong tu sĩ, đàn áp bằng bạo lực.
7. Duy trì bất công về quyền sở hữu.
8. Truyền thông, báo chí, điện tử: không chấp thuận truyền thông độc lập, đánh phá internet và các blog, chỉ có báo chí theo đảng được phép hoạt động (700 tờ báo lề phải).
© DCVOnline.

Không có nhận xét nào: