Cây viết người Trung Quốc Trần Vệ bị kết án chín năm tù vì tội "kích động lật đổ nhà nước".
Ông là một trong số hàng trăm nhà bất đồng chính kiến bị bắt giữ hồi đầu năm nay, sau khi có những lời kêu gọi trên mạng là hãy tổ chức các cuộc biểu tình ở Trung Quốc, với cảm hứng từ làn sóng nổi dậy ở Trung Đông.
Ông nói với tòa án ông không có tội và rằng "nền dân chủ sẽ thắng thế" ở Trung Quốc, các tường thuật đưa tin.
Ông Trần luôn luôn nhấn mạnh rằng ông chỉ đơn giản là thể hiện ý kiến của mình, theo đúng sự cho phép trong hiến pháp Trung Quốc.
Vợ ông nói với BBC rằng phiên tòa là "màn kịch" và bản án đã được quyết định trước khi phiên tòa được mở.
Bản cáo trạng được đưa ra đối với ông Trần đã liệt kê một số bài bài tiểu luận mà ông viết cho các trang web nước ngoài về các chủ đề gồm cả phần chỉ trích hệ thống chính trị ở Trung Quốc và ca ngợi sự phát triển của xã hội dân sự.
'Người yêu nước'
Phiên tòa kín diễn ra tại Toại Ninh kéo dài chỉ hai giờ đồng hồ. Ngoài án tù, ông Trần bị tước quyền hoạt động chính trị thêm hai năm nữa.
Người ta cho rằng đây là một trong những mức án nặng nề nhất đối với những trường hợp được cho là có liên quan tới Cách Mạng Hoa Nhài, tức nỗ lực nhằm áp dụng mô hình các cuộc nổi dậy mùa xuân Ả Rập vào Trung Quốc.
Luật sư của ông Trần, Trịnh Kiến Vĩ nói rằng sau khi nghe phán quyết, ông Trần nói với tòa án: "Độc tài sẽ thất bại, dân chủ sẽ thắng thế."
"Tôi nghĩ rằng phiên tòa hôm nay chỉ là buổi diễn. Đó chỉ là một vở kịch. Phán quyết đã được đưa ra từ trước. Họ không cho phép mọi người lên tiếng. Không có tự do ngôn luận."
"Tôi nghĩ rằng phiên tòa hôm nay chỉ là buổi diễn. Đó chỉ là một vở kịch. Phán quyết đã được đưa ra từ trước. Họ không cho phép mọi người lên tiếng. Không có tự do ngôn luận."
Bà cho biết bài luận của ông đã bị hiểu sai ý nghĩa, bị bóp méo, và chồng bà chẳng làm gì để kích động lật đổ hết.
"Anh ấy là một người rất yêu nước. Anh đã chỉ trích Đảng Cộng sản, nhưng đó là nói ra sự thật. Đó không phải là lật đổ."
Bà Vương, người đã có mặt tại tòa án, cho biết chồng bà đã quyết định không kháng cáo, và rằng bà tôn trọng quyết định của ông.
"Anh ấy nói phán quyết sẽ được quyết định trước và có kháng cáo cũng chả giải quyết được gì. Anh ấy muốn hoàn thành án tù nhanh chóng để có thể về nhà," bà nói.
"Chúng tôi có một đứa con gái còn chưa tới 10 tuổi. Tôi sẽ phải giải thích từ từ cho cháu hiểu vì sao cha nó phải ngồi tù."
Các nhà quan sát nhân quyền có mặt tại phiên toàn nói rằng tại đây đã có sự hiện diện của một lượng lớn cảnh sát và rằng có hai nhà hoạt động đã bị đem đi thẩm vấn.
Nhóm vận động Nhân quyền tại Trung Quốc (HRC) nói bà Vương và các thành viên khác trong gia đình ông Trần đã phải đối mặt với sự sách nhiễu từ cảnh sát trong thời gian ông bị tạm giam, và rằng ông Trần đã chỉ được gặp luật sư có hai lần kể từ khi bị bắt giữ.
Nhóm này nói các luật sư biện hộ được thông báo phải trình bày ngắn gọn tại tòa, một dấu hiệu cho thấy giới chức muốn chóng vánh kết thúc phiên xử.
Ông Trần là một người lâu nay ủng hộ đường lối dân chủ, từng bị tù do tham gia phong trào biểu tình của sinh viên hồi năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn.
Ông cũng là người tham gia ký bản Hiến chương 08 - một bản tuyên ngôn đòi cải cách dân chủ do người được trao giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba đồng chấp bút.
Ông Lưu đang chịu án tù 11 năm vì giữ vai trò trong việc in ấn tài liệu này, một bản án bị chính phủ nhiều nước cùng các tổ chức nhân quyền trên thế giới lên án rộng rãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét