Trong hội nghị mang tên «Quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ vì Hòa bình và Thịnh vượng chung» họp tại New Delhi từ ngày 20 đến 22/12 nhằm đánh dấu 20 năm quan hệ, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã kêu gọi Ấn Độ - quốc gia cam kết xúc tiến việc hợp tác về thương mại và an ninh hàng hải với ASEAN - nên có thái độ quyết đoán hơn trong khu vực.
Theo AFP, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu New Delhi can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trong khi Tổng thống Miến Điện Thein Sein tuyên bố, vai trò của Ấn Độ mang tính « quyết định » để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trang mạng outlookindia.com cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng : « Tôi hy vọng Ấn Độ sẽ hỗ trợ ASEAN và Trung Quốc trong việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông, và Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, nhằm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ».
Tuy nhiên Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid cho là hồ sơ này không cần đến sự can thiệp của New Delhi. Theo ông, thì vấn đề chủ quyền cần được giải quyết giữa các quốc gia liên quan. Tỏ ra thận trọng trước yêu cầu của ASEAN, nhưng Ấn Độ đã nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải. Bên cạnh đó Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh còn tuyên bố, ưu tiên hàng đầu của New Delhi là thắt chặt liên hệ trong khu vực.
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển nằm gần vùng duyên hải của các nước láng giềng. Đây là nơi có các tuyến đường hàng hải quan trọng, và được cho là có nhiều tài nguyên dầu mỏ. Yêu sách của Bắc Kinh bị Philippines cũng như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan, cũng có các đòi hỏi chủ quyền tại vùng này, phản đối.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn mắc mứu bởi việc tranh chấp về lãnh thổ chưa được giải quyết, khiến đôi bên luôn có thái độ nghi kỵ lẫn nhau. Tuy nhiên cho dù căng thẳng về chính trị, hai nước cũng cố gắng mở rộng trao đổi thương mại.
Tuy không tham gia tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Ấn Độ có các dự án hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam tại đây, và tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ từng bị Trung Quốc hù dọa. Gần đây Bắc Kinh cũng phản đối mạnh mẽ lời tuyên bố của Đô đốc D.K. Joshi, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, là Hải quân Ấn sẵn sàng can thiệp để bảo vệ lợi ích kinh tế của New Delhi tại Biển Đông.
Theo AFP, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu New Delhi can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, trong khi Tổng thống Miến Điện Thein Sein tuyên bố, vai trò của Ấn Độ mang tính « quyết định » để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trang mạng outlookindia.com cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng : « Tôi hy vọng Ấn Độ sẽ hỗ trợ ASEAN và Trung Quốc trong việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông, và Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, nhằm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ».
Tuy nhiên Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid cho là hồ sơ này không cần đến sự can thiệp của New Delhi. Theo ông, thì vấn đề chủ quyền cần được giải quyết giữa các quốc gia liên quan. Tỏ ra thận trọng trước yêu cầu của ASEAN, nhưng Ấn Độ đã nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải. Bên cạnh đó Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh còn tuyên bố, ưu tiên hàng đầu của New Delhi là thắt chặt liên hệ trong khu vực.
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển nằm gần vùng duyên hải của các nước láng giềng. Đây là nơi có các tuyến đường hàng hải quan trọng, và được cho là có nhiều tài nguyên dầu mỏ. Yêu sách của Bắc Kinh bị Philippines cũng như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan, cũng có các đòi hỏi chủ quyền tại vùng này, phản đối.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn mắc mứu bởi việc tranh chấp về lãnh thổ chưa được giải quyết, khiến đôi bên luôn có thái độ nghi kỵ lẫn nhau. Tuy nhiên cho dù căng thẳng về chính trị, hai nước cũng cố gắng mở rộng trao đổi thương mại.
Tuy không tham gia tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Ấn Độ có các dự án hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam tại đây, và tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ từng bị Trung Quốc hù dọa. Gần đây Bắc Kinh cũng phản đối mạnh mẽ lời tuyên bố của Đô đốc D.K. Joshi, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, là Hải quân Ấn sẵn sàng can thiệp để bảo vệ lợi ích kinh tế của New Delhi tại Biển Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét