Trung Quốc và Nam Triều Tiên đã mở các cuộc đàm phán sách lược trong khuôn khổ mà họ hứa sẽ là một sự thông tin liên lạc ngày càng tăng nhắm bảo đảm sự ổn định của bán đảo Triều Tiên. Và hai phái đoàn của Nam Triều Tiên đã trở về nước sau khi đích thân đến Bình Nhưỡng chia buồn với tân lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un về cái chết của thân phụ ông ta là Kim Jong Il.
Hình: AP
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã đến thủ đô Nam Triều Tiên hôm nay để dự vòng đàm phán sách lược chính thức đầu tiên giữa hai quốc gia kể từ sau cái chết của ông Kim Jong Il, lãnh tụ của nước láng giềng chung là Bắc Triều Tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên Park Suk-hwan gọi các cuộc đàm phán này là có ý nghĩa và hợp thời.
Ông Park nói giữa các mối quan ngại ngày càng tăng trong cộng đồng quốc tế về các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, đã có một cuộc điện đàm giữa hai vị ngoại trưởng của Trung Quốc và Nam Triều Tiên, và các cuộc đối thoại đã diễn ra giữa các nước dự các cuộc đàm phán 6 bên.
Những cuộc đàm phán 6 bên đó, còn gồm cả Bắc Triều Tiên, Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản, đã được triệu tập thi thoảng trong 8 năm với nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc và Nam Triều Tiên đã trao đổi các quan điểm thành thật về các vấn đề khu vực từ nhiều năm nay, và theo ông điều đó rất bổ ích.
Ông Moon Chung-in, một giáo sư môn khoa học chính trị tại trường Đại học Yonsei ở Seoul và thường làm cố vấn cho các chính phủ trước, nói rằng cái chết của ông Kim Jong Il đề ra một cơ hội “mới tinh” độc nhất vô nhị trong đó các cuộc đàm phán 6 bên về hạt nhân có thể tái khởi động. Ông cho rằng nhà lãnh đạo mới của miền Bắc, ông Kim Jong Un, sẽ cần đến các cuộc đàm phán này nếu ông muốn tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng bằng cách làm giảm nhẹ tình trạng nghèo khó và thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng của Bắc Triều Tiên.
Giáo sư Moon cho rằng việc hồi sinh nền kinh tế Bắc Triều Tiên gần như không thể nghĩ tới được nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài – viện trợ lương thực, viện trợ kinh tế, và đầu tư trực tiếp của nức ngoài. Nếu không thực hiện những nhượng bộ đáng kể về vấn đề vũ khí hạt nhân thì ông ta có thể không có được các hình thức hỗ trợ đó từ bên ngoài. Thậm chí Trung Quốc cũng không muốn làm điều đó.
Trung Quốc là đồng minh lịch sử cuối cùng của Bắc Triều Tiên. Nhưng một số người nêu thắc mắc về việc Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ cho Bình Nhưỡng, nhất là trong bối cảnh các hành động khiêu khích như việc đánh đắm chiếc tầu hải quân của Nam Triều Tiên và vụ pháo kích gây chết người tại một hòn đảo của Nam Triều Tiên vào năm sau đó.
Ông Lho Kyungsoo là một giáo sư tại trường Đại học Quốc gia Seoul, và là chủ tịch của Trung tâm Triều Tiên của Hội châu Á ở Seoul. Ông nói Bắc Triều Tiên có lợi cho Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và nhiều thập niên sau đó, như một lá bài mặc cả ngoại giao với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nay ông tin rằng Bắc Kinh đang trải qua một sự thay lòng đổi dạ tuy chậm nhưng chắc chắn.
Ông Lho cho rằng đa số các nhà lãnh đạo thông minh của Trung Quốc ngày càng thấy Bắc Triều Tiên là một gánh nặng. Họ ngày càng trở nên khó đoán trước được. Và liệu Trung Quốc có muốn nhận lãnh trách nhiệm trên trường quốc tế về các hành động của Bắc Triều Tiên hay không? Ông nghĩ rằng cái giá mà Bắc Kinh phải trả ngày càng tăng.
Cũng trong ngày hôm nay, hai phái đoàn dân sự của Nam Triều Tiên đã trở về từ Bắc Triều Tiên sau khi chính thức đến chia buồn tại sảnh đường nơi quàn linh cữu ông Kim Jong Il. Bà Lee Hee-ho, quả phụ của cựu Tổng thống Nam Triều Tiên, ông Kim Dae-jung, và bà Hyun Jeong-eun, vợ của nguyên chủ tịch tập đoàn Hyundai đã đầu tư rất nhiều vào miền Bắc, được thấy trên đài truyền hình Bắc Triều Tiên cúi đầu và bắt tay tân lãnh tụ Kim Jong Un của nước này.
Ông Yoon Cheol-gu, phát ngôn viên của bà Lee Hee-ho, cho biết đã không có nhiều thời giờ để nói chuyện.
Ông nói rằng sau khi phải chờ khoảng 40 đến 50 phút, cựu đệ nhất phu nhân Nam Triều Tiên đã gặp ông Kim Jong Un trong 10 phút. Bà tỏ lòng thương tiếc, và người kế nhiệm của Bắc Triều Tiên cảm tạ bà đã thực hiện hành trình dài này. Ông nói rằng không may là đã không có đủ thời gian sau đó đển bàn luận thêm.
Theo dự kiến, ông Kim Jong Il sẽ được làm lễ quốc táng trọng thể tại Bình Nhưỡng vào ngày mai.
Thứ trưởng Ngoại giao Nam Triều Tiên Park Suk-hwan gọi các cuộc đàm phán này là có ý nghĩa và hợp thời.
Ông Park nói giữa các mối quan ngại ngày càng tăng trong cộng đồng quốc tế về các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên, đã có một cuộc điện đàm giữa hai vị ngoại trưởng của Trung Quốc và Nam Triều Tiên, và các cuộc đối thoại đã diễn ra giữa các nước dự các cuộc đàm phán 6 bên.
Những cuộc đàm phán 6 bên đó, còn gồm cả Bắc Triều Tiên, Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản, đã được triệu tập thi thoảng trong 8 năm với nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của họ.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc và Nam Triều Tiên đã trao đổi các quan điểm thành thật về các vấn đề khu vực từ nhiều năm nay, và theo ông điều đó rất bổ ích.
Ông Moon Chung-in, một giáo sư môn khoa học chính trị tại trường Đại học Yonsei ở Seoul và thường làm cố vấn cho các chính phủ trước, nói rằng cái chết của ông Kim Jong Il đề ra một cơ hội “mới tinh” độc nhất vô nhị trong đó các cuộc đàm phán 6 bên về hạt nhân có thể tái khởi động. Ông cho rằng nhà lãnh đạo mới của miền Bắc, ông Kim Jong Un, sẽ cần đến các cuộc đàm phán này nếu ông muốn tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng bằng cách làm giảm nhẹ tình trạng nghèo khó và thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng của Bắc Triều Tiên.
Giáo sư Moon cho rằng việc hồi sinh nền kinh tế Bắc Triều Tiên gần như không thể nghĩ tới được nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài – viện trợ lương thực, viện trợ kinh tế, và đầu tư trực tiếp của nức ngoài. Nếu không thực hiện những nhượng bộ đáng kể về vấn đề vũ khí hạt nhân thì ông ta có thể không có được các hình thức hỗ trợ đó từ bên ngoài. Thậm chí Trung Quốc cũng không muốn làm điều đó.
Trung Quốc là đồng minh lịch sử cuối cùng của Bắc Triều Tiên. Nhưng một số người nêu thắc mắc về việc Bắc Kinh sẵn sàng hỗ trợ cho Bình Nhưỡng, nhất là trong bối cảnh các hành động khiêu khích như việc đánh đắm chiếc tầu hải quân của Nam Triều Tiên và vụ pháo kích gây chết người tại một hòn đảo của Nam Triều Tiên vào năm sau đó.
Ông Lho Kyungsoo là một giáo sư tại trường Đại học Quốc gia Seoul, và là chủ tịch của Trung tâm Triều Tiên của Hội châu Á ở Seoul. Ông nói Bắc Triều Tiên có lợi cho Trung Quốc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và nhiều thập niên sau đó, như một lá bài mặc cả ngoại giao với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nay ông tin rằng Bắc Kinh đang trải qua một sự thay lòng đổi dạ tuy chậm nhưng chắc chắn.
Ông Lho cho rằng đa số các nhà lãnh đạo thông minh của Trung Quốc ngày càng thấy Bắc Triều Tiên là một gánh nặng. Họ ngày càng trở nên khó đoán trước được. Và liệu Trung Quốc có muốn nhận lãnh trách nhiệm trên trường quốc tế về các hành động của Bắc Triều Tiên hay không? Ông nghĩ rằng cái giá mà Bắc Kinh phải trả ngày càng tăng.
Cũng trong ngày hôm nay, hai phái đoàn dân sự của Nam Triều Tiên đã trở về từ Bắc Triều Tiên sau khi chính thức đến chia buồn tại sảnh đường nơi quàn linh cữu ông Kim Jong Il. Bà Lee Hee-ho, quả phụ của cựu Tổng thống Nam Triều Tiên, ông Kim Dae-jung, và bà Hyun Jeong-eun, vợ của nguyên chủ tịch tập đoàn Hyundai đã đầu tư rất nhiều vào miền Bắc, được thấy trên đài truyền hình Bắc Triều Tiên cúi đầu và bắt tay tân lãnh tụ Kim Jong Un của nước này.
Ông Yoon Cheol-gu, phát ngôn viên của bà Lee Hee-ho, cho biết đã không có nhiều thời giờ để nói chuyện.
Ông nói rằng sau khi phải chờ khoảng 40 đến 50 phút, cựu đệ nhất phu nhân Nam Triều Tiên đã gặp ông Kim Jong Un trong 10 phút. Bà tỏ lòng thương tiếc, và người kế nhiệm của Bắc Triều Tiên cảm tạ bà đã thực hiện hành trình dài này. Ông nói rằng không may là đã không có đủ thời gian sau đó đển bàn luận thêm.
Theo dự kiến, ông Kim Jong Il sẽ được làm lễ quốc táng trọng thể tại Bình Nhưỡng vào ngày mai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét