Pages

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

TÁI CƠ CẤU ? CHỈNH ĐẢNG ? “NÓI SẢNG” ? HAY CHỈ LÀ “LẤP LIẾM” ĐỂ “CỐ BÁM” ?

Tổng Hợp Tin Tức ngày 11-1-2012 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Báo điện tử “lề phải” của VGCS ngày 3-1-2011 đăng “Thông điệp 2012 của thủ tướng” với lời giới thiệu tô đậm : “Tái cơ cấu phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo động lớn cho nền kinh tế, ‘rút dây’ mà không ‘động rừng’- Thủ tướng nhấn mạnh trong thông điệp đầu năm”. Đăng nguyên văn, Vietnamnet đặt thêm các tiểu đề mục : 1/ Sửa Luật Đất Đai ; 2/ Ngăn sự tác động của nhóm lợi ích; 3/ Cải thiện đời sống nông dân; 4/ Tái cơ cấu : “rút dây” mà không “động rừng”, như muốn nhấn mạnh thêm một vài điểm, nhưng các điểm ấy lại không ăn khớp với bố cục của thông điệp. Điều này bộc lộ sự “thiếu nhất quán” của hệ thông tin /“lý luận” VGCS, trong tình hình chao đảo, đặc biệt bối rối với “vi mô/vĩ mô, cái nọ xọ cái kia”.

Thông điệp đầu năm của Ba Dũng, đơn giản, chỉ có hai phần : 1/ Năm “đặc trưng của kinh tế thị trường hiện đại”, từ đó Ba Dũng sang phần 2/ : “thực hiện đồng bộ” việc “tái cơ cấu” kinh tế. (Trước Ba Dũng, “Trọng lú” nói “tái cấu trúc”, tuy cả hai đều dùng khái niệm tiếng Mỹ là “restructuring”, chắc do ngài Chủ Tịch Hội Đồng Tư Vấn Ernest Bower “nhắc nhở”). Năm “đặc trưng” do Ba Dũng đưa ra, quả thật “đúng bài bản” của kinh tế thị trường “đầy đủ”, và khi đưa chúng ra, chính Ba Dũng đã thú nhận rằng kinh tế thị trường của VGCS “chưa đầy đủ”. Đó cũng là lời các giới chức thẩm quyền Mỹ suốt mấy năm nay ra rả “cảnh báo” cả Tàu Cộng lẫn VGCS, kêu gọi chúng “cắt đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa”, để cho kinh tế thị trường của chúng được “đầy đủ” , khi “phát triển” đến mức “trung bình” (như Việt Nam), hay đã thành “siêu cường” (như Tàu Cộng). Kêu gọi suông không được, Mỹ đã liên tiếp “tạo sức ép”. Ba Dũng “tự kiểm điểm” về “các yếu tố hình thành kinh tế thị trường chưa đầy đủ”, là :
Thị trường đất đai “còn nhiều vướng mắc”;
Thị trường tài chính “phát triển không cân đối”;
Thị trường trái phiếu “còn sơ khai”;
Thị trường chứng khoán “thiếu chiều sâu” (không huy động được vốn);
Thị trường khoa học công nghệ “chậm phát triển”;
Thị trường lao động “khá hoàn chỉnh” nhưng (lại “nhưng”) : (a) chất lượng lao động “thấp”; (b) “tiền lương” đang là rào cản lớn cho việc chuyển dịch lao động đến những lĩnh vực thiết yếu trong quản lý nhà-nước và cung cấp dịch vụ công.
Tự kiểm điểm xong, Ba Dũng tỏ ra “thuộc bài”, vanh vách kể ra 5 đặc trưng của “kinh tế thị trường hiện đại”, mà từ đó y lấy làm “chuẩn mực” cho quá trình hoàn thiện thể chế. Đó là :
1/ Các loại thị trường (đã liệt kê ở trên) phát triển đồng bộ : (a) hình thành đầy đủ; (b) vận động cùng nhịp, hỗ trợ lẫn nhau; (c) tương tác trong một “chỉnh thể thống nhất”.
2/ Cạnh tranh bình đẳng. Cơ cấu “đa sở hữu, đa chủ thể” đương nhiên hình thành các “nhóm lợi ích”, vì lợi nhuận, cạnh tranh ráo riết, cần được luật pháp bảo đảm, không nhóm nào hưởng “đặc quyền đặc lợi” hơn nhóm nào. Các “nhóm lợi ích” này có khả năng “tác động quá trình ra quyết định” (nguyên văn của Ba Dũng).
3/ Công khai minh bạch. Đây là “khâu” thiết yếu trong quá trình tái cơ cấu, giúp các nhóm quyền lợi giám sát lẫn nhau, bảo đảm quyền giám sát của người tiêu thụ, chống tham nhũng, đầu cơ, cạnh tranh bất chính; mọi phía đều có tự do “tiếp cận thông tin”.
4/ Định vị lại quan hệ Nhà-Nước/Thị Trường. (a) Nhà-nước “bớt”can thiệp trực tiếp; (b) Nhà-nước lui về chức năng “tạo môi trường thuận lợi” cho đầu tư và kinh doanh… (c) Nhà-nước phải “nâng cao năng lực dự báo” và “khả năng phản ứng chính sách”(sic) nhằm hạn chế những tác động xấu đến nền kinh tế.
5/ Lấy người tiêu dùng làm chủ thể. Chính phủ sẽ “tập trung chỉ đạo” hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm … khuyến khích “các tổ chức phi chính phủ” về bảo vệ người tiêu dùng…
***
Đọc/nghe Ba Dũng “tự kiểm điểm” và “trả bài” đến đây, từ “4 tiểu đề mục cò mồi” của báo Vietnamnet, đến “5 đặc trưng kinh tế thị trường hiện đại” trong thông điệp của Ba Dũng, ai cũng thấy ngay là nhà-nước cũng như “đảng ta” tỏ ra “thuộc bài” của “sư phụ” Ernest Bower, nhưng chưa biết “hối hận” là đã sớm “bỏ ngoài tai” lời cảnh báo của học giả Janos Kornai, cắm đầu “sao chép” mô hình Tàu Cộng, để lâm cảnh “chết chẹt” như ngày nay, khi Mỹ/Tàu “từ đối tác chuyển sang đối đầu”. Ba Dũng “làm ra vẻ” như muốn dấn bước trên “cuộc hành trình trở về” từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản (Janos Kornai), nhưng quên rằng, bấy lâu theo mô thức “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, VGCS lún quá sâu vào “những khuyết tật của cả hai hệ thống tư bản/cộng sản”, mất khả năng khai thác bất cứ ưu điểm nào (nếu có) của hai hệ thống ấy (Kornai). Sang phần II của thông điệp, Ba Dũng “nhảy dù” từ vĩ mô xuống vi mô, qua “ba thực hiện đồng bộ” sau đây “
1/ Tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ : (a) chuyển từ gia công lắp ráp sang chế tạo và chế biến nông nghiệp là cơ bản; (b) tái cơ cấu dịch vụ tài chính; (c) tái cơ cấu năng lực quản trị; (d) nâng cao chất lượng dịch vụ công (Kornai > unemployment on the job – thất nghiệp có chỗ làm ?, lãnh lương nhà-nước, chẳng làm gì cả, viện cớ “đi họp” để “đi nhậu”). Còn đảng cộng sản, đố Ba Dũng “tái cơ cấu” được chuyện này.
2/Tái cơ cấu doanh nghiệp : (a) Tận dụng thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý (giáo dục tệ hại như thế, bao giờ mới làm được chuyện này ?); (b) Đổi mới mô hình tổ chức và quản lý kinh doanh (khu vực tư vượt trội hẳn mảng quốc doanh về mặt này; có tự do cạnh tranh, tức khắc có “đổi mới hay là chết”, khỏi cần Ba Dũng “chỉ đạo” hay “chủ đạo” bằng Nghị Định hay Nghị Quyết này nọ).
3/ Điều chỉnh chiến lược thị trường : Ba Dũng nhận định (muộn) rằng “…toàn cầu hóa làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, … dễ dẫn đến những bất định nhiều khi vượt khỏi khả năng dự báo”, rồi chủ trương “hạn chế sự lệ thuộc vào một số ít thị trường” và “…phải coi trọng thị trường nội địa, nhất là địa bàn nông thôn”. Tại sao “muộn”? Ba Dũng cùng đồng bọn “cộng sản sống sót”, với “di căn chủ nghĩa tập thể”, đến nay vẫn còn kẹt cứng với “kinh tế kế hoạch tập trung” (thị trường biến đổi từng giây, từng phút, mà “đảng ta” cứ ôm chặt “kế hoạch 5 năm”, với “tầm nhìn” dài hàng thế kỷ, thì suốt đời sẽ phải “điều chỉnh”, suốt đời gặp “tình hình vượt khỏi khả năng dự báo”, suốt đời “trâu chậm uống nước đục”).
Hết cái “ba là” nêu trên – dưới tiểu đề mục “cò mồi” do Vietnamnet chen thêm vào và tô đậm : Tái cơ cấu “rút dây” mà không “động rừng” – Ba Dũng lan man tương ra những câu lổn nhổn đầy “ngôn từ cao cấp” như sau :
“…tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo một quy hoạch và một hệ thống phân cấp được rà soát chặt chẽ theo tầm nhìn dài hạn (sic) và tư duy liên vùng (sic). Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải (sic – Vinashin), phân tán, tập trung cho các công trình thiết yếu …”
“… phải bảo đảm sự đồng bộ khi thực hiện tái cơ cấu các lĩnh vực nói trên do mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng, đồng thời tăng cường công tác giám sát việc thực hiện ở mỗi bộ, ngành, địa phương, và từng doanh nghiệp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo động lớn cho nền kinh tế, “rút dây” mà không “động rừng”
“…Tái cơ cấu nền kinh tế đặt ra yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng … Phải chuyển mạnh từ tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và nguồn nhân lực chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng dựa vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp quản trị hiện đại…”.
Qua những lời lẽ rổn rảng trên, ta thấy gì ? Ta thấy rõ nét nhất, là Ba Dũng “nói vậy mà không phải vậy”. Nói “tái cơ cấu” hướng tới “kinh tế thị trường hiện đại” mà không đả động gì đến “cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa”, là sao ? Gợi liên tưởng tới “đổi mới đợt 2” (RFA), mà lại bảo “phải tập trung sức hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo quan điểm đã được Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định”, là sao ? Cứ “làm theo” những gì Đảng và Nhà-nước “đã” thế này, “đã” thế kia, thì “tái cấu trúc” té ra là “trò khỉ” à ? Nói “sửa Luật Đất Đai” mà không nói gì tới “sửa Hiến Pháp”, thì bao giờ mới làm được cái “sửa” này ? Hay là cứ “tùy tiện sửa đại” theo “quyết tâm cao”(sic) của “đảng ta” ? Nói “nhà-nước bớt trực tiếp can thiệp vào thị trường”, đồng thời bảo “phải quán triệt quan điểm chỉ đạo trong kết luận số 2 của Bộ Chính trị, Nghị Quyết số 11 của Chính phủ”; thử hỏi Ba Dũng đang muốn “lươn lẹo lấp liếm” cái gì ? Đặt vấn đề “tái cơ cấu” nền kinh tế của cả một quốc gia, đương nhiên là “rút dây” mạnh rồi !!! Vậy cớ gì phải “mà không động rừng” ? Ba Dũng e dè rào đón với cái “rừng” nào đây ? Chắc không phải – như Kornai “tiên tri” về các nước “hậu cộng sản” – Ba Dũng, trên “hành trình quay về với chủ nghĩa tư bản”, đang “ngó chừng” Tàu Cộng, là nước mà bè lũ của y từng xưng tụng “vừa là thày, vừa là bạn, vừa là ân nhân”, và “nhờ Trung Quốc, ta mới có được như ngày hôm nay”. Ý hẳn khi (chỉ mới “tỏ ý” thôi) “rút dây tái cấu trúc”, Ba Dũng biết trước phản ứng của đám “rừng” các “nhóm quyền lợi” – groups of interest – thuộc loại “xã hội đen trong lòng chế độ đỏ”, không dễ đối phó. Kinh tế thị trường đương nhiên sản sinh các “nhóm quyền lợi”, cạnh tranh nhau vì lợi nhuận. Các nước “dân chủ pháp trị” có khả năng “cơ cấu hóa” sự cạnh tranh trong vòng pháp luật, biến nó thành “động lực phát triển”. Xã hội “xã hội chủ nghĩa tàn dư cộng sản” không có khả năng đó. Kết nạp đảng viên theo tiêu chí “bạo lực” và “căm thù giai cấp”. Điều hành đảng theo lề lối “anh chị/đàn em” – patron/follower . Xưng hô với nhau theo như “băng đảng” : Ba Dũng, Tư Sang, Năm Cam, Sáu Búa. Điều hành nước như các “sứ quân” thời phong kiến. Cho nên, khi các “nhóm quyền lợi” đã mọc ra theo “định hướng xã hội chủ nghĩa”, không cách chi “tái cơ cấu” được chúng, cho đến khi có một “băng đảng mạnh” tiêu diệt hết các “nhóm quyền lợi” khác, “thống nhất giang hồ”. VGCS không có cái đó. Cho nên, quanh đi quẩn lại, Ba Dũng nói chi cũng là “lấp liếm lươn lẹo”, tìm cách “câu giờ” để “cố bám” mà thôi. Boris Yeltsin đã nói : “Hệ thống cộng sản không thể sửa chữa, phải dẹp bỏ”.

Không có nhận xét nào: