Pages

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Người Việt ở Mỹ phản đối thành phố Irvine kết nghĩa với Nha Trang

Trà Mi-VOA
Cộng đồng người Việt sinh sống tại bang California, Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch phản đối đề xuất kết nghĩa giữa một thành phố có đông người Việt sinh sống nhất nhì nước Mỹ với một thành phố biển nổi tiếng ở Việt Nam.

Phản đối dâng cao sau khi Nghị viên Larry Agran của thành phố Irvine đề nghị kết nghĩa thành phố tại  quận Cam (California) này với thành phố Nha Trang của Việt Nam.



Ông Agran nói hiệp ước kết nghĩa sẽ giúp Irvine trở thành một thành phố đa dạng, thắt chặt hữu nghị với người dân tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội trao đổi, giao thương có lợi cho cả đôi bên. Ông đề nghị đưa việc này vào nghị trình cuộc họp ngày 8/4 để Hội đồng thành phố Irvine thảo luận.

Cộng đồng người Việt liên bang Hoa Kỳ gồm 36 cộng đồng thành viên ngày 6/4 đã gửi kháng thư lên Thị trưởng và các Nghị viên của thành phố Irvine, yêu cầu ‘cứu xét lại việc kết nghĩa với bất cứ thành phố nào tại Việt Nam dưới chế độ cầm quyền của đảng cộng sản’, ‘một trong những chính quyền vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trên thế giới’ theo các báo cáo nhân quyền quốc tế. 

Giữa người Việt hải ngoại và người Việt trong nước hoàn toàn không có oán thù gì để ‘hòa hợp-hòa giải’. Dù là người trong nước hay người hải ngoại, chúng ta không chấp nhận chế độ cộng sản độc tài, cho nên chúng ta vẫn đấu tranh để giành lại dân chủ.


Thư nói hành động kết nghĩa sẽ mang thông điệp của ‘một sự ủng hộ đối với chính quyền độc tài toàn trị tại Việt Nam' và đi ngược lại nguyện vọng của người Mỹ gốc Việt, những nạn nhân của chế độ cộng sản phải bỏ nước chấp nhận mọi gian nguy để đi tìm tự do.

Trong số những người phản đối có Thị trưởng các thành phố lân cận như ông Tạ Đức Trí của thành phố Westminster, thị trưởng thành phố Fountain Valley, Michael Võ, cùng cựu Nghị viên và dân biểu Trần Thái Văn.

Bà Lanney Trần, một cư dân tại thành phố Irvine, nói với VOA Việt ngữ:

“Dự án này là chuyện không thể chấp nhận được. Chúng ta là những người Việt tị nạn cộng sản, chúng ta không chấp nhận những kẻ độc tài. Thứ hai, Việt Nam là nước vi phạm nhân quyền gần như hàng đầu trên thế giới với những vụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập, hành hung, tra tấn vẫn diễn ra ngay sau khi Việt Nam được gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Chúng ta không làm bạn hay anh chị em với một thể chế độc tài, tàn ác như vậy.”

Đây không phải là lần đầu tiên các đề xuất kết nghĩa hoặc hợp tác làm ăn với Việt Nam bị cộng đồng người Việt tại Mỹ mạnh mẽ phản đối.

Tháng 2 năm ngoái, Santa Ana, một trong những thành phố ở Hoa Kỳ có đông người Việt sinh sống nhất, thông qua nghị quyết ngăn cản quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam du hành hoặc ghé ngang qua thành phố này. Nghị quyết 55B nêu rõ thành phố Santa Ana không khuyến khích đại diện của chính quyền cộng sản Việt Nam tới đây cho đến khi nào Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc các tổ chức quốc tế xác định hay chứng nhận rằng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền và tôn trọng các quyền căn bản của công dân.

Trước Santa Ana, hai thành phố Garden Grove và Westminster đã thông qua các nghị quyết tương tự. 

Mình nghĩ những người phản đối nói chung họ cũng hơi gay gắt. Cứ để cho việc kết nghĩa xảy ra vì nó sẽ khuyến khích Việt Nam nỗ lực và có trách nhiệm hơn để mang lại tình hữu nghị anh em.


Phòng Thương mại thành phố Fountain Valley gần đó hồi tháng 3 năm rồi cũng phải hủy ý định đón tiếp phái đoàn giới chức và doanh nhân từ Việt Nam tới thăm và làm việc trước sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng người Việt ở địa phương.

Có ý kiến cho rằng những sự phản đối thế này phản ánh hận thù của các thành phần ‘chống cộng cực đoan’, làm ảnh hưởng tới sự hợp tác mang lại lợi ích chung cho cả đôi bên giữa lúc hai nước Việt-Mỹ đang nỗ lực khép lại quá khứ và Hà Nội đang kêu gọi hòa hợp-hòa giải dân tộc.

Tuy nhiên, bà Lanney Trần nhấn mạnh người Việt hải ngoại không chống đối Việt Nam mà là chống đối sự cai trị độc tài của một chế độ vi phạm nhân quyền khét tiếng trên thế giới:

“Chuyện hận thù quá khứ chỉ là cái cớ cộng sản Việt Nam đưa ra để gán lên trên những người Việt tị nạn cộng sản mà thôi. Giữa người Việt hải ngoại và người Việt trong nước hoàn toàn không có oán thù gì để ‘hòa hợp-hòa giải’. Dù là người trong nước hay người hải ngoại, chúng ta không chấp nhận một chế độ cộng sản độc tài, cho nên chúng ta vẫn đang đấu tranh để giành lại dân chủ, nhân quyền cho đồng bào Việt Nam.” 

Thành phố Nha Trang.Thành phố Nha Trang.


Trong khi đó, một cư dân tại thành phố Nha Trang tên Quốc Anh nói anh hoan nghênh ý tưởng kết nghĩa với thành phố Irvine, Hoa Kỳ:

“Mình ủng hộ với điều kiện là việc nối kết đó mang lại sự gần gũi, hiểu biết, sự gắn bó, gắn kết giữa đôi bên.”

Về chiến dịch của người Việt ở hải ngoại phản đối ý tưởng kết nghĩa, Quốc Anh cho rằng:

“Mình nghĩ những người phản đối nói chung họ cũng hơi gay gắt. Cứ để cho việc kết nghĩa xảy ra vì nó sẽ khuyến khích Việt Nam nỗ lực và có trách nhiệm hơn để mang lại tình hữu nghị anh em. Mình nghĩ qua việc kết nghĩa này nó sẽ thúc đẩy họ cần phải tôn trọng những cái cam kết với nhau. Cho nên, mình nghĩ ủng hộ nó vẫn tốt hơn là phản đối. Bởi lẽ thật sự đây cũng chỉ là sự hữu nghị-hợp tác giữa hai thành phố với nhau, chứ cũng không mang tính chất quốc gia hay chính trị gì ở đây.”

Thị trưởng thành phố Irvine đã mời cộng đồng người Việt tới tham dự cuộc họp của Hội đồng thành phố lúc 3 giờ chiều ngày 8/4 để bàn về đề nghị kết nghĩa Irvine với Nha Trang.


Nghe Bài Này
Một cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra trước phòng họp để bày tỏ sự bất bình của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Người Việt tại California cũng kêu gọi mọi người ký tên vào một thỉnh nguyện thư trên mạng phản đối ý định kết nghĩa này.

Thống kê cho thấy hiện có khoảng 8.000 người Việt cư ngụ ở thành phố Irvine trong số chừng 200.000 người Việt sinh sống tại quận Cam, nơi được mệnh danh là thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản.  la
 
Năm 1999, một cuộc biểu tình rầm rộ của người Việt tại thành phố Westminster kéo dài gần 2 tháng, quy tụ hơn 15.000 người tham gia khi cờ cộng sản và ảnh của ông Hồ Chí Minh được treo trong tiệm video của ông Trần Trường. Thành phố Westminster lúc bấy giờ đã tiêu tốn gần 200.000 đô la cho công tác giữ gìn trật tự trong các vụ biểu tình đó.

Không có nhận xét nào: