Hiếu Ân (Xiao En) – Epoch Times Staff – PBD dịch
Trịnh Thục Trân cầm tấm hình của cháu bà đã chết, nghe nói là vì uống sữa bột bị ô nhiễm trong năm 2009. Một viên chức có dính dáng trong vụ tai tiếng này đã bị công khai sa thải, nhưng sau đó được âm thầm chuyển sang một công việc khác sau khi nỗi phẫn uất của dân chúng đã dịu lại. (Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)
Sau khi bị cưỡng ép phải phá hủy nhà tại Quận Nghi Hoàng, Tỉnh Giang Tây, các cư dân tuyệt vọng tại đây đã tự thiêu để phản đối. Bí thư Đảng Cộng Sản địa phương và thẩm phán đã bị cách chức, xem ra là một biện pháp trừng phạt vì đã đẩy dân địa phương tới đường cùng mà có các hành động bi thảm như vậy. Nhưng không bao lâu thì họ lại được tái bổ nhiệm ở nơi khác, và lối này cứ được áp dụng thường lệ trên khắp Trung Cộng, mà các nhà quan sát gọi là cách bảo vệ lẫn nhau của một hệ thống tham nhũng.
Vào ngày 2 Tháng Mười Hai, theo website chính thức của thành phố Phủ Châu, Tỉnh Giang Tây, hai người này đã được bổ nhiệm vào các chức vụ mới: Khâu Kiến Quốc, cựu bí thư đảng, được bổ nhiệm vào chức vụ giám đốc Ủy Ban Quản Lý Khu Phát Triển Kinh Tế Kim Sào tại Phủ Châu, và Tô Kiến Quốc, thẩm phán, được bổ nhiệm vào chức giám đốc Cục Quản Lý Công Lộ.
Nhưng ba cư dân bị dồn vào đường cùng đến mức phải tự thiêu thì không được biệt đãi gì: một người chết vì các thương tích quá nặng và hai người kia phải vào bệnh viện. Khâu và Tô đã là những người chủ chốt ra lệnh tịch thu và phá hủy nhà của các cư dân này.
Trong một vụ khác, Bảo Tuấn Khải bị cách chức phó giám đốc Cục Giám Sát Sản Xuất Thực Phẩm của Tổng Cục Giám Sát, Thanh Tra và Kiểm Dịch, sau vụ tai tiếng về sữa bột cho em bé bị ô nhiễm vào năm 2008.
Vào ngày 17 Tháng Mười Hai, Tờ Nhật Báo Pháp Lý của Trung Cộng tường thuật là họ Bảo đã được bổ nhiệm giữ chức giám đốc và bí thư Đảng của Phòng Thanh Tra Xuất Nhập Cảng và Kiểm Dịch của Tỉnh An Huy.
Trong một vụ khác, Vương Cần, một bị thư Đảng bị cách chức sau khi y ra lệnh đàm áp đẫm máu những người biểu tình phản đối tại Quận Úng An Huyền, Tỉnh Quý Châu, nhưng không bao lâu sau y được tái bổ nhiệm giữ chức phó giám đốc Phòng Tài Chánh Kiềm Nam trong cùng tỉnh này.
Những câu chuyện như vậy thường xảy ra tại Trung Cộng, nơi mà các chiên dịch chống tham nhũng thường được thực hiện vì các lý do chính trị. Giáo sư Trầm Vị, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Luật Hiến Pháp và Hành Chánh của Viện Đại Học Bắc Kinh, đã xem xét chính sách tái bổ nhiệm các viên chức Đảng. Chỉ có hai điều khoản liên hệ nhưng không phân biệt giữa các viên chức tham nhũng với những người được tái bổ nhiệm vì các lý do chính đáng, và không có biện pháp giám sát nào trong tiến trình quyết định nội bộ của Đảng.
Các nhà phê bình nói rằng khi công bố thì các viên chức Đảng nhấn mạnh đến “kỷ luật chính trị,” nhưng khi các cán bộ vi phạm các điều kiệnm về kỷ luật thì chỉ được chuyển sang một chức vụ khác.
“Không có tiêu chuẩn nào cả,” giáo sư Trầm Vị nói với tờ Nhật Báo Pháp Lý. “Các trường hợp tái bổ nhiệm bình thường hoàn toàn lẫn lộn với các trường hợp tái bổ nhiệm các viên chức bất bình thường,” ông ta nói thêm là đa số mọi người đều không tin vào Đảng.
Chu Lễ Gia, một giáo sư tại Viện Khoa Học Cai Trị Trung Quốc, nói với tờ Tuần Báo Pháp Lý là, “Trong các hệ thống dân chủ ngày nay, sự nghiệp chính trị của một viên chức bị cách chức được coi như kết thúc. Hy vọng được tái bổ nhiệm gần như là số không, vì rất khó mà lấy lại được lòng tín nhiệm của công chúng.”
Mao Triều Huy, giám đốc Viện Chống Tham Nhũng và Chính Sách Công tại Viện Đại Học Nhân Dân Trung Hoa, nói với đài phát thanh Hy Vọng Chi Thanh(1) là đường lối tái bổ nhiêm các viên chức tham nhũng đã thay thế hình phạt. “Đường lối này đã trở thành cả một chiếc lọng bảo vệ che chở cho các viên chức và cá nhân tham nhũng nào đó,” ông ta cho biết như thế.
Ông ta nói: “Đưa các viên chức công đi chỗ khác để tránh bị chú ý sau khi phạm pháp, rồi sau đó vài tháng âm thầm tái bổ nhiệm những người đó vào chức vụ khác, thì cũng như là đi nghỉ hè có lương”
Source: http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/when-caught-corrupt-chinese-officials-just-switch-jobs-163656.html
____________________
Chú thích của người dịch:
(1) Sound of Hope radio
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét