“Năm hết Tết đến. Trái đất xoay vần, thời gian thay đổi…rồi cũng sắp đến tết nữa rồi nha…”. Có ai đó nói và mọi người trong nhà ậm ử…”Thì năm hết, Tết đến….chớ có gì lạ đâu?” Mọi người nôn nao, mọi nhà chuẩn bị ăn tết, thưởng xuân, mừng năm mới. Bà con mình ở trong nước rôn ràng, tấy nập, nhộn nhịp từ hơn một tháng qua, kể từ sau lễ Giáng Sinh thì đường phố Sài Gòn lại bắt đầu thấy không khí Tết. Còn vài bữa nữa thì ông Táo về Trời….mà San Jose chẳng thấy chút gì là Tết. Hy vọng tuần nầy các khu thương mại Việt Nam sẽ có chợ Tết….cho xôn xao lòng người lữ thứ. Vì chúng ta xa nhà, xa quê…gần đến Tết lòng ta lại càng thấm thía, nhớ tết quê nhà biết là bao nhiêu.
Tết Nguyên Đán, là buổi sáng đầu năm, một ngày mới trong năm. Ngày nầy rất quan trọng mà theo phong tục tập quán, ngày này ảnh hưởng suốt trong năm. Đúng hay không đúng “tuỳ người đối diện”…
Người Việt mình, dù không phải là đạo Phật, vì chúng ta phần đông theo đạo thờ Ông Bà, tức thờ Tổ Tiên….thì ngày đầu năm thường…chúng ta cũng ăn…chay, có phải không bà con? Vậy đề tài hôm nay trong Nhịp Sống Việt, xin đề cập đến: Ăn Tết, Ăn Chay, Ăn Mặn.
Việc ăn uống, có lẽ, là mối ưu tư hàng đầu? Ngày chỉ có 3 bữa thôi….mà ta phải làm việc cật lực, làm tối mày tối mặt….để kiếm miếng ăn. Ban đầu thì ăn no, sau đó thì ăn ngon,…rồi thưởng thức…rồi chế biến đủ môn, đủ món. Nhưng ông bà có câu: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất.” Tức là cái bệnh của con người….do bởi cái miệng mà vô. Bệnh theo cửa miệng vào cơ thể. Vậy việc ăn rất quan trọng…ăn không khéo dễ mắc bênh lắm bà con ơi.
Trong chuyện ăn, thì ăn mặn thế nào bà con ai ai cũng biết….Xin được cập đến cái khác. Ăn Chay. Mà có bao giờ bà con mình ngồi ngẩm nghĩ hai chữ “ăn chay”? Chay là gì, tại sao lại là ăn chay? Theo giáo sư Lê Ngọc Trụ trong tự điển thì “Trường hợp tiếng Hán Việt chuyển ra tiếng Nôm khi âm khởi đầu đã đổi thì đa số vận “ai” đổi ra “ay”. Ví dụ như: đại = thay; hài = giày; sái = rảy; trai = chay; trái =vay...”. Như vậy chữ “chay” là do chữ “trai” chuyển sang nên chay (chữ Nôm) đồng nghĩa với trai (Hán Việt). Bà con đến chùa nghe nói Thọ Trai…là ăn chay đó.
Trở lại câu chuyện của chúng ta: Bệnh tùng khẩu nhập: Bệnh do những gì ta ăn uống - trong chúng ta chắc chắn đã từng kinh nghiệm: Đau bụng, tiêu chảy, nổi mề đay, ói mữa…v.v. vi ăn “trúng”? Để cho việc ăn uống trong 3 ngày Tết được an lành thì chúng ta nên để ý như vầy:
Trước hết là bên ngoài, tức việc nấu nướng. Đầu tiên là sạch sẽ: người nấu phải sạch. Rửa tay sạch trước khi nấu, và trước khi ăn. Rửa sạch tất cả các dụng cụ nấu nướng: dao, thớt, nồi, niêu, xon, chảo… và thực phẩm. Sau khi nấu chín, để dành cho ngay hôm sau phải được để nơi an toàn, đúng chỗ. Không được để chung thực phẩm sống và chín chung nhau. Ngoài ra cũng nên chú ý đến cách nấu, cách nướng, chiên, xào, hầm…v.v. Và cuối cùng là ăn chín, uống sôi. Ông bà nói như vậy.
Thứ đến là nội dung, tức món ăn, thức uống, và thực phẩm. Nên ăn chay, tránh dùng nhiều thịt, cá. Vậy tại sao ta nên ăn chay?
Con người ta nếu ăn uống đúng cách sẽ khỏe mạnh, vui tươi và sáng suốt; ngược lại, có thể sanh bệnh, hoặc ảnh hưởng đến tánh tình nóng nẩy, dữ dằn…
Vậy thế nào là ăn uống đúng? Ăn uống đúng là ăn uống hợp với tự nhiên? Ví dụ: Con bò ăn cỏ, con cọp ăn thịt …là thuận với tự nhiên. Con người chúng ta thì sao? Con người muốn hợp tự nhiên là ăn rau quả hột. Cứ nghĩ mà coi, cái thưở ban đầu khi con người còn ở thời ký “hái, lượm”, chúng ta chỉ ăn hoa, quả, trái, và hột….lượm được từ trong thiên nhiên; nói chung là ngũ cốc. Còn về cơ thể được tạo hóa cấu tạo ra sao? Thử xem như vầy. Trước hết là bộ răng. Bộ răng người không giống bộ răng các loài ăn thịt mà giống các loài ăn rau, cỏ, hoa, quả , củ. Răng loài ăn thịt nhọn và dài để xé thịt…răng nanh. Bộ răng con người bằng phẳng dùng để nghiền. Ruột loài ăn thịt chỉ dài gấp 3 lần chiều dài của nó; còn loài ăn rau cỏ thì ruột dài 10 đến 12 lần chiều dài. Ruột con người trung bình dài 18 thước. Về điểm này xin hỏi các bác sĩ, các nhà khoa học xem sao? Bữa nào đi bác sĩ gia đình, đi khám ruột….hỏi mấy ông bác sĩ để biết nhé.
Ngoài ra, nồng độ a-xít trong bao tử loài ăn thịt mạnh gấp mười nồng độ a-xít trong bao tử loài ăn rau cỏ. Nồng độ áxít trong bao tử con người cho thấy con người thuộc loài ăn rau cỏ. Về điểm này khỏi hỏi bác sĩ cũng biết. Thử để ý khi ăn nhiều thịt cá, đi tiệc tùng nhiều, sau bữa ăn chúng ta có cảm giác “anh ách” khó tiêu?
Bây giờ thử xem tại sao ăn thịt có hại. Các tế bào trong cơ thể hoạt động tiết ra các chất độc cặn bã qua thận và bài tiết qua đường tiểu tiện. Khi con vật chết, bị giết thịt, thận ngưng làm việc và các chất độc đó tồn tại trong thịt. Hơn nữa, trong cơn nguy kịch, sợ hãi, cơ thể tiết ra rất nhiều adrenaline, chất này làm tim đập nhanh hơn, áp huyết máu cao hơn và số lượng đường trong máu nhiều hơn để giúp cơ thể có thể đương đầu với sự sợ hãi đó. Sau cơn nguy kịch, thận lại bài tiết chất adrenaline thặng dư đó đi và cơ thể lại trở lại bình thường. Chất này có rất nhiều trong thịt vì con vật nào trong lò sát sinh cũng đứng trước sự nguy kịch nhất đời của nó, và sau đó không còn cơ hội để cơ thể nó trở lại bình thường. Chúng ta ăn thịt động vật là ăn luôn cả những sợ hải, đớn đau, lo lắng…của con vật bị giết. Do vậy người ăn nhiều thịt thường nóng nảy, hay bồn chồn, lo lắng….đổ mồi hôi. Nhất là vào bữa cơm chiều, nếu ăn nhiều thịt sẽ khó ngủ, hoặc giấc ngủ sẽ chập chờn, và mộng mị.
Người ăn chay dai sức hơn người ăn mặn. Lý do là vì các tế bào càng vận động nhiều thì càng tiết ra nhiều các chất cặn bã đào thải đi. Nếu các chất độc này bị ứ đọng nhiều thì càng tiết ra nhiều các chất cặn bã cần đào thải. Nếu các chất độc này bị ứ đọng lại, nhẹ thì ta cảm thấy mệt mỏi, nặng thì đau nhức, nặng hơn nữa thì các bắp thịt cứng lại.
Ăn chay còn giúp ta trường thọ. Bác sĩ Alexis Carrell, người đã được giải thưởng Nobel về y khoa năm 1912, đã làm thí nghiệm về vấn đề này. Ông tin rằng nếu các tế bào được dinh dưỡng và đầy đủ đúng cách trong một môi trường hoàn toàn tinh khiết với các chất độc cặn bã được thanh lọc được mau lẹ thì chúng ta sẽ sống rất lâu. Gà chỉ sống khoản 10 năm, nhưng ông đã nuôi một miếng tim gà cho đến lúc ông qua đời năm 1944, đã 40 năm mà miếng tim gà đó vẫn còn sống. Tiếc thay ông chết đi đã không ai nối tiếp công cuộc thí nghiệm này để xem miếng tim gà đó có còn sống hoài không. Ăn chay giúp cơ thể không bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Ăn chay giúp tránh được những chất béo cao và cholesterol. Thức ăn động vật có hàm lượng chất béo cao và chất báo bão hòa. Thực vật không có chứa cholesterol. Ăn chay giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt chất xơ và các chất tinh bột cần thiết cho cơ thể. Ăn chay còn giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin B, vì thịt rất ít vitamin. Ăn chay giúp phòng ngừa bệnh tim. Ăn thịt lại gia tăng những nguy cơ của đau tim.
Ăn chay giúp ngăn ngừa ung thư. Ăn chay giúp phòng chống loãng xương. Ăn chay giúp phòng chống sạn mật và thận. Ăn chay giúp phòng chống tiểu đường. Ăn chay giúp phòng chống chứng viêm khớp. Ăn chay giúp phòng bệnh về răng nướu. Ăn chay giúp tránh bệnh béo phì. Giảm nguy cơ mắc các chứng ngộ độc đường ruột. Ăn chay giúp bù đắp sự thiếu hụt chất xơ.
Ăn chay giúp kéo dài tuổi thọ. Ăn chay mang lại một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh. (http://www.buddhismtoday.com/viet/anchay/002-taisao.htm-Việt Chí Nhân)
Ăn Tết đón Tết, nhà nhà đều có “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Tuy ở xa quê, nhưng có nhiều nhà vẫn còn tập quán nấu nồi thịt kho tàu, làm hủ dưa giá, dưa món, thịt kho hột vịt…v.v. để ăn ba ngày tết. Tết cổ truyền của chúng ta còn có tập quán ăn chay ngày Mồng Một. Tuỳ hì bà con muốn sao thì muốn, ăn gì thì ăn…nhưng suốt năm ăn quá nhiều thịt, nhiều mỡ…nhân 3 ngày tết vui chơi thử ăn chay xem sao.
Lê Bình.
Mời quý Độc Giả ghé vào mục Rủ Nhau Vào Bếp ta sẽ có một cái Tết Ấm No với những món ngon vật lạ thưởng thức những ngày vui Xuân...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét