Pages

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

Syria và Mùa Xuân A Rập

Trần Bình Nam
Cuộc nổi dậy tại Syria chống chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad đến nay kéo dài đã 10 tháng. Thế nhưng trong khi các cuộc nổi dậy tại Tunisia, Ai Cập và Lybia kết thúc nhanh chóng, tình hình Syria vẫn nhì nhằng chưa ngã ngũ, và không có một dấu hiệu gì nó sẽ ngã ngũ trong năm 2012.
Lý do là hậu trường của các cuộc xuống đường chống Assad không phải thuần túy do phản ứng củađại đa số quần chúng chống một chế độ độc tài. Mặc dù khi các cuộc biểu tình xẩy ra người ta thấy ngoài thành phần chủ lực là tín đồ Hồi giáo hệ phái Sunni (chiếm 75% dân Syria) còn có mặt đủ mọi thành phần tham dự như các nhóm thiểu sốIsmailis, nhóm Druze và nhóm trẻ tuổi người Kurds.
Các cuộc xuốngđường chống chính quyền của tổng thống Bashar Assad xuất phát từ phong trào“Mùa Xuân A Rập” khởi phát từ Tunisia, qua Ai Cập, Lybia. Nhưng thực chất là sựbộc phát cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai hệ phái Hồi giáo, một bên là hệphái Sunni gồm các Tiểu vương quốc trong vùng vịnh Ba Tư như Bahrain, Qatar, Liên hiệp các Tiểu vương quốc Hồi giáo (United Arab Emirates) do Saudi Arabia đỡ đầu. Một bên là hệ phái Shiite do Iran, Syria cầm đầu và các nhóm đấu tranh tích cực Hezbollah tại Libanon, nhóm Hamas ở Gaza. Sau lưng hai hệ phái này một bên là các nước Tây phương gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, một bên là Liên Bang Nga và Trung quốc.

Bức tranh tranh gìành quyền lực này còn trở nên phức tạp và khó nhận diện hơn với sự tham dự của Liên Hiệp A Rập (Arab League). Liên hiệp A Rập hiện gồm 22 nước (đa số có dân gốc A Rập, nói tiếng A Rập) thành lập năm 1945 do 7 nước lớn trong đó có Ai Cập, Saudi Arabia và Syria. Địa lý của Liên hiệp A Rập bao trọn vùng Bắc Phi châu và Trung đông là vùng đất tranh chấp gay go với Do Thái và giữa Hoa Kỳvà Liên bang Xô viết trong chiến tranh lạnh. Bị lôi kéo giữa các cuộc tranh chấp có tầm vóc quốc tế này các nước trong Liên hiệp A Rập không bao giờ có chính sách đối ngoại thuần nhất, trái lại luôn luôn dòm ngó lẫn nhau. Nhưng dù sao hai nước Ai Cập và Syria cũng được xem là hai “cái đầu” của Liên hiệp A Rập - cho đến Mùa Xuân 2011.
Gíó mùa Xuân A Rập lập đổ Hosni Mubarak làm suy yếu Ai Cập, trong khi các tiểu vương quốc trong vùng Vịnh tuy nhỏ nhưng có thế lực nhờ dầu hỏa và biết làm việc với Hoa Kỳnên có một thế đứng. Và các tiểu quốc này muốn đóng vai trò quan trọng tại Trung đông. Tại Bahrain có một căn cứ của Hải quân Hoa Kỳ, và ngày nay không ai không nghe nói tới Dubai trong Tiểu vương quốc A Rập thống nhất (United Arab Emirates –UAE) với những kiến trúc tân kỳ nhất, giàu sang lãng phí nhất với các ngân hàng trao đổi dịch vụ tài chánh rộn rịp nhất trên thế giới. Qatar, một tiểu vương quốc khác, nhiều dầu, giàu có và nhiều tham vọng.
Qatar đang làm chủ tịch (luân phiên) Liên hiệp A Rập và muốn dùng thế này để loại tổng thống Bashar Assad đưa nhóm Sunni lên nắm chính quyền để cắt cánh Hezbollah, Hamas và cắt cỏ dưới chân Iran. Chính sách này rất phù hợp với quyền lợi của Anh, Pháp, Hoa Kỳ.
Nhưng Bashar al-Assad là một người lãnh đạo có bản lãnh (tổng thống cha là Hafez al-Assad đã chuẩn bị nghệ thuật lãnh đạo và cầm quyền cho ông ta một cách chu đáo trước khi qua đời năm 2000) và sau khi thay cha ông đã duy trì được uy tín của Syria tại Trung đông và trong khối Liên hiệp A Rập. Đối ngoại Assad không làm gì quá đángđể Hoa Kỳ phải nổi giận. Ông duy trì quan hệ tốt với Iran và Liên bang Nga. Nội bộ ông ưu đãi thành phần thuộc giáo phái Alawite (một giáo phái xuất phát từ hệphái Shiite) nắm bộ máy hành chánh và quân đội, và thành phần thương gia người Sunni. Quan trọng nhất là ông giữ cho khối Thiên chúa giáo (chiếm 10% trong số22 triệu dân Syria) không tham dự các cuộc biểu tình chống ông. Các lãnh tụThiên chúa giáo đoán biết rằng nếu Bashar Assad ra đi, con chiên của họ sẽ phải khốn đốn như các thành phần Thiên chúa giáo tại Iraq năm 2003 (khi Saddam Hussein bị lật đổ) và tại Ai Cập trong năm 2011 (sau khi Hosnia Mubarak rời chính quyền).
Bản chất các biến loạn hiện nay tại Syria là vậy. Một cuộc đấu tranh giành quyền lực chính trị mà sau lưng là các thế lực quốc tế dưới cái cớ chống độc tài của gia đình họAssad (TBN: và có độc tài thật) nên nhì nhằng mãi không chấm dứt, mặc dù các cuộc bắn giết xẩy ra hằng ngày trên đường phố tại hầu hết các thành phố lớn tại Syria và cho đến nay đã có khỏang 6.000 người tử nạn và 14.000 người bị bắt giam.
Đối chiếu với các cuộc nổi dậy tại Tunisia, Ai Cập và Lybia người ta thấy: hai cuộc nổi dậy tại Tunisia và Ai Cập có tính quần chúng cho nên nó gây được xúc động thế giới và hai chính quyền Tunisa và Ai Cập sụp đổ nhanh chóng. Màu sắc của cuộc nổi dậy tại Lybia khác hơn một chút. Nó pha trộn giữa phản ứng quần chúng chống độc tài và quyền lợi quốc tế đối với kho dầu hỏa của Lybia. Hơn nữa Kadafi là người đã phạm quá nhiều tội ác đối với nhân dân trong nước và quá nhiều ân oán giang hồ (vụ đặt bom chuyến bay 103 của hãng Pan Nam năm 1988 giết 259 người). Liên bang Nga và Trung quốc là hai nước có thể giúp chế độ Kadafi được, nhưng hai nước này đã không giúp vì nghĩlà vô vọng và sự giúp đỡ Kadafi sẽ làm cho họ có thể mất quyền lợi về dầu hỏa sau này. Với phiếu thuận của Liên bang Nga, phiếu trắng của Trung quốc,NATO đã có thể dội bom và cuối cùng giết Kadafi.
Trong khi đó Syria không có dầu hỏa. Vị trí của Syria hoàn toàn có tính chính trị và sau khi nhượng bộ Hoa Kỳ, Anh và Pháp để cho chế độ Kadafi sụp đổ, Liên bang Nga và Trung quốc sẽ không thể nhượng bộ thêm nữa.
Liên bang Nga hành xử hết sức thận trọng trong vụ Syria. Cố giúp Assad duy trì quyền lực nhưng không để hở lưng cho dư luận thế giới tố cáo giúp độc tài. Truyền thông quốc tế trong tay các nước Tây phương không phản ánh trung thực bức tranh tranh chấp tại Syria nhưng không phải không tạo ra được một dư luận chán chường ông Bashar Assad và chế độ của ông.
Tháng 12/2011 Liên bang Nga đã thuyết phục Assad chấp nhận đề nghị của Liên hiệp A Rập để cho một nhóm quan sát viên chừng 150 người đến quan sát tình hình và chuẩn bị cho việc tu chính Hiến Pháp và tộchức bầu cử có nhiều đảng phái tham dự. Mục đích của Liên bang Nga là giúp giảmđổ máu trên đường phố và ổn định tình hình. Cuối tháng 12 khoảng 70 quan sát viên của Liên Hiệp A Rập vào Syria, nhưng không chận đứng được các cuộc biểu tình và sự bắn giết của các lực lượng an ninh của Assad. Với sự hiện diện của các quan sát viên, hằng ngày toàn quốc vẫn có khoảng 40 người bị bắn chết. Nỗ lực của Qatar qua việc vận động trục xuất Syria ra khỏi Liên hiệp A Rập (TBN: Syria bịtrục xuất ngày 16/11/2011) và đưa quan sát viên vào Syria để giúp lật đổ Assad xem như bất thành. Đoàn quan sát viên chuẩn bị rút về và có thể sẽ báo cáo và chính thức yêu cầu Liên Hiệp quốc ra nghị quyết bỏ bom (như đã làm ở Lybia) đểdứt điểm Bashar Assad.
Tổng thống Assad biết Liên bang Nga và Trung quốc (nhất là Liên bang Nga) sẽ không bỏ ông và Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sẽ không thể thông qua nghị quyết cho phép NATO hành động. Thủtướng Vladimir Putin đang gặp nhiều khó khăn trong nước, và thời điểm này, trước cuộc bầu cử tổng thống Tháng Ba tới không phải là thời điểm để Liên bang Nga nhượng bộ Tây phương .
Trong bối cảnhđó ngày Thứ Ba tại Đại học Damacus tổng thống Assad đọc một bài diễn văn dài gần 2 giờ đồng hồ tố cáo sự “phản bội” của khối Liên hiệp A Râp, nhất là của các tiểu vương quốc trong vùng Vịnh đối với Syria, một quốc gia có bề dày văn hóa, chính trị và đã khai sinh ra Liên hiệp A Rập và xây dựng uy tín cho người A Rập. Ông tố cáo các thế lực quốc tế sau lưng sự rối loạn kép dài 10 tháng qua. Ông nhìn nhận chế độ ông cần cãi tổ, nhưng chỉ cãi tổ trong trật tự và ông tuyên bố sẽ mạnh tay dẹp rối loạn bất cứ từ đâu tới.
Bài diễn văn của ông là một hành động chia tay dứt khoát với khối Liên hiệp Arập, và có thểchấm dứt vai trò chính trị của khối này tại Trung đông. Syria - cùng với Iran -đang hiện rõ trên màn ảnh của một cuộc tranh chấp quốc tế khác thay cho cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt cách đây 20 năm.
Người ta tự hỏi: Mùa Xuân A Rập có đang chuyển dần sang một Mùa Đông A Rập giá rét không?
Trần Bình Nam
Jan.13, 2012
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Không có nhận xét nào: