Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Hi vọng dân chủ đến từ Hoa Kỳ
“Nếu con người là thiên thần thì chẳng cần đến chính quyền,” những nhà cách mạng yêu nước Hoa Kỳ Alexander Hamilton và James Madison từng viết trên tờ Federalist Papers. Và giờ đây, chính quyền Việt Nam phải lựa chọn một loại chính quyền mà mình muốn. Chẳng có thiên thân nào sẽ đem điều này đến. Bị kèm chặt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam đang vướng vào một hoàn cảnh không chắc chắn. Nó có thể chính thức trở thành đồng minh với người láng giềng ở phía bắc – kẻ gây hấn chủ yếu về các tranh chấp lãnh thổ và khu vực biển Nam Hải – hoặc với Hoa Kỳ.
Người dân Việt Nam đã biểu lộ thái độ chống Trung Quốc trong khi chính quyền cộng sản đang vất vả để giữ hoà bình với người láng giềng này. Nếu chính quyền đặt quyết định của mình lên chính trị, câu trả lời trở nên vẩn đục với những lợi nhuận trước mắt, những thành phần trục lợi và cầu an.
Nhưng nếu quyết định này được đặt trên sự an bình lâu dài của nhân dân và đất nước, câu trả lời trở nên rõ ràng hơn một tí. Trước tiên là Việt Nam trông đợi gì ở tương lai? và thứ hai là nó có thể làm gì để đạt được mục đích của mình? Là một người quan tâm theo dõi với quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, tôi tin rằng bất kỳ quyết định nào cũng phải tính đến tương lai tự do, hoà bình và thịnh vượng của người dân Việt Nam.
Vì thế, tôi tin rằng Việt Nam phải nhìn về Hoa Kỳ để tìm sự trợ giúp và hậu thuẫn khi tiến đến tương lai.
Thử thách từ bên trong
Tuy nhiên việc chính thức đón nhận Hoa Kỳ, có thể không dễ dàng hoặc được chấp nhận đối với Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam với những nguyên nhân khác nhau.
Đối với Trung Quốc, mối quan tâm thì đơn giản và hợp lý: một Việt Nam thân Tây phương sẽ được Bắc Kinh xem là không gì khác hơn là một vị trí của những hoạt động và quyền lợi của Hoa Kỳ tại Đông nam Á, một can thiệp vào sân sau của Trung Quốc. Sự giân dữ của Trung Quốc chắc chắn sẽ tương đương với thái độ của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Lạnh khi Cuba đứng về phe của Liên Xô. Nhưng chắc chắc rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Việt Nam, bất kể Việt Nam làm bạn với ai. Cản trở thật sự trong vấn đề này không phải là Trung Quốc mà lại là từ bản thân chính quyền Việt Nam.
Trong một quốc gia độc đảng, chính quyền luôn muốn giữ nguyên tình trạng hiện tại. Chính sách kinh tế có thể thay đổi, nhưng chẳng có lý do nào để thay đổi và đảo lộn hệ thống. Tuy nhiên, nguyên tắc dân chủ không chỉ đơn giản yêu cầu thay đổi, nó đón nhận thay đổi. Nó cho phép người dân làm chủ tương lai của mình bằng cách bầu những ai mà họ tin rằng có khả năng đại diện tốt nhất cho quyền lợi của họ, và nó cũng tạo điều kiện cho việc bầu cử loại bỏ những chính trị gia không có khả năng hoặc thất bại trong việc này. Để Việt Nam trở thành một quốc gia thật sự tự do và thịnh vượng, nó phải thay đổi; và sự thay đổi này không thể xảy ra cho đến khi tình trạng hiện tại – một chính quyền độc đảng quản lý một quốc gia theo chủ thuyết của một vài người – bị loại bỏ.
Điều này có quá cực đoan? Đúng, thật sự như thế, nhưng nó chỉ là ý tưởng.
Tuy nhiên, cải cách chính trị không cần phải cực đoan. Nó không cần phải xảy ra ngay lập tức (và nếu nó xảy ra ngay, những thay đổi như thế chắc chắn sẽ không lâu dài). Nhưng cải cách cần phải xảy ra. Cho dù là tuần tới, tháng tới hoặc năm tới, cần phải có kế hoạch cho sự thay đổi. Đáng tiếc là có những người không muốn thay đổi.
Dưới sự cầm quyền độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, lòng mong muốn của người dân bị tuỳ tiện giới hạn bởi cơ quan quyền lực chẳng có trách nhiệm gì với ai ngoài mình. Đề cập đến dân chủ hoặc chỉ trích chính quyền về những vấn đề nhân quyền có thể bị đi tù hoặc phạt tiền một cách vô lý. Người dân không làm chủ được số phận của mình, ít ra là trong môi trường áp bức này. Ở phương Tây, những từ ngữ như “tự do” được dùng như những sáo ngữ. Ở những quốc gia như Việt Nam, những từ này mang ý nghĩa thật sự.
Tuy nhiên, nếu không có một cuộc cách mạng, dưới chính thể hiện thời chắc chắn là người dân Việt Nam sẽ chẳng bao giờ thật sự hưởng được tự do.
Lần nữa, không cần phải đến mức như thế, và có những lý do thực tiễn tại sao nhà nước nên cân nhắc việc thay đổi. Trong khi một chính quyền độc đảng có lợi thế là có thể hành động hoặc phản ứng nhanh chóng vì nó không cần tham vấn từ người dân hoặc những đảng đối lập, nhưng nó lại không có lợi thế khi phải thích ứng với những tình thế thay đổi.
Trong khi những nhà lãnh đạo trong một chính thể dân chủ có thể thu thập và hành động dựa trên sự cố vấn của nhiều quan điểm từ những chính kiến khác nhau, những nhà lãnh đạo độc đảng hầu như luôn bị ràng buộc bởi cái giới hạn về sự khác biệt bên trong tổ chức của mình, tất cả đều phải đi theo với cùng một tư tưởng. Thật dễ dàng hơn khi tìm được một sự đồng thuận trong một nhà nước độc đảng, nhưng nó sẽ thiếu đi tính linh hoạt để chuẩn bị cho việc thích ứng với những thách thức khác nhau.
Nếu chính phủ Việt Nam thật sự tin rằng Trung Quốc là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia – những vụ mua bán vũ khí và nâng cấp kỹ thuật quốc phòng dường như cho thấy điều này là đúng – thì nó sẽ hưởng lợi từ việc tham vấn nhiều ý tưởng khác biệt hơn là hoạt động trong một nhóm cố vấn giới hạn có cùng suy nghĩ. Trong mọi cuộc xung đột, việc dự đoán không bao giờ là một điều tốt.
Những cơ hội
Dân chủ là quyền lợi cao nhất của người dân Việt Nam, và không ai có thể giúp đỡ quá trình chuyển hoá của Việt Nam tốt hơn Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ đã đưa ra những bảo hộ an ninh nào đấy chống lại những đe doạ từ nước ngoài, thay vì thế nguồn kinh nghiệm dồi dào về việc gìn giữ dân chủ của Hoa Kỳ là điều Việt Nam nên tìm kiếm.
Hoa Kỳ cho phép thấy được những khó khăn trong việc điều khiển một chính phủ dân chủ. Chúng ta chỉ cần nhìn vào hiện tại hỗn loạn của Quốc hội Hoa Kỳ để thấy rằng dân chủ, dù rất tốt đẹp, cũng vô cùng xấu xí. Có nhiều tiếng nói cùng một lúc, tất cả đều đòi hỏi được lắng nghe, và tất cả đều khăng khăng là mình đúng, có thể trở thành vấn đề khi những tiếng nói này từ chối hợp tác với nhau, từ đó làm nguy hại không chỉ đến tương lai của đất nước mà còn cuộc sống của người dân.
Nhưng Việt Nam có thể tránh được tất cả những điều này bằng cách xem Hoa Kỳ như là một hướng dẫn về những việc nên hoặc không nên làm. Chính phủ Hoa Kỳ cho thấy vô số những ví dụ về những thành công và thất bại của một chính quyền dân chủ. Rút ra từ những bài học này, Việt Nam có thể thiết lập một cách đúng đắn một hình thức dân chủ trong chính quyền và hiến pháp được trang bị để đối phó với những vấn đề này. Họ không cần phải bắt chước rập khuôn hình thể chính phủ của Hoa Kỳ; thay vì thế họ có thể dựa vào nó để phát triển. Đây là cơ hội để nắm lấy những điều khả dĩ tốt đẹp và làm nó tốt đẹp hơn.
Bằng cách học hỏi những người đi trước, Việt Nam có được mối lợi của việc thiết lập một nền dân chủ với những an toàn cần thiết, kiểm tra và cân bằng, và những điều khoản để tạo lập một chính phủ hiệu quả và có khả năng. Như cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói, “Dân chủ là hình thức chính phủ tồi tệ nhất ngoại trừ những hình thức khác cũng đã được thử nghiệm qua.”
Tuy nhiên, để những thay đổi này xảy ra, chính quyền hiện tại phải sẵn sàng và có thiện ý. Khi biên giới giữa các quốc gia ngày càng lu mờ trong thời đại Internet, người dân Việt Nam không còn bị cô lập khỏi những bè bạn trên toàn cầu. Họ đã thấy được những gì họ có và không có được, cũng nhưng những sai sót và thất bại của chính phủ họ. Ta chỉ cần nhìn cuộc cách mạng Arab để thấy được những ảnh hưởng của nhận thức này.
Về lâu dài, sẽ có thay đổi tại Việt Nam. Đảng Cộng sản có thể là một phần của thay đổi này, hoặc là nó sẽ bị bỏ rơi phía sau. Đã đến lúc giới lãnh đạo Việt Nam nắm lấy số phận của mình. Họ muốn sống trong đất nước Việt Nam nào, và liệu họ có sẵn sàng để chịu những hi sinh cần thiết?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét