Nhưng, phúc trình vừa kể nói rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc, hiện nay là nền kinh tế lớn hàng thứ nhì trên thế giới, sẽ chậm nếu nước này không thể tạo ra được một khuôn mẫu kinh tế dựa trên sự đổi mới bền vững hơn.
Ông Patrick Chovanec thuộc Khoa Kinh Tế và Quản Trị Trường Đại Học Tsinghua ở Bắc Kinh đồng ý như vậy.
Ông nói với đài VOA rằng tỷ lệ tăng trưởng thúc đẩy bởi khuôn mẫu kinh tế dựa trên xuất khẩu hiện nay sẽ không bền vững.
Ông Chovanec nói rằng, một khó khăn nữa là tăng trưởng của Trung Quốc “cực kỳ lệ thuộc vào tài nguyên, đặc biệt là nước, đang “trở thành ngày càng hiếm hơn.”
Những lo ngại về kinh tế khác bao gồm sự mất quân bình về giới tính và dân số già đi mau chóng bởi vì chính sách một con của Trung Quốc.
Điều này dẫn tới nhiều e ngại rằng Trung Quốc sẽ già đi trước khi giầu có.
Ông Jean Pierre-Cabestan thuộc Trường Đại Học Baptist Hong Kong nói rằng nhiều người tại Bắc Kinh biết rằng những cải tổ cơ cấu quan trọng là cần thiết để duy trì tỷ lệ tăng trưởng hiện tại.
Nhiều nhà phân tích nêu lên rằng hệ thống chính trị và giáo dục hiện nay của Trung Quốc vốn khuyến khích và thậm chí bó buộc tuân hành khiến mất đi óc sáng tạo cần thiết thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
Nhưng, cho tới nay, các nhà lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc đã không muốn cải tổ chính trị mau chóng bởi vì điều một số người nói rằng, sợ cởi mở quá nhiều sẽ đe dọa hệ thống cai trị độc đảng của họ.
Hongkongpost,AP ,VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét