Cảnh sát chống bạo động đối mặt với người dân, trong một vụ phản kháng tại Quảng Đông ngày 22/12/2011. REUTERS/David Gray |
Nhiều ngàn công nhân Trung Quốc của công ty hợp doanh Sanyo Electric đã dùng biện pháp đình công và xuống đường tranh đấu cho quyền lợi lao động. Cảnh sát ở đặc khu kinh tế Thẩm Quyến can thiệp giải tỏa giao thông, bắt đi nhiều người.
Reuters và một số báo địa phương trong bản tin hôm nay 16/01/2012 cho biết trong hai ngày cuối tuần qua 4.000 công nhân tại đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã xung đột với cảnh sát chống bạo động. Cảnh sát đã bắt đi 4 người biểu tình.
Theo lời một công nhân thì công ty Sanyo Electric của họ sắp bị đổi chủ, đổi tên. Trước viễn ảnh bất định, các công nhân đã yêu cầu phải được phụ cấp bồi thường nhưng không được thỏa mãn. Ngoài yêu sách tài chính, công nhân phản đối điều kiện lao động thiếu an toàn.
Người biểu tình đã lập rào cản ngăn chận giao thông trước khi xung đột với lực lượng cảnh sát từ Thẩm Quyến đến can thiệp.
Thủ lĩnh phong trào nổi dậy tại Ô Khảm lên lãnh đạo chi bộ xã
Cũng trong tỉnh Quảng Đông, cuộc nổi dậy của phong trào nông dân chống tham nhũng và trưng thu đất đai hồi tháng 12/2011 làm cho chính quyền Trung Quốc phải nhượng bộ.
Một biện pháp xoa dịu mới là đề cử một trong bốn nông dân lãnh đạo phong trào lên làm bí thư chi bộ xã của Đảng cộng sản.
Một dân làng thông báo với AFP, nông dân Lâm Tố Loan đã lên thay người lãnh đạo cũ, kẻ nắm chức vụ này từ 42 năm liên tục và bị dân làng tố cáo hành vi tham ô, cưỡng chiếm đất cày của nông dân để đầu cơ địa ốc.
Theo nguồn tin này thì đảng bộ xã đã bị giải thể , cuộc điều tra đang tiến hành và dân làng Ô Khảm tin là sẽ đòi được công lý. Tuy nhiên , cho đến nay chính quyền vẫn từ chối trả lại thi thể ông Tiết Kim Ba, một lãnh đạo phong trào nổi dậy thiệt mạng trong lúc bị câu lưu.
Vào tháng 12 năm ngoái, toàn thể 13 ngàn dân Ô Khảm đã nổi dậy đánh đuổi toàn bộ cán bộ địa phương.
Hôm qua, Tân Hoa xã Trung Quốc phổ biến phản ứng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trên tạp chí cộng sản Cầu Thực. Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi bảo vệ quyền sử dụng đất của dân chúng và khẳng định là « không ai có quyền tước đoạt quyền sử dụng đất của người dân ». Ông cũng phản đối tình trạng lấy đất ở nông thôn rồi xây cao ốc bắt buộc nông dân vào ở.
Theo lời một công nhân thì công ty Sanyo Electric của họ sắp bị đổi chủ, đổi tên. Trước viễn ảnh bất định, các công nhân đã yêu cầu phải được phụ cấp bồi thường nhưng không được thỏa mãn. Ngoài yêu sách tài chính, công nhân phản đối điều kiện lao động thiếu an toàn.
Người biểu tình đã lập rào cản ngăn chận giao thông trước khi xung đột với lực lượng cảnh sát từ Thẩm Quyến đến can thiệp.
Thủ lĩnh phong trào nổi dậy tại Ô Khảm lên lãnh đạo chi bộ xã
Cũng trong tỉnh Quảng Đông, cuộc nổi dậy của phong trào nông dân chống tham nhũng và trưng thu đất đai hồi tháng 12/2011 làm cho chính quyền Trung Quốc phải nhượng bộ.
Một biện pháp xoa dịu mới là đề cử một trong bốn nông dân lãnh đạo phong trào lên làm bí thư chi bộ xã của Đảng cộng sản.
Một dân làng thông báo với AFP, nông dân Lâm Tố Loan đã lên thay người lãnh đạo cũ, kẻ nắm chức vụ này từ 42 năm liên tục và bị dân làng tố cáo hành vi tham ô, cưỡng chiếm đất cày của nông dân để đầu cơ địa ốc.
Theo nguồn tin này thì đảng bộ xã đã bị giải thể , cuộc điều tra đang tiến hành và dân làng Ô Khảm tin là sẽ đòi được công lý. Tuy nhiên , cho đến nay chính quyền vẫn từ chối trả lại thi thể ông Tiết Kim Ba, một lãnh đạo phong trào nổi dậy thiệt mạng trong lúc bị câu lưu.
Vào tháng 12 năm ngoái, toàn thể 13 ngàn dân Ô Khảm đã nổi dậy đánh đuổi toàn bộ cán bộ địa phương.
Hôm qua, Tân Hoa xã Trung Quốc phổ biến phản ứng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trên tạp chí cộng sản Cầu Thực. Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi bảo vệ quyền sử dụng đất của dân chúng và khẳng định là « không ai có quyền tước đoạt quyền sử dụng đất của người dân ». Ông cũng phản đối tình trạng lấy đất ở nông thôn rồi xây cao ốc bắt buộc nông dân vào ở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét