Pages

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Vì sao ngày nay người Kh’mer vẫn ghét người Việt nam?


“… theo họ ông Hồ Chí Minh có thỏa thuận và hứa với ông Sihanouk sẽ trả lại vùng lãnh thổ mà Campuchia để mất vào tay nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVII (kể cả Sài gòn) khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt nam. Với điều kiện Campuchia cho phía Bắc Việt nam được sử dụng…”
Những ngày cuối tháng 11 năm 2011 tại Phnompenh, Tòa Án Xử Tội Ác Diệt Chủng của chế độ Kh’mer đỏ được hậu thuẫn bởi Liên hợp quốc đã tiến xét xử 3 tên trùm đầu sỏ của chế độ Khmer Đỏ là Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary trong thời gian 4 ngày (21-24.11.2011).Tại phiên tòa, các công tố viên đã tiến hành hỏi cung 3 nhân vật trọng phạm của Đảng CS Campuchia về tội đã sát hại, bằng nhiều hình thức, đã gây nên cái chết đau thương của khoảng 2 triệu dân trong thời gian ngắn cầm quyền của đảng CS Campuchia, các bị cáo Nuon Chea, Khieu Samphan và Ieng Sary đều bị cáo buộc phạm tội ác diệt chủng, chống lại loài người cũng như vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva 12.08.1949.
.
Được biết phiên tòa này là kết quả sau khi năm 2004, Quốc hội Campuchia đã phê chuẩn thỏa thuận với Liên hiệp quốc về việc thiết lập một tòa án xét xử tội ác của các quan chức cao cấp Khmer đỏ. Các quốc gia bảo trợ cam kết tài trợ 43 triệu USD tài chính cho tòa án, dự kiến kéo dài trong 3 năm, trong khi chính quyền Campuchia cũng đóng góp phần của mình là 13,3 triệu USD. Tòa án đã bắt đầu xét xử các quan chức cấp cao của Khmer đỏ từ năm 2008. Điều đáng chú ý là trong phiên xử gần đây, Nuon Chea đã có những câu trả lời làm chấn động người dân tham dự cũng như giới báo chí quốc tế đang theo dõi phiên xử. Theo Nuon Chea, những người lãnh đạo Đảng Cộng Sản Campuchia không có tội, họ là những người yêu nước, và chính đồng chí cũ của họ trước đây , tức Đảng Cộng Sản Việt Nam là thủ phạm trong tội ác diệt chủng người Kh’mer. Tại phiên tòa, bị cáo Nuon Chea khẳng định:”Mọi việc chính trị ở Campuchia đều do Việt Nam kiểm soát, và điều khiển từ tổng hành dinh từ Hà Nội. Vì thế những tội ác như, tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và diệt chủng là do người Việt giết người Khmer.”
.
Các cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Nuon Chea, Khiêu Samphan và Ieng Sary (từ trái sang phải).
Còn theo tờ Bưu điện Phnom Penh ngày 7/12/2011 đã viết rằng: ”Trong ngày hỏi cung thứ hai, Người Anh Hai – Nuon Chea vẫn giữ nguyên lập trường của ông ta, tức là, không phải Khmer Đỏ mà chính Việt Nam, một quốc gia đã từng nuôi ý đồ nuốt chửng Campuchia và có ý định diệt chủng người Khmer.” Và theo tờ báo này khẳng định theo Nuon Chea cho rằng mong muốn thôn tính lãnh thổ Cam Bốt của Việt Nam từ trước đến nay vẫn còn trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo CS Việt nam. Sự kiện này xảy ra trong bối cảnh quan hệ Việt nam – Campuchia đang có xu hướng xấu đi. khi chính quyền ông Hunsen có khuynh hướng ngả theo Bắc Kinh vì sức ép của viện trợ tài chính cho chính quyền hiện nay ở Campuchia. Điều này đã khiến các nhà lãnh đạo Việt nam hiện nay hết sức lúng túng và khó xử, vì thực chất cuộc diệt chủng ở xứ sở chùa tháp những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước chủ yếu mang tính chất thanh trừng các đối tượng thân Việt nam và Liên xô trong và ngoài chính quyền Kh’mer đỏ.
Phát biểu của bị cáo Nuon Chea phản ảnh suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ dân chúng Campuchia không nhỏ, đặc biệt là thành phần giới trí thức, sinh viên và những người có chút học thức. Thành phần này suy nghĩ của họ giống như đa số người nghèo là nông dân, công nhân, dân nghèo thành thị… ít học trước kia, họ không thích người Việt nam với nhiều lý do khác nhau. Người Kh’mer là thế, trước mặt chúng ta thì khác, nhưng sau lưng chúng ta thái độ họ là khác, đó chính là lý do vì sao trong cuộc chiến xâm lược của Việt nam vào Campuchia với danh nghĩa làm nghĩa vụ quốc tế cứu giúp người anh em Kh’mer khỏi thảm họa diệt chủng mà số lượng hy sinh và thương vong của bộ đội Việt nam tại Campuchia lên tới hàng trăm ngàn người.
Khi đó anh em chúng tôi ở Campuchia rút ra một điều là người Kh’mer là phản phúc, trở mặt như trở bàn tay và không thể tin được họ. Đó là bài học của cá nhân tôi rút ra được sau 5 năm (1985 – 1990) ba cùng với họ cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu với người Kh’mer. Nhưng ban ngày họ là bạn bè, đồng chí nhưng ban đêm họ là kẻ thù, là Kh’mer đỏ. Nhưng dù sao đến những năm cuối ở Campuchia tôi mới hiểu được một phần của sự thật, người Kh’mer không xấu như chúng ta nghĩ.
Đúng ra là người Kh’mer có mối hận thù từ hàng trăm năm với người Việt, hận thù này đã ngấm vào máu của dân tộc Kh’mer. Nó không chỉ chuyện vào đầu thế kỷ XVII, khi họ buộc phải mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt Nam, để cân bằng ảnh hưởng từ vương quốc Ayutthaya (Siam – Xiêm) của Thái Lan, bằng cách họ đã cho phép một số it người Việt đến sống tại Prey Kor (sau này là Sài Gòn). Và rồi từ giữa thế kỷ 17 khi Campuchia suy yếu trầm trọng trước hai láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng Trong (Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế kỷ 17 dẫn tới việc Chúa Nguyễn sáp nhập hoàn toàn vùng đó vào lãnh thổ Đàng Trong năm 1757, chính vì thế Campuchia đã mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ và bị ngăn đường tiến ra biển Đông. Đó là chuyện của lịch sử, người Kh’mer họ không thể trách được người Việt chúng ta được, vì tùy theo sức mạnh của mỗi quốc gia mỗi thời mà sự mất hay còn của lãnh thổ là chuyện phải chấp nhận.
Tôi chỉ biết sự thật khi trong một trận đánh, khi đơn vị chúng tôi bị quân Kh’mer đỏ tập kích bất ngờ vào một đêm cuối năm 1989. Song với sức mạnh quân sự áp đảo của phía đơn vị chúng tôi, chúng tôi đã nhanh chóng giành lại thế chủ động và tổ chức phản công. Cuộc đọ súng diễn ra giữa hai bên diễn ra chừng khoảng nửa giờ đồng hồ, kết thúc trận đánh, chúng tôi bắt được một số tù binh Kh’mer đỏ. Điều ngạc nhiên đến ngỡ ngàng là trong số đó có ông Chiem Phorn chủ tịch xã nơi chúng tôi đóng quân, ông vốn là người gắn bó cùng chúng tôi hơn 2 năm lại trở thành kẻ dẫn đường cho quân Kh’mer đỏ tiến hành tập kích đơn vị chúng tôi đêm hôm đó, người mà lúc chập tối hôm đó còn ghé chỗ chúng tôi cho anh em thuốc lá để hút. Thật khó xử vô cùng đối với tôi, nhưng không thể làm cách nào khác vì khi ấy ông Chiem Phorn là tù binh. Tôi đề nghị được nói chuyện với ông ta trước khi sẽ lên xe chuyển đi, câu chuyện diễn ra khoảng 5 phút và lý do để giải thích việc ông Chiem Phorn chủ tịch xã ngầm hoạt động ủng hộ quân đội Kh’mer đỏ chống lại bộ đội Việt nam là do…
Điều này tôi nghe xong vẫn chưa tin, kể cả sau này nhiều người Campuchia cũng nói thế thì tôi chỉ nghi ngờ mà chưa tin hẳn. Đó là theo họ, vào những năm sau Hiệp định Génever khi Campuchia trở thành một quốc gia độc lập, do Hoàng thân Norodom Sihanouk xây dụng một Campuchia độc lập. Nhưng chính quyền của ông vua này có xu gướng thân thiện với Bắc Việt Nam và các đồng minh trong phe XHCN. Trong thời gian đó, theo họ ông Hồ Chí Minh có thỏa thuận và hưa với Sihanouk sẽ trả lại vùng lãnh thổ mà Campuchia để mất vào tay nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVII (kể cả Sài gòn) khi giải phóng hoàn toàn Miền Nam Việt nam. Với điều kiện Campuchia cho phía Bắc Việt nam được sử dụng các tỉnh phía đông Campuchia làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng hoạt động chống lại phía VNCH, và cảng Sihanoukville sẽ được xây dựng và sử dụng để tiếp tế hậu cầni và thiết bị quân sự để rồi biến Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của tuyến đường Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh Việt nam.
Và lời hứa đó đã được các nhà lãnh đạo Kh’mer đỏ năm 1975 sau khi chiến thắng chính phủ Cộng hòa Kh’mer tại Campuchia, đặt vấn đề chính thức với các nhà lãnh đạo nhà nước Việt nam thống nhất lúc đó, và đã được ông Lê Duẩn trả lời thẳng là chúng tôi không biết thỏa thuận đó, còn muốn thì đi hỏi và đòi ông Hồ (đã chết). Câu chuyện này cho đến nay vẫn còn đang lưu truyền ở Campuchia, bạn đọc có thể xác minh tính xác thực của tin đồn này.
Còn chuyện báo chí nhà nước Việt nam cho rằng hôm 7/12, sau cuộc tiếp kiến với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong đã bác bỏ hoàn toàn những lời nói của cựu thủ lĩnh Khmer đỏ Nuon Chea. Trả lời phóng viên sau cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Hor Namhong khẳng định: “Đấy chỉ là những lời bao biện của kẻ phạm tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Sự thật hoàn toàn khác” thì tôi không biết chuyện ông Nuon Chea tố cáo Việt nam là đúng hay sai. Nhưng chuyện thời gian 1991- 1993, trước khi cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức năm 1993 hàng loạt sĩ quan cấp tá quân đội Việt nam nhận được chỉ thị lấy vợ Campuchia để nhập quốc tịch và trở thành tướng lĩnh trong Quân đội Hoàng gia Campuchiathì chắc chắn 100%.
Đúng là đừng nghe … và hãy xem …. luôn là chân lý tuyệt đối!
Hà nội, ngày 13 tháng 12 năm 2011
———————
*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Không có nhận xét nào: